Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 36 - Tiết 35: Kiểm tra học kì II

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 36 - Tiết 35: Kiểm tra học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 36 - Tiết 35: Kiểm tra học kì II
Ngày soạn: / /2013 Tuần 36
Ngày kiểm tra: / /2013	
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh
 - Hệ thống, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh
2/ Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng vào việc giải bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế cho học sinh
3/ Thái độ:
-Giáo dục học sinh làm bài nghiêm túc, sạch sẽ
II/ Chuẩn bị:
GV: đề kiểm tra
HS: kiến thức từ tiết 19 đến tiết 30
III/ Hoạt động dạy và học
Ma trận
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
1/ Cơ học
-Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất
-Hiểu được vật đang ở trên cao thì có năng lượng là thế năng hấp dẫn
-Hiểu được vật lăn trên mặt đất thì có năng lượng là động năng
Số câu
Số điểm. 
Tỉ lệ %
1
2,0
20%
2
1,0
10%
3
3,0
30%
2/ Nhiệt học
- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.
- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
-Biết được ba hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất
-Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng
-Hiểu và trình bày được phương án thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém
-Hiểu và tìm được ví dụ minh họa cho hai cách làm biến đổi nhiệt năng của vật
- Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
Số câu
Số điểm.
 Tỉ lệ %
6
3,0
30%
2
2,0
20%
1
2,0
20%
9
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
7
5,0
50%
4
3,0
30%
1
2,0
20%
12
10,0đ
100%
ĐỀ RA
A/ Trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm)
I/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (2,5 điểm)
Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?
A/ Thế năng đàn hồi
B/ Thế năng hấp dẫn
C/ Động năng
D/ Không có năng lượng
Câu 2: Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào?
A/ Thế năng đàn hồi
B/ Thế năng hấp dẫn
C/ Động năng
D/ Một dạng năng lượng khác
Câu 3: Câu phát biểu nào sau đây là sai?
A/ Các chất đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử
B/ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
C/ Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm
Câu 4: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là:
A/ Chuyển động thẳng đều
B/ Chuyển động cong
C/ Chuyển động tròn
D/ Chuyển động không ngừng
Câu 5: Nhiệt lượng là gì?
A/ Là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
B/ Là phần năng lượng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
C/ Là phần động năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
D/ Là phần thế năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
II/ Ghép nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1,5 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
Câu 6: Dẫn nhiệt 
Câu 7: Đối lưu 
Câu 8: Bức xạ nhiệt
a/ là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
b/ là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn
c/ là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chân không
d/ là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất rắn.
 Câu 6+..
 Câu 7 +..
 Câu 8 +.
B/ Tự luận (6,0 điểm)
Câu 9: (1,0 điểm) 
Em hãy trình bày một phương án thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém?
Câu 10: (2,0 điểm)
Viết công thức tính công suất. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức? 
Câu 11: (1,0 điểm)
Làm thế nào để tăng nhiệt năng của một miếng đồng. Bằng cách:
a/ Thực hiện công
b/ Truyền nhiệt
Câu 12: (2,0 điểm)
Thả một miếng nhôm ở nhiệt độ 1200C vào bình cách nhiệt chứa 2kg nước ở nhiệt độ ban đầu là 200C thì thấy chỉ xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa nhôm và nước. Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nhôm và nước là 300C. Tính khối lượng của miếng nhôm?
(Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K)
Câu
Đáp án 
Biểu điểm
A/ Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1
B
0,5 đ
Câu 2
C
0,5 đ
Câu 3
C
0,5 đ
Câu 4
D
0,5 đ
Câu 5
A
0,5 đ
Câu 6
b
0,5 đ
Câu 7
a
0,5 đ
Câu 8
c
0,5 đ
B/ Tự luận (6,0 điểm)
Câu 9
* Phương án thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém:
- Dụng cụ: ống thủy tinh có nước, sáp, đèn cồn, kẹp vạn năng.
- Cách tiến hành: dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm bên trong có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp.
- Hiện tượng: Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy.
- Kết luận: chất lỏng dẫn nhiệt kém.
 (Học sinh có thể nêu phương án khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 10
* Công thức tính công suất: 
P = 
Trong đó:
A là công thực hiện được (J)
t là thời gian để thực hiện công đó (s)
P là công suất (W)
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 11
a/ Thực hiện công:
Lấy búa đập lên miếng đồng à miếng đồng nóng lên à nhiệt năng miếng đồng tăng.
b/ Truyền nhiệt:
Cho miếng đồng vào cốc nước nóng à miếng đồng nóng lên à nhiệt năng miếng đồng tăng.
(Học sinh có thể nêu cách khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa)
0,5 đ
0,5 đ
Câu 12
Tóm tắt
t= 300
t1= 1200
t2= 200
m2= 2kg
c2= 4200J/kg.K
c1= 880J/kg.K
m1=?
 Giải
Nhiệt lượng nước thu vào
Q2= m2.c2.(t – t2)= 2.4200.(30-20)= 84 000 (J)
Nhiệt lượng miếng nhôm tỏa ra
Q1= m1.c1.(t1 – t)
Nhiệt lượng miếng nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:
 Q1= Q2
ó m1.c1.(t1 – t) = Q2
ó m1 = 
ó m1 = 
ó m1 = 
=> m1 ≈ 1,06 kg
Đáp số: m1 ≈ 1,06 kg
(Học sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa)
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Củng cố và dặn dò:
Thu bài
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT36.doc