Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 30 - Tiết 29 : Bài tập

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1258Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 30 - Tiết 29 : Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 30 - Tiết 29 : Bài tập
Ngày soạn: 25/03/2013 Tuần 30
Ngày dạy: 27/03/2013
Tiết 29 : BÀI TẬP
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Ôn lại kiến thức về nhiệt lượng
2/ Kỹ năng: Vận dụng công thức Q = m.c.Dt.
3/ Thái độ: Tập trung, tích cực trong học tập
II/ Chuẩn bị: 
* GV: bảng phụ
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
Điều khiển của GV
Hoạt động tương ứng của HS
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (16’)
1/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút
 ĐỀ RA:
Câu 1: (6.0 điểm)
Nêu công thức tính nhiệt lượng vật thu vào? Nêu ý nghĩa và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?
Câu 2: (4.0 điểm)
Đun nóng 5 lít nước từ 200C lên 400C cần bao nhiêu nhiệt lượng?( Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K)
Đáp án:
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1: 
Q= m.c. rt
Trong đó:
Q:nhiệt lượng vật thu vào (J)
m: khối lượng vật (kg)
rt= t2–t1: độ tăng nhiệt độ (oC hoặc K)
c : nhiệt dung riêng (J/kg.K)
Câu 2:
Tóm tắt
V= 5lít 
t1= 200C
t2= 400C
c= 4200 J/kg.K
Q= ?
Giải
V=5 lít => m=5kg
Nhiệt lượng để đun nóng 5 lít nước:
Q= m. c.(t2 – t1)
 = 5.4200.(40 - 20)
= 420 000 (J)
Đáp số: Q= 420 000(J)
2.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ
 0.5 đ
1.0 đ
0.5 đ
1.0 đ
0.5 đ
2/ Tổ chức tình huống học tập:
- GV: để các em có thể hiểu hơn về bài công thức tính nhiệt lượng thì tiết hôm nay chúng ta làm bài tập
*Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết (6’)
- GV: yc HS nhắc lại
+Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
+Công thức tính nhiệt lượng? 
+Từ công thức tính nhiệt lượng suy ra công thức tính m, c, rt
* Hoạt động 3: Bài tập(22’)
GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời các bài tập 24.1, 24.3, 24.4/SBT
 GV: dùng kỹ thuật chia nhóm
- GV: Đối với BT 24.3/SBT GV dùng kỹ thuật mảnh ghép
+ GV: từ công thức tính Q => công thức tính rt=?
- GV: BT 24.4 GV hướng dẫn và gọi HS lên bảng giải, các HS còn lại làm dưới lớp và GV chấm điểm 5 HS làm nhanh nhất.
? Để đun sôi nước cần cung cấp nhiệt lượng cho vật nào?
*Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (1’)
- GV: củng cố trong quá trình làm bài tập
- GV HDVN: 
+ Xem trước bài phương trình cân bằng nhiệt 
I/ Lý thuyết:
- HS: nhắc lại các kiến thức đã học
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố: khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
Q= m.c. rt
- Công thức tính nhiệt lượng:
Trong đó:
Q:nhiệt lượng vật thu vào (J)
m: khối lượng vật (kg)
rt= t2–t1: độ tăng nhiệt độ (oC hoặc K)
c : nhiệt dung riêng (J/kg.K)
 Q= m.c. rt
m = Q/ c. rt
c = Q/ rt.m
rt = Q/ c.m
II/ Bài tập:
HS thảo luận trả lời các bài tập 24.1/SBT
BT 24.1/SBT-65: 1/A; 2/ C
- HS: Thực hiện yc của GV
BT 24.3/SBT-65 
Tóm tắt
V= 10 lít
 = 10 dm3
 =0,01 m3
Q = 840 kJ
 = 840 000J
rt=?
c=4200 J/kg.K
D=1000kg/ m3
Giải
Khối lượng 10l nước là:
 D = m/V
=> m = D.V = 0,01 . 10 = 10 kg
 Nhiệt độ nước nóng lên thêm là: 
 Q = m.c. rt
rt = Q/ c.m 
 rt = 840000/4200.10
rt = 200C
 - HS hoạt động cá nhân làm
 BT 24.4/SBT-65
Tóm tắt
m1=400g
 =0,4kg
Vn= 1l=1dm3
 =0,001 m3
t2= 20 oC
t1= 20 oC
c2=4200(J/kg.K)
c1= 880(J/kg.K)
Q=?
Giải
Khối lượng của 1 lít nước: 
m2= mn =Vn.Dn=0,001.1000=1(kg)
Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào:
Q1= m1.c1.(t2 –t1) 
 = 0,4.880.(100-20)= 28 160 J
Nhiệt lượng nước thu vào:
Q2= m2.c2.(t2 –t1) 
 = 1.4200(100-20) = 336 000 J
Nhiệt lượng cần thiết:
Q=Q1+Q2=28160+336000 =364160J
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:...
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT31.doc