Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tuần 26 - Tiết 26 - Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tuần 26 - Tiết 26 - Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tuần 26 - Tiết 26 - Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai
Tuần 26	Ngày sọan: 
Tiết 26	Ngày dạy:
Bài 22. Nhiệt kế - Nhiệt giai 
I. Mục tiêu : 
-KT: Hs hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
-KN: + Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau .
 + Biết 2 loại nhiệt giai Xen xi út và Fa ren hai , có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia .
-TĐ: Rèn tính cẩn thận cho hs .
II. Chuẩn bị :
*Mỗi nhóm : + 1nhiệt kế rượu , 1nhiệt kế thuỷ ngân , 1nhiệt kế y tế .
*Cả lớp : +Tranh vẽ các loại nhiệt kế , h22.3 ; h22.4 ; Bảng 22.1 .
III. Các hoạt động :
1/ ổn định
2/ KTBC
HĐ của GV và HS
Ghi bảng
HS1 Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của các chất ?
HS2: Chữa bài 21.2 
Gv nhận xét , đánh giá và ghi điểm .
3/ Bài mới
GV nêu tình huống sgk 
 phải dùng dụng cụ nào để biết chính xác người đó có sốt hay không? 
 Nhiệt kế có cấu tạo ntn & hoạt động dựa trên nguyên tắc nào giới thiệu vào bài .
- 2 hs lên bảng kiểm tra :
+HS1: Trả lời 
+HS2 : chữa bài 21.2 
HS: Có thể dùng nhiệt kế hoặc sờ tay lên người đó
Bài 21.2:Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở , trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực t/d từ bên trong ra và cốc bị vỡ.
- Gv chuẩn bị thí nghiệm hình 22.1 &22.2 
+ y/c hs thực hiện thí nghiệm C1/sgk 
 Từ thí nghiệm có thể rút ra điều gì ?
 GV: Qua thí nghiệm ta thấy cảm giác của tay là không chính xác . Vì vậy để biết người đó có sốt hay không ta phải dùng nhiệt kế . 
- Hs tham gia thí nghiệm 1 
 KL (có thể thay bình a : Đựng nước có nhiệt độ trong phòng, bình b : nước ấm, bình c: nước nóng ) 
1.Nhiệt kế.
C1: cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng , lạnh .
- Gv nêu cách tiến hành thí nghiệm ở h22.3 & 22.4 , mục đích của thí nghiệm .
- Treo tranh 22.5 , y/c hs quan sát , trả lời C3 ?
 +GV điền vào bảng 22.1 .
+ Gv phát nhiệt kế cho các nhóm quan sát ( Trước khi tiến hành thí nghiệm ) 
Y/C HS trả lời câu C4 
GV nhận xét câu trả lời của hs .
HS : Trả lời
 HS quan sát trả lời C3 :
-
HS tham gia thảo luận ,trả lời C4 :
C2. Xác định nhiệt độ 00c và 1000c,trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
C3.
Loại nhiệt kế
GHĐ
ĐCNN
Công dụng
Nhiệt kế rượu
-20 đến 500C 
10C
 đo t0 khí quyển 
Nhiệt kế thủy ngân
-30-> 1300 C 
10C
Đo t0 trong các thí nghiệm
Nhiệt kế y tế
35 -> 420C 
10C
 Đo t0 cơ thể 
C4 : Ông quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có 1 chỗ thắt , có t/d ngăn không cho Hg tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể cơ thể . Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể
y/c hs đọc SGK /69,70 .
 GV giới thiệu 2 loại nhiệt giai .
- Treo tranh vẽ nhiệt kế rượu trên đó các nhiệt độ được ghi ở cả 2 thang nhiệt giai .
Tìm nhiệt độ tương ứng của 2 loại nhiệt ? 
- Gv cho ví dụ , h/d trình bày ví dụ (sgk ) 
 Dựa vào VD y/c 2 HS lên bảng làm câu C5 ?
y/c hs khác nhận xét , gv nhận xét kết quả & cách trình bày . 
- HS đọc SGK .
- Nghe giới thiệu .
- Quan sát tranh , trả lời :
HS thực hiện , 2 hs lên bảng :
2.Nhiệt giai.
Xenxiut
Farenhai
Nước đá đang tan
00C
320F
Nước đang sôi
1000C
2120F
 1000C ứng với 2120F-320F = 1800F
nghĩa là 1 0C ứng với 1,8 0F 
VD: Tính xem 200C ứng với bao nhiêu 0F?
 200C=00C + 200C
Vậy: 200C=320F + (20. 1,80F)
 = 680F.
3/ Vận dụng
C5.
a) 300C = 00C +300C 
= 320F +( 30 x 1,8 0F) = 860F 
b) 370C = 00C+370C
=320F+37x1,80F
=98,60F
4/ Củng cố
 KT cơ bản cần ghi nhớ? 
y/c đọc “có thể em chưa biết” 
HS trả lời 
5/ Dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ .
- Bài tập /sbt 
- Xem và chuẩn bị bài thực hành 23
6/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docVat_li_6tiet26.doc