Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 14 - Tiết 14 : Sự nổi

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 14 - Tiết 14 : Sự nổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 14 - Tiết 14 : Sự nổi
Ngày soạn: 17 /11/2012 Tuần 14
Ngày dạy: 19 /11/2012
Tiết 14 : SỰ NỔI
 “ Tích hợp GDBVMT”
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Nêu được điều kiện nổi của vật
2/ Kỹ năng: - Làm được TN về sự nổi của vật
3/ Thái độ: - Tập trung, tích cực trong học tập
II/ Chuẩn bị: : 
* HS: Mỗi nhóm: cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 cây đinh, 1 miếng gỗ nhỏ, 1 ống nghiệm đựng cát có nút đậy kín.
* GV: H12.1, H12.2, H12.3
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
Điều khiển của GV
Hoạt động tương ứng của HS
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (2’)
1/ Kiểm tra bài cũ : 
2/ Tổ chức tình huống học tập: 
- GV: gọi HS đọc phần đố vui trong SGK
àvì sao
Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm?(8’)
- GV: Khi một vật nằm trong chất lỏng thì nó chịu tác dụng của những lực nào? Phương và chiều của chúng có giống nhau không?
- GV: Cho hs thảo luận C2
+ Treo H12.1, yêu cầu HS biểu diễn lực lên hình 
+ Gọi HS lần lượt chọn từ thích hợp điền vào chổ trống
? Trường hợp nào thì vật nổi, lơ lửng và chìm?
Hoạt động 3: Tìm hiểu lực đẩy của chất lỏng khi vật nổi.(15’)
- GV: yc HS cho biết điều kiện nổi của vật?
- GV: hướng dẫn HS tìm ra điều kiện nổi của vật
* Tích hợp GDBVMT:
- Đối với chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước nên nổi lên trên mặt nước. Lớp dầu này ngăn cản việc hòa tan oxi vào nước vì vậy sinh vật không lấy được oxi sẽ bị chết
- Hàng ngày, sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải rất lơn (các khí thải NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S,) đều nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người
- GV: Làm TN như hình 12.2 SGK yêu cầu Hs quan sát TN (cho HS xem H12.2)
? Tại sao miếng gỗ thả vào nước nó lại nổi? 
- GV: Khi miếng gỗ nổi thì trọng lượng của vật có bằng lực đẩy Ácsimét không? Tại sao? 
- GV: Cho hs thảo luận C5, để tìm ra câu không đúng
Hoạt động 4: Vận dụng (15’)
- GV: Cho hs thảo luận C6 trong 2 phút
- GV: Hãy lên bảng chứng minh mọi trường hợp.
- GV yc HS trả lời câu hỏi đầu bài?
- GV gợi ý câu C7. So sánh dtàu với dthép.
? Vậy tàu nổi trên mặt nước, có nghĩa là người sản xuất chế tạo tàu theo nguyên tắc nào?
- GV: Y/cầu HS làm C8.
? Khí cầu bay lên được là nhờ đâu?
- GV: Hiện tượng nổi, lơ lửng, chìm cũng xảy ra khi các chất lỏng hay chất khí không hòa tan với nhau được trộn lẫn.
Cho ddầu = 8000N/m3, dnước = 10000N/m3
Nếu trộn lẫn dầu với nước (dầu không hòa tan vào nước), thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
- GV: Hướng dẫn hs trả lời tiếp câu C9
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò (5’)
- GV: yc HS trả lời các câu hỏi sau
+ Khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
+ Điều kiện vật nổi là gì?
+ Độ lớn lực đẩy Acsimet khi vật nổi?
- GV: yc HS đọc “Có thể em chưa biết”
? Giải thích khi nào tàu nổi lên, chìm xuống
- GV: HDVN
+ Học ghi nhớ; làm các BT trong SBT
+ Chuẩn bị bài: Công cơ học
- Ổn định lớp, báo cáo sĩ số 
- HS đọc phần đố vui trong SGK Dự đoán.
I/ Điều kiện để vật nổi, vật chìm
- HS: trả lời C1
C1: Có 2 lực : Lực đẩyAcximet 
và trọng lực.
 Hai lực cùng phương
- HS: Thảo luận trong 2 phút. 
 - 3 HS lên bảng thực hiện C2
a) P > FA	 b) P = FA	c) P < FA	(chìm xuống đáy bình) (lơ lửng trong chất lỏng) (nổi lên mặt thoáng)
- HS: trả lời và ghi bài
P > FA: vật chìm, P = FA: vật lơ lửng 
 P < FA: vật nổi
II/ Độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng:
1/ Điều kiện nổi của vật:
- HS: trả lời
Ta có: P < FA (*)
Mà P = dV. V
 FA= d.V
(*) => dV. V < d.V
 dV < d
Vậy: Điều kiện nổi của vật là trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước 
- Biện pháp GDBVMT: 
+ Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí (sử dụng các quạt gió, xây dựng nhà xưởng đảm bảo thông thoáng, xây dựng các ống khói,..)
+ Hạn chế khí thải độc hại
+ Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, đồng thời có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu
- HS: Quan sát
- HS trả lời Vì FA > P 
C3: Vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
2/ Độ lớn của lực đẩy Acsimet:
- HS: trả lời C4
C4: P = FA. Vì vật đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng
- HS: thảo luận 2 phút và trả lời C5
C5: Câu B.
Khi vật nổi trên mặt nước thì: 
P = FA ( vật đứng yên hai lực cân bằng)
Nên FA = d.V
d: là TLR của chất lỏng.
V là thể tích của vật nhúng trong nước.
III-Vận dụng:
- HS: thực hiện
- HS: Lên bảng chứng minh C6
C6: Vì V bằng nhau.
 Khi dv > dl: Vật chìm.
 CM: Khi vật chìm thì:FA < P ó dl.V < dv.V
 dl < dv
 Tương tự chứng minh: dl = dv và dv< dl
C7: Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nước (dsắt=78000N/m3, dnước=10000 N/m3). Con tàu làm bằng thép nhưng người ta làm các khoảng trống để TLR của cả con tàu nhỏ hơn TLR của nước.
C8: Bi sẽ nổi vì TLR của thủy ngân lớn hơn TLR của thép(dthép=78000N/m3 ; dHg = 136000 N/m3) 
- HS trả lời: Do được bơm khí nhẹ nên trọng lượng riêng của khí cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí. Khí cầu dễ dàng bay lên. 
- HS trả lời: Dầu sẽ nổi trên mặt nước. 
Hiện tượng: Dầu thô tràn lên bờ gây ô nhiễm môi trường, các sinh vật biển chết do ô nhiễm dầu tràn
C9:FAM = FAN, FAM PN
- HS trả lời
- HS: Tàu chìm: dtàu > dlàBơm nước vào ngăn
Tàu nổi: dtàu = dlàBơm nước ra khỏi ngăn
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc