Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 34, 35

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 34, 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 34, 35
 Ngày soạn: 16/12/2013
Tiết 34:	 §9. BIẾN ĐỔI CÁC BIỂU THỨC HỮU TỈ.
GIÁ TRỊ CỦA PHÂN THỨC.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- HS có khái niệm về biểu thức hữu tỉ, biết rằng mỗi phân thức và mỗi đa thức đều là những biểu thức hữu tỉ.
 	- HS biết cách biểu diễn một biểu thức hữu tỉ dưới dạng một dãy những phép toán trên những phân thức và biết rằng biến đổi một biểu thức hữu tỉ là thực hiện các phép toán trong biểu thức để biến nó thành một biểu thức đại số.
2.Kĩ năng: 
- HS có kĩ năng thực hiện thành thạo các phép toán trên các phân thức đại số, kĩ năng tìm điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định.
3.Thái độ: 
- HS trình bày cẩn thận, chính xác.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
 Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Ôn quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân thức.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
a.Đặt vấn đề: Một phân số xác định khi nào? Vậy khi nào giá trị của phân thức được xác định?
b.Triển khai bài mới:
Hoạt động 1: Biểu thức hữu tỉ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV đưa ra các biểu thức ở sgk
GV giới thiệu đó là các biểu thức hữu tỉ như sgk.
1.Biểu thức hữu tỉ:
*Khái niệm: (SGK)
Hoạt động 2:Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: nhờ các phép toán +, -, x, : các phân thức ta có thể biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức.
GV đưa ví dụ ở sgk
Biểu thức A biểu thị phép toán nào?
GV hướng dẫn HS viết dưới dạng phép chia.
HS thực hiện ?1 sgk
2.Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức:
Ví dụ: biến đổi A thành một phân thức.
Ta có: A
	Hoạt động 3: Giá trị của phân thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Tính giá trị của B ở ?1 tại x=1
(tại x=1 thì B không xác định vì mẫu bằng 0)
Vậy, giá trị của phân thức được xác định khi nào? (mẫu khác 0)
GV: khi làm những bài toán liên quan đến giá trị của phân thức, trước hết phải tìm điều kiện của biến để giá trị tương ứng của mẫu thức khác 0. Đó chính là điều kiện để gái trị của phân thức xác định (ĐKXĐ)
GV đưa ra ví dụ ở sgk.
Phân thức xác định khi nào?
Tích của nhiều thừa số khác 0 khi nào? Vậy, ĐKXĐ là gì?
 thuộc ĐKXĐ hay không?
GV: như thế ta có thể tính giá trị của phân thức đã cho bằng cách tính giá trị của phân thức rút gọn của nó.
HS thực hiện ?2
3.Giá trị của phân thức:
*Điều kiện xác định của phân thức: (SGK)
Ví dụ: Cho phân thức 
a) Giá trị của phân thức trên xác định khi: 
 và 
 và 
b)Tính giá trị của phân thức tại 
Ta có: 
Và thoả ĐKXĐ.
Vậy với , giá trị của phân thức đã cho bằng: 
?2.
a) ĐKXĐ: x2+x0 hay x(x+1)0 hay x0 và x-1.
b) ta có: .
Tại x=1000000 và x=-1 giá trị của phân thức lần lượt là: 10-6 và -1.
 4.Củng cố và luyện tập: 
-Làm bài tập 46 (sgk): đáp số: 
-Làm bài tập: cho phân thức 
a) Rút gọn phân thức.	
b) Tính giá trị của phân thức tại x=1?
Một HS làm như sau: Tại x=1, giá trị của phân thức trên là: . Đúng hay sai?
	 5. Hướng dẫn về nhà: 
-Học và nắm vững cách xác định ĐKXĐ của một phân thức.
-Khi giải các bài toán có liên quan đến giá trị của phân thức thì phải lưu ý đến ĐKXĐ của phân thức. BTVN: 46b, 47, 48, 52, 53 (sgk); 60 (sbt).
*Hướng dẫn bài 53: Lấy kết quả của câu trước để làm câu sau.
V. Kinh nghiệm:  
 Ngày soạn: 17/12/2013
Tiết 35:	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh củng cố: phép nhân, chia các phân thức đại số; tìm điều kiện để giá trị của một phân thức được xác định.
2.Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: nhân, chia các phân thức; tìm điều kiện để giá trị của một phân thức được xác định; tính giá trị của một phân thức.
3.Thái độ: 
- Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp. Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: tính linh hoạt, tính độc lập
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
 Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Ôn lại kiến thức về phân thức, làm các bài tập được giao.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ: 
Tìm điều kiện để giá trị phân thức sau được xác định: 
Đáp số: Với mọi x ¹ 
2.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Để củng cố và khắc sâu hơn kiến thức đã học về phép nhân, chia và tìm điều kiện xác định của một phân thức đại số. Hôm nay, chúng ta tiến hành luyện tập.
b. Triển khai bài dạy: 
Hoạt động 1: Biến đổi các biểu thức hữu tỉ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài tập 53: (sgk)
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 53 sgk/58a
HS: Thực hiện
GV chốt lại cho HS cách áp dụng câu trước vào câu sau.
Bài tập 53: (sgk)
a) Biến đổi các biểu thức sau thành một phân thức đại số
; ; 
Hoạt động 2: Tìm ĐKXĐ và giá trị của phân thức.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài tập 54: (sgk)
?Để tìm ĐKXĐ của phân thức trước hết ta cần làm gì?
HS: phân tích mẫu thành nhân tử.
?Sau đó ta làm thế nào?
HS: Giải các nhân tử bằng 0 rồi lấy giá trị x làm cho các nhân tử khác 0.
GV gọi một HS lên bảng trình bày.
Bài tập 55: (sgk) 
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 55sgk/59
HS: x2 - 1 = (x + 1)(x - 1) = 0 khi x = 1 hoặc x = -1. Suy ra với x ¹ 1 và x ¹ -1 thì giá trị của phân thức được xác định
HS: 
HS: Giá trị của phân tại x = -1 không xác định.
Bài tập 49: (sgk)
Các ước của 2 là những số nào ?
Chỉ ra 1 đa thức nhận -1; 1; -2, 2 làm nhiệm ?
HS: (x + 1)(x - 1)(x + 2)(x - 2)
Lập phân thức có mẫu là đa thức vừa tìm được ?
Phân thức này có thỏa điều kiện của bài toán đề ra không ?
Có bao nhiêu phân thức như thế ?
Bài tập 54: (sgk)
a) Tìm giá trị của x để giá trị của phân thức sau được xác định
Giải: Ta có:
2x2 - 6x = 2x(x - 3) = 0
khi 2x = 0 hoặc x - 3 = 0
Suy ra: x = 0 hoặc x = 3
Vậy với x ¹ 0 và x ¹ 3 thì giá trị của phân thức được xác định
Bài tập 55: (sgk) 
Cho phân thức 
a) Với x = ? thì giá trị của phân được xác định
b) Chứng minh phân thức rút gọn của phân thức là 
c) x = 2, phân thức có giá trị là 3.
x = -1, phân thức có giá trị là 0. Đúng hay sai ? Những giá trị nào của biến thì có thể tính được giá trị của phân thức bằng cách tính giá trị của phân thức rút gọn ?
Bài tập 49: (sgk)
Đố em tìm được một phân thức (của biến x) mà giá trị của nó được xác định với mọi x khác ước của 2.
	3.Củng cố và luyện tập: 
-Giá trị của phân thức xác định khi nào ?
- Chốt lại phương pháp giải bài tập.
	4. Hướng dẫn về nhà: 
-BTVN: 50, 51 52, 54b, 56 sgk tr59.
HD bài 56: =
-Ôn lại các kiến thức của chương tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V. Kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doct34-35DAI SO 8.doc