KIỂM TRA 1 TIẾT 1. ĐỀ KIỂM TRA: Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248. (3 điểm ) Câu 2: Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao? (2 điểm) Câu 3: Sau khi chiến thắng quân Lương, Lí Bí đã làm gì? Vì sao Lí Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân? (3 điểm) Câu 4: Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến chống quân Lương? (2 điểm) --- HẾT --- 2. HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu Nội dung Điểm 1 1. Nguyên nhân: - Nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ. - Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô 2. Diễn biến: - Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc-Thanh Hoá) - Bà Triệu lãnh đạo nghiã quân đánh phá các thành ấp của quân nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu 3. Kết quả: - Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc-Thanh Hóa ) 4. Ý nghĩa: - Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2 - Công cụ bằng sắt sử dụng trong sản xuất và chiến đấu có hiệu quả hơn. - Hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu và hạn chế sự chống đối của nhân dân 1 1 3 Sau khi chiến thắng quân Lương: - Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), - Đặt tên nước là Vạn Xuân, - Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), - Lập triều đình với hai ban văn, võ. * Mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc của đất nước, thái bình muôn thuở. - Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 4 Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến chống quân Lương, vì: - Dạ Trạch có địa hình, địa thế hiểm trở là một vùng đầm lầy mênh mông lau sậy um tùm. - Ở giữa có bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. - Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn chỉ có thuyền nhỏ chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con rạch nhỏ mới tới được. Triệu Quang Phục đã cho quân đóng ở bãi nổi, chờ đêm đến tổ chức cho quân đánh du kích, làm tiêu hao sinh lực địch 0.5 0.5 1
Tài liệu đính kèm: