Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 26 - Tiết 25 : Kiểm tra 1 tiết

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 26 - Tiết 25 : Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 26 - Tiết 25 : Kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn:25/ 02/2013 Tuần 26
Ngày kiểm tra: 27 /02/2013
Tiết 25 : KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh
 - Hệ thống, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh
2/ Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng vào việc giải bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế cho học sinh
3/ Thái độ:
-Giáo dục học sinh làm bài nghiêm túc, sạch sẽ
II/ Chuẩn bị: 
GV: đề kiểm tra
HS: kiến thức từ tiết 19 à tiết 24
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:
MA TRẬN
 Cấp độ
Tên
Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng 
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN KQ
T
L
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
T
L
1/ Cơ năng
Nêu được: khi nào vật có cơ năng; thế năng đàn hồi; thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao và khối lượng; động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng; động năng và thế năng là 2 dạng cuả cơ năng
Vận dụng được công thức: 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ % 
4 
2,0
20%
1 
2,0
20%
5 
4,0 
40%
2/ Cấu tạo phân tử của các chất
Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử
Hiểu được: các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng; ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh; hiện tượng khuếch tán
Hiểu và trình bày được phương án TN chứng tỏ: giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách; các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng; ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh
Giải thích được: một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng và hiện tượng khuếch tán.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ % 
1 
1,0
10%
2 
1,0
10%
1 
1,0
10%
1 
1,0
10%
5 
4,0
40%
3/ Nhiệt năng
Phát biểu được: định nghĩa nhiệt năng, định nghĩa nhiệt lượng
Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng
Hiểu và tìm được ví dụ minh hoạ cho 2 cách làm biến đổi nhiệt năng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ % 
1 
1,0
10%
2 
1,0
10%
3 
2,0
20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ % 
6 
4,0
40%
5 
3,0
30%
2 
3,0
30%
13 
10,0
100%
ĐỀ RA
* ĐỀ 1
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 6,0 điểm)
I/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (2.0 điểm)
Câu 1:Trong thí nghiệm của Bơ-rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì:
A/ Giữa chúng có khoảng cách
B/ Chúng là các phân tử
C/ Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía
Câu 2: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A/ Khối lượng của vật
C/ Cả khối lượng và trọng lượng của vật
B/ Trọng lượng của vật
D/ Nhiệt độ của vật
Câu 3: Khi ta cọ xát miếng sắt lên mặt bàn nhám thì nhiệt năng của miếng sắt:
A/ Tăng
B/ Giảm
C/ Không thay đổi
Câu 4: Ta có thể làm cho nhiệt năng của một miếng nhôm đang nóng giảm bằng cách:
A/ Cho miếng nhôm vào nước lạnh
C/ Để miếng nhôm trên bàn
B/ Cho miếng nhôm vào nước nóng
II/ Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sau đây vào chỗ trống các câu sau: (2,0 điểm)
 ( cấu tạo, nhiệt năng, nhiệt lượng, động năng, phân tử ) 
Câu 5: (1)của một vật là tổng (2).của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 6: Các chất được (3)từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, (4)...........................
III/ Đánh dấu X vào ô đúng, sai cho những câu dưới đây (2,0 điểm)
Câu hỏi
Đúng
Sai 
Câu 7: Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng
Câu 8: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi
Câu 9: Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật
Câu 10: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật
B/TỰ LUẬN ( 4,0 điểm)
Câu 11 (1.0 điểm) 
Em hãy trình bày một phương án thí nghiệm chứng tỏ giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách?
Câu 12 (1.0 điểm) 
Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?
Câu 13 (2.0 điểm) 
Một công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15 000J. Hãy tính công suất của người công nhân đó?
Câu
Đáp án đề số 01
Biểu điểm
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
( 6,0 điểm) 
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: A
Câu 5: (1) nhiệt năng, (2) động năng
Câu 6: (3) cấu tạo, (4) phân tử
Câu 7: Đúng
Câu 8: Đúng
Câu 9: Sai
Câu 10: Đúng 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
B. TỰ LUẬN
( 4,0 điểm)
Câu 11:
* Phương án thí nghiệm chứng tỏ giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách:
- Dụng cụ: 2 bình chia độ hình trụ, 50cm3 rượu, 50cm3 nước
- Cách tiến hành: đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước 
- Hiện tượng: thu được khoảng 95cm3 hỗn hợp rượu và nước
- Kết luận: giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
(Học sinh có thể nêu phương án khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa)
Câu 12:
Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng, 
nên có một số phân tử bay ra khỏi lọ nước hoa và chuyển động khắp mọi nơi trong lớp học.
Câu 13:
Tóm tắt:
t= 2h = 7 200s
P =?
 Giải
48 thùng hàng phải tốn một công là:
48 . 15 000 = 720 000 (J)
Công suất của người công nhân đó là:
 P = = 
 = 100 (W)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
* ĐỀ 2
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 6,0 điểm)
I/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (2.0 điểm)
Câu 1: Khi ta cọ xát miếng nhôm lên mặt bàn nhám thì nhiệt năng của miếng nhôm:
A/ Tăng
B/ Giảm
C/ Không thay đổi
Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A/ Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước
C/ Sự tạo thành gió
B/ Đường tan vào nước
D/ Muối tan vào nước
Câu 3: Ta có thể làm cho nhiệt năng của một miếng đồng đang nóng giảm bằng cách:
A/ Để miếng đồng trên bàn 
C/ Cho miếng đồng vào nước nóng
B/ Cho miếng đồng vào nước lạnh
Câu 4: Hiện tượng khuếch tán xảy ra chỉ vì:
A/ Giữa các phân tử có khoảng cách
B/ Các phân tử chuyển động không ngừng
C/ Các phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách
II/ Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sau đây vào chỗ trống các câu sau: (2,0 điểm)
 ( nguyên tử, nhiệt năng, nhiệt lượng, động năng, phân tử ) 
Câu 5: (1)là phần (2).mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
Câu 6: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là(3), (4)...........................
III/ Đánh dấu X vào ô đúng, sai cho những câu dưới đây (2,0 điểm)
Câu hỏi
Đúng
Sai 
Câu 7: Thế năng hấp dẫn của vật không phụ thuộc vào khối lượng của vật
Câu 8: Động năng của vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao
Câu 9: Động năng và cơ năng là 2 dạng của thế năng
Câu 10: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi
B/TỰ LUẬN ( 4,0 điểm)
Câu 11 (1.0 điểm) 
Em hãy trình bày một phương án thí nghiệm chứng tỏ nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh?
Câu 12 (1.0 điểm) 
Giải thích tại sao quả bóng bay sau khi được bơm căng, mặc dù đã buộc thật chặt, nhưng để lau ngày vẫn bị xẹp?
Câu 13 (2.0 điểm) 
Một công nhân khuân vác trong 1 giờ được 24 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15 000J. Hãy tính công suất của người công nhân đó?
Câu
Đáp án đề số 02
Biểu điểm
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
( 6,0 điểm) 
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: (1) nhiệt lượng, (2) nhiệt năng
Câu 6: (3) nguyên tử , (4) phân tử
Câu 7: Sai
Câu 8: Sai
Câu 9: Sai
Câu 10: Đúng
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
B. TỰ LUẬN
( 4,0 điểm)
Câu 11:
* Phương án thí nghiệm chứng tỏ nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh:
- Dụng cụ: 1 cốc đựng nước nóng, 1 cốc đựng nước lạnh và 2 thìa đường giống nhau
- Cách tiến hành: đổ 1 thìa đường vào cốc đựng nước lạnh và đổ 1 thìa đường vào cốc đựng nước nóng
- Hiện tượng: cốc đựng nước nóng đường tan nhanh hơn
- Kết luận: nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
(Học sinh có thể nêu phương án khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa)
Câu 12:
Vì giữa các phân tử cao su dùng làm bóng có khoảng cách 
nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm bóng xẹp dần 
Câu 13:
Tóm tắt:
t= 1h = 3600s
P =?
 Giải
24 thùng hàng phải tốn một công là:
24 . 15 000 = 360 000 (J)
Công suất của người công nhân đó là:
 P = = 
 = 100 (W)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
*ĐỀ 3:
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 6,0 điểm)
I/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (2.0 điểm)
Câu 1:Cọ xát thìa nhôm vào mặt bàn nhám. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A/ Thìa nhôm đã được truyền nhiệt
C/ Thìa nhôm có nhiệt năng tăng lên
B/ Thìa nhôm đã nhận nhiệt lượng
Câu 2: Hạt phấn hoa chuyển động không ngừng trong nước về mọi phía trong chuyển động Bơ-rao là do:
A/ Nguyên tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng
B/ Phân tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng
C/ Phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng
Câu 3: Ta có thể làm cho nhiệt năng của một miếng nhôm lạnh tăng bằng cách:
A/ Cho miếng nhôm vào nước lạnh
C/ Để miếng nhôm trên bàn
B/ Cho miếng nhôm vào nước nóng
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khuếch tán?
A/ Khuấy đều đường trong li cà phê, cả li cà phê đều ngọt
B/ Nước sông chảy vào biển
C/ Khói bếp bay lên không trung
D/ Mùi long não lan tỏa trong tủ quần áo
II/ Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sau đây vào chỗ trống các câu sau: (2,0 điểm)
 ( cấu tạo, nhiệt năng, nguyên tử, truyền nhiệt, phân tử ) 
Câu 5: Các chất được (1)từ các hạt riêng biệt gọi là (2)..........................., phân tử
Câu 6: (3)........................ của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc (4)...........................
III/ Đánh dấu X vào ô đúng, sai cho những câu dưới đây (2,0 điểm)
Câu hỏi
Đúng
Sai 
Câu 7: Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật
Câu 8: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng hấp dẫn
Câu 9: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật
Câu 10: Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng
B/TỰ LUẬN ( 4,0 điểm)
Câu 11 (1.0 điểm) 
Em hãy trình bày một phương án thí nghiệm chứng tỏ các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng?
Câu 12 (1.0 điểm) 
Giải thích tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lau ngày vẫn bị xẹp?
Câu 13 (2.0 điểm) 
Một công nhân khuân vác trong nửa giờ được 12 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15 000J. Hãy tính công suất của người công nhân đó?
Câu
Đáp án đề số 03
Biểu điểm
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
( 6,0 điểm) 
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: (1) cấu tạo, (2) nguyên tử
Câu 6: (3) nhiệt năng, (4) truyền nhiệt
Câu 7: Đúng
Câu 8: Sai
Câu 9: Đúng
Câu 10: Đúng 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
B. TỰ LUẬN
( 4,0 điểm)
Câu 11:
* Phương án thí nghiệm chứng tỏ các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng:
- Dụng cụ: bình chia độ hình trụ đựng dung dịch đồng sunfat, nước
- Cách tiến hành: đổ nhẹ nước vào bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh
- Hiện tượng: Tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt
- Kết luận: các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng về mọi phía
(Học sinh có thể nêu phương án khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa)
Câu 12:
Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm xe đạp có khoảng cách 
nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần
Câu 13:
Tóm tắt:
t= ½ h = 1 800 s
P =?
 Giải
12 thùng hàng phải tốn một công là:
12 . 15 000 = 180 000 (J)
Công suất của người công nhân đó là:
 P = = 
 = 100 (W)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
 * Củng cố và dặn dò:
- Thu bài
- Chuẩn bị bài : Dẫn nhiệt
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm
- Đề kiểm tra:
- Thái độ làm bài của HS:.
- Kết quả:
G
K
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
81
82
83
84

Tài liệu đính kèm:

  • docT26.doc