Ngày soạn: 27/01/2013 Tuần 24 Ngày dạy: 28/01/2013 Tiết 23 : NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. 2/ Kỹ năng: - Giải thích được hiện tượng khuếch tán. - Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 3/ Thái độ: - Tập trung, tích cực trong học tập II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh vẽ phóng to các hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4. SGK III/ Tổ chức hoạt động dạy và học Điều khiển của GV Hoạt động tương ứng của HS * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (7’) 1/ Kiểm tra bài cũ: + Các chất được cấu tạo như thế nào? + Giữa các nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì? + Làm BT 19.1, 19.2, 19.3 2/ Tổ chức tình huống học tập: - GV: + Yêu cầu học sinh quan sát và cho biết nội dung hình 20.1 SGK. + Đưa ra đáp án sau đó đặt vấn đề vào bài như SGK. Hoạt động 2: Thí nghiệm Brao(5’) - Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu thí nghiệm Bơ – rao. ? Trình bày nội dung và kết quả của TN? Hoạt động 3: Tìm hiểu về chuyển động của phân tử (13’) - GV: Thông báo cách giải thích của chuyển động Bơ-rao như SGK. - Yêu cầu các nhóm HS lần lượt thảo luận hoàn thành C1, C2, C3. ? Qua kết quả C3, em rút ra nhận xét gì? - GV: Nhấn mạnh: các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chất luôn chuyển động không ngừng. Hoạt động 4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ (5’) - Yêu cầu HS đọc phần III SGK. ? Chuyển động của các phân tử phấn hoa có phụ thuộc vào nhiệt độ không? Nếu có thì phụ thuộc như thế nào? - GV: Giới thiệu về chuyển động nhiệt. - GV: Nhấn mạnh: Nhiệt độ càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh. Hoạt động 5: Vận dụng(10’) GV: Mô tả thí nghiệm như câu C4 Thông báo hiện tượng khuếch tán. Hướng dẫn HS trả lời C4, C5, C6, C7. - GV hướng dẫn HS thảo luận phần giải thích hiện tượng xảy ra. Ghi vở câu trả lời đúng. - GV thông báo hiện tượng khuếch tán - Yêu cầu HS trả lời câu C5 chính là câu trả lời C5 cho bài 19. -Tương tự, GV hướng dẫn HS thảo luận câu C6. - Yêu cầu HS giải thích hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất lỏng và chất khí. - Ví dụ: Khi đổ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat có màu xanh, ban đầu nước nổi lên trên, sau một thời gian cả bình hoàn toàn có màu xanh. Hoạt động 6: củng cố và dặn dò(5’) - GV: hệ thống nội dung bài qua sơ đồ tư duy - GV yêu cầu HS đọc “có thể em chưa biết” - GV HDVN: + Học ghi nhớ; làm các BT trong SBT + Chuẩn bị bài 21 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV. - Các HS khác lắng nghe, nêu nhận xét. - 1 HS đọc phần mở bài SGK suy nghĩ dự đoán. I- Thí nghiệm Brao: - HS đọc SGK và trả lời -Năm 1827 nhà bác học người Anh (Brao) phát hiện thấy các hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía. II- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng: - HS: lắng nghe - HS: thảo luận và trả lời C1 : Hạt phấn hoa C2 : Phân tử nước C3: các phân tử nước làm cho các hạt phấn hoa chuyển động vì các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng sẽ va chạm vào các hạt phần hoa từ nhiều phía làm hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. - Rút ra kết luận. III-Chuyển động phân tử và nhiệt độ: - Đọc SGK. - Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi. s - HS: lắng nghe Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt. IV-Vận dụng: Theo dõi giới thiệu của GV. Quan sát các ống nghiệm và hình vẽ HS trả lời C4, C5, C6, C7. C4:Các phân tử nước và phân tử đồng đồng sunphát đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunphát có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống phía dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunphát. C5: Do các phân tử khí chuyển động không ngừng về mọi phía. C6: Có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn. C7: Trong cốc nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn. - HS: lần lựơt trả lời - HS đọc “có thể em chưa biết” Sơ đồ tư duy IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: