Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 10 - Tiết 10 : Bình thông nhau - Máy nén thủy lực

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 10 - Tiết 10 : Bình thông nhau - Máy nén thủy lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 10 - Tiết 10 : Bình thông nhau - Máy nén thủy lực
Ngày soạn: 20/10/2012 Tuần 10
Ngày dạy: 22/10/2021
Tiết 10 : BÌNH THÔNG NHAU - MÁY NÉN THỦY LỰC
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: 
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
2/ Kỹ năng: Quan sát hiện tượng TN à rút ra nhận xét
3/ Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức học tập
II/ Chuẩn bị: 
* HS: mỗi nhóm: Một bình thông nhau, một bình chứa nước
* GV: H 8.6, 8.7, 8.8, 8.9 phóng to
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
Điều khiển của GV
Hoạt động tương ứng của HS
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (7’)
1/ Kiểm tra bài cũ 
+ Chất lỏng gây ra áp suất ntn? Nêu công thức tính áp suất của chất lỏng?
+ Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm có cùng độ sâu h thì có độ lớn như thế nào?
+ Làm BT 8.8/SBT
2/ Tổ chức tình huống học tập: 
- GV: yc HS quan sát H8.7 và cho biết trong hai ấm, ấm nào đựng được nhiều nước hơn?
àĐể biết được câu trả lời chính xác ta vào bài hôm nay
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bình thông nhau (12’)
- GV: yc HS đọc C5
- GV: yc HS dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng và đặc điểm của áp suất chất lỏng để:
+ So sánh áp suất pA, pB?
+ Dự đoán khi nước trong bình đã đứng yên thì các mực nước sẽ ở trạng thái nào trong ba trạng thái ở H8.6?
- GV: yc HS làm TN kiểm tra: Đổ nước vào bình có 2 nhánh thông nhau.
- GV: yc HS rút ra kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu về máy nén thủy lực(10’)
 - GV: yc HS đọc phần “có thể em chưa biết” 
- GV: Giới thiệu máy nén thủy lực
+ Máy nén thủy lực có cấu tạo ntn?
- GV: Khi tác dụng một lực f lên pit – tông nhỏ có diện tích s thì lực này gây ra áp suất p lên chất lỏng ntn?
- GV: thông báo: Áp suất đó được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pit – tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pit – tông này
- GV: yc HS tính F=? => F/f =?
- GV: như vậy diện tích S lớn hơn diện tích s bao nhiêu lần thì F sẽ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần. Nhờ đó mà ta có thể dùng tay nâng cả một chiếc ô tô
- GV: yc HS hoạt động nhóm đôi và cho biết: Nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực?
? Người ta còn dùng máy nén thủy lực để làm gì?
Hoạt động 4: Vận dụng (6’)
- GV: yc HS trả lời câu hỏi vào bài: Trong hai ấm vẽ ở H8.7 ấm nào đựng được nhiều nước hơn? (C8)
- GV: yc HS quan sát H 8.8 và trả lời C9: Giải thích hoạt động của thiết bị đó
Hoạt động 5: củng cố và dặn dò (10’)
- GV: yc HS trả lời các câu hỏi sau
+ Các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ntn?
+ Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực?
+ Làm BT 8.14/SBT theo nhóm
- GV: HDVN
+ Học bài; làm các BT còn lại trong SBT
+ Chuẩn bị bài: Áp suất khí quyển
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Từng HS lên trả lời và làm bài tập theo yêu cầu của GV
- HS ở dưới theo dõi, nhận xét.
- HS trả lời
III – Bình thông nhau:
1/ Thí nghiệm :
- HS đọc C5
- HS: dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng và đặc điểm của áp suất chất lỏng để trả lời C5
C5: Mực nước sẽ ở trạng thái như ở H 8.6/ c. Khi đó hai cột nước ở trên A và B có cùng độ cao h và do đó sẽ tạo áp suất pA= pB = d.h
- HS: làm TN kiểm tra và quan sát hiện tượng
2/ Kết luận:
- HS rút ra kết luận:
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao
III/ Máy nén thủy lực
1/ Cấu tạo:
- HS đọc phần “có thể em chưa biết” 
- HS: Quan sát và lắng nghe
- HS: trả lời
Gồm: hai xilanh (một nhỏ, một to) được nối thông với nhau. Trong hai xilanh có chứa đầy chất lỏng (thường là dầu). Hai xilanh được đậy kín bằng hai pittông
 2/ Nguyên tắc hoạt động:
- HS: p=f/s
- HS: lắng nghe
- HS tính F= p.S= f.S/s => F/f = S/s
- HS: lắng nghe và ghi bài
=>Diện tích S lớn hơn diện tích s bao nhiêu lần thì F sẽ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần
- HS: hoạt động nhóm và trả lời
Là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- HS: trả lời
V/ Vận dụng:
- HS: trả lời C8
C8: Theo nguyên tắc bình thông nhau, mực nước trong ấm và trong vòi ngang nhau à ấm đầu đựng được nhiều nước hơn vì vòi của ấm này cao hơn
- HS: trả lời C9
C9: Hoạt động dựa trên nguyên tắc của bình thông nhau: mực chất lỏng trong bình kín và trong ống làm bằng vật liệu trong suốt ngang nhau (Thiết bị này gọi là ống đo mực chất lỏng)
- HS: lần lượt trả lời
- HS làm BT 8.14/SBT theo nhóm
Tóm tắt
F2= 20 000N
S2=100S1
F1=?
Giải
Vì chất lỏng truyền nguyên vẹn áp suất từ pit – tông nhỏ sang pit – tông lớn
Ta có: F2/ F1=S2/S1
F1= F2 (S1/S2)
F1= 20000. (1/100)=200 N
- HS lắng nghe
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc