Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 45 đến tiết 51

doc 16 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 45 đến tiết 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 45 đến tiết 51
Tiết 45	 Ngày soạn: 20/2/2013
Tuần 27	 Ngày dạy: 26/2/2013
Bài 36. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được vai trò, đặc điểm của ngành GTVT và các tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải.
- Biết được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải cũng như sự hoạt động của các phương tiện vận tải.
2. Kỹ năng
- Sơ đồ hóa một hiện tượng, quá trình được nghiên cứu.
- Có kỹ năng phân tích mối quan hệ qua lại và mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng kt – xh.
- Kĩ năng liên hệ thực tế ở trong nước và địa phương để hiểu được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển, phân bố ngành GTVT.
3. Thái độ
II. Chuẩn bị hoạt động
- Một số hình ảnh về các hoạt động, phương tiện vận tải (nếu có).
- Bản đồ treo tường kinh tế Việt Nam
III. Tiến trình hoạt động
1. Ônr định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Qua kiến thức đã học. Các em hãy cho biết ngành dịch vụ có những vai trò, đặc điểm gì?.
- Hãy nêu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
 3. Vào bài mới “Ngành giao thông vận tải có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?. Vì sao nó được gọi là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, vậy thực tế nó có tạo ra sản phẩm vật chất thực sự không?. Mời các em vào tìm hiểu bài học”
Hoạt động của GV & HS
Nội dung trọng tâm
* Hoạt động 1
 GV: Cho mỗi HS trả lời 1 câu hỏi.
- GV Cho ví dụ : xí nghiệp chế biến cao su để tiến hành, cần có nguyên liệu (mủ cao su), năng lượng , => sản xuất, sau đó vận chuyển sản phẩm ra thị trường, cứ như thế diễn ra liên tục. Vậy, vì sao hoạt động sản xuất trên có thể diễn ra liên tục?. HS: Trả lời, GV: Vậy GTVT có vai trò như thế nào trong quá trình sản xuất vật chất?. HS: Trả lời
- GV: Lí giải thêm GTVT không trực tiếp tạo ra vật chất nhưng lại tham gia vào quá trình đó và không có GTVT thì
- GV: Ngoài vai trò trên, ngành GTVT còn có những vai trò gì nữa?.
- HS: Quan sát SGK, trình bày
- GV: Bổ sung, kết luận.
- GV: Gợi ý về việc các nước chuyên môn hóa sản xuất.
- GV: Sản phẩm của ngành GTVT là gì?. Để đánh giá chất lượng sản phẩm của ngành GTVT người ta căn cứ vào đâu?. ( gv: có thể dùng cách so sánh với một số ngành khác rồi hỏi HS)
- HS: Trả lời
- GV: Để đánh giá Khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường sử dụng tiêu chí nào?
- HS: Đọc SGK trả lời
- GV: Lí giải, làm rõ thêm về các thuật ngữ (tiêu chí, đơn vị đo lường) của hoạt động vận tải: khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển, cư li vận chuyển trung bình.
- GV: Định hướng cho HS tóm tắt sơ đồ về đặc điểm GTVT:
Thước
Đo
Chuyên chở người
GTVT
Chuyên chở hàng hóa
* Hoạt động 2
=> GV: Cho HS Thảo luận theo hai nhóm lớn, mỗi nhóm nghiên cứu một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của ngành GTVT.
- GV đưa ra nhận đinh: “ Thầy cho rằng, mỗi một nhóm nhân tố đều có những ảnh hưởng quan trọng khác nhau, tuy nhiên nhân tố kinh tế xã hội quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT”. Bằng kiến thức, lập luận, các em hãy :
+ Nêu được các ảnh hưởng cơ bản của mỗi nhóm nhân tố đấn phát triển, phân bố ngành GTVT.
+ Bằng kiến thức sơ đồ trang 140 và lập luận, hãy chứng minh rằng nhân tố kinh tế xã hội có tính quyết định đến sự phát triển, phân bố ngành GTVT.
- GV: Cho đại điện HS trình bày ảnh hưởng của các nhân tố.
- GV: Cho HS tranh luận và lí giải xem nhân tố nào là quyết định.
- HS: Trình bày, lí giải.., tranh luận
- GV: Dựa vào sơ đồ lí giải và kết luận nhân tố kinh tế xã hội là quyết định.
I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Vai trò
- Tham gia vào hoạt động sản xuất vật chất, đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường
- Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt của nhân dân được thuận tiện.
- Là nhân tố quan trọng thúc đẩy phân công lao động giữa các vùng, phân bố dân cư
- Ngành GTVT phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở vùng sâu, vùng sa, từ đó giảm bớt sự phân hóa trình độ phát triển kinh tê – xã hội giữa ĐB – MN, NT và TT.
- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
2. Đặc điểm
- Sản phẩm của ngành GTVT chính là sự chuyên chở người và hàng hóa. Chất lượng sản phẩm của ngành được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn
- Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí sau:
+ Khối lượng vận chuyển ( tính bằng số hành khách, số tấn hàng hóa vận chuyển được).
+ Khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km).
+ Cử li vận chuyển trung bình (tính bằng km).
+ giá của sản phẩm là cước phí vận chuyển, tiền cho thuê kho, bãi
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất khác nhau tới phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải.
- Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải ( Lào, vận tải đường bộ rất quan trọng, Nhật Bản vận tải đường biển rất quan trọng).
- Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế, khai thác các công trình giao thông vận tải (khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì chi phí xây dựng sẽ tăng lên).
Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải.
2. Điều kiện kinh tế – xã hội
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, cũng như hoạt động của ngành GTVT. Tác động của các ngành kinh tế đến ngành GTVT ở chổ: 
+ Các ngành kinh tế là khách hàng của ngành GTVT => (các ngành kinh tế yêu cầu về khối lượng, tốc độ vận chuyển, cư ly của ngành GTVT) => các ngành kinh tế sẽ lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, hướng và cường độ vận chuyển => quyết định phát triển của ngành GTVT.
+ Các ngành kinh tế sẽ trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành GTVT (Phương tiện, cầu, đường) => quyết định sự phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải.
- Sự phân bố dân cư ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, Trong các đô thị lớn và chùm đô thị đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.
4. Củng cố:
- Nêu các vai trò và đặc điểm của ngành GTVT.
- Các nhân tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến ngành GTVT?. Vì sao nói nhân tố kinh tế – xã hội có tính quyết định đến sự phát triển, phân bố ngành GTVT?.
5. Hoạt động về nhà: Về nhà hoàn thành các sơ đồ về một số đặc điểm ngành GTVT, Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố GTVT. Làm bài tập 1, 3,4 trang 141.
* Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 46	 Ngày soạn: 02/3/2013
 Tuần 28	 Ngày dạy: 05/3/2013
Bài 37. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm (ưu điểm, hạn chế) của các loại hình vận tải.
- Hiện trạng phân bố phát triển của các loại hình vận tải.
2. Kỹ năng
- Làm việc với SGK.
- Phân tích luợc đồ.
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam.
- Tranh, ảnh, sơ đồ kiến thức.
III. Tiến trình hoạt động
Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu và phân tích vai trò của ngành giao thông vận tải.
 3. Bài mới “ Giao thông vận tải gồm có những loại hình nào?. Mỗi loại hình có những ưu và hạn chế gì?. Mời các em tìm hiểu bài học”
Hoạt động của GV & HS
Kết quả hoạt động
* Hoạt động 1
- GV: Tiến hành cho lớp thảo luận, chia lớp thành 6 nhóm lớn. 2 nhóm nghiên cứu, trình bày một loại hình GTVT.
- GV: Định hướng cho các nhóm phải làm rõ những nội dung sau:
+ Ưu điểm, nêu và lí giải.
+ Hạn chế, nêu và lí giải được (nhược điểm).
+ Phân bố và phát triển của loại hình vận tải đó. Lí giải được sự phân bố, phát triển của một số loại hình vận tải.
+ Xác định trên bản đồ, lược đồ sự phân bố một số đầu mối giao thông vận tải, tuyến vận tải chính trên thế giới như đường biển, đường sông, đường hàng không...
- HS: Tiến hành thảo luận, phân công nhiệm vụ hoạt động cho các thành viên.
- GV: Quan sát, định hướng, chỉ dẫn cho HS hoạt động.
* Hoạt động 2
- HS: Mỗi nhóm cử 1 HS trình bày kết quả hoạt động, HS cùng đồng loạt lên trình bày trên bảng sáu loại hình vận tải, mỗi nhóm trình bày một loại hình.
- Nhóm tiếp tục cử một đại diện lên bảng lí giải về ưu, nhược điểm, phân bố.
- Thành viên khác lên bảng xác định trên bản đồ một số đầu mối GTVT, loại hình vận tải của loại hình GTVT mà nhóm làm việc.
=> GV: Nhận xét kết quả hoạt động, bổ sung bằng việc nhấn mạnh một số điểm cần làm rõ, lí giải một số vấn đề, xác định thêm một số tuyến vận tải, đầu mối GTVT trên thế giới thông qua bản đồ.
I. ĐƯỜNG SẮT
1. Ưu điểm và nhược điểm.
- Ưu điểm:
Vận chuyển được hành hóa nặng trên quảng đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
- Nhược điểm:
Thiếu tính linh hoạt, cơ động.
2. Phát triển, phân bố
- Phân bố gần cảng biển, cảng hàng không, khu công nghiệp.
- Cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa:
+ Đầu máy, toa tàu.
+ Mở rộng, thay thế khổ ray...
II. ĐƯỜNG Ô TÔ
1. Ưu điểm và nhược điểm.
- Ưu điểm: 
Tính tiện lợi, cơ động, linh hoạt cao với mọi địa hình. Hiệu quả kinh tế cao trên quảng đường ngắn, trung bình. Phối hợp hoạt động với các phương tiện vận tải khác. 
- Nhược điểm: 
Gây ô nhiễm môi trường, tai nạn, tốn kém năng lượng.
2. Phát triển, phân bố
Hiện nay, thế giới có 700 triệu xe ô tô, trong đó chủ yếu ở các nước Tây Âu và Hoa Kì.
III. ĐƯỜNG ỐNG
1. Ưu điểm và nhược điểm.
- Ưu điểm: 
Giá rẻ, có ưu thế trong vận chuyển dầu, khí.
- Nhược điểm: 
Không linh hoạt, cơ động.
2. Phát triển, phân bố
- Xây dựng vào thế kỷ 20, sau 1950 tiếp tục xây dựng, phát triển.
- Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nga, TQ và các nước kv Trung Đông.
- Phân bố ở các khu khai thác dầu khí, công nghiệp, cảng biển, sân bay.
4. Củng cố:
- Hãy nêu , so sánh làm rõ ưu và nhược điểm của các cặp loại hình GTVT sau: Đường sắt và ô tô.
5. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị các loại hình GTVT còn lại
* Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 47	 Ngày soạn: 02/3/2013
Tuần 29	 Ngày dạy: 12/3/2013
Bài 37. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm (ưu điểm, hạn chế) của các loại hình vận tải.
- Hiện trạng phân bố phát triển của các loại hình vận tải.
2. Kỹ năng
- Làm việc với SGK.
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam.
III. Tiến trình hoạt động
Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ Hãy so sánh ưu và nhược điểm của GTVT đường sắt và đường ô tô.
 3. Bài mới 
Hoạt động của GV & HS
Kết quả hoạt động
* Hoạt động 1
- GV: Tiến hành cho lớp thảo luận, chia lớp thành 6 nhóm lớn. 2 nhóm nghiên cứu, trình bày một loại hình GTVT.
GV: Định hướng cho các nhóm phải làm rõ những nội dung sau:
+ Ưu điểm, nêu và lí giải.
+ Hạn chế, nêu và lí giải được (nhược điểm).
+ Phân bố và phát triển của loại hình vận tải đó. Lí giải được sự phân bố, phát triển của một số loại hình vận tải.
+ Xác định trên bản đồ, lược đồ sự phân bố một số đầu mối giao thông vận tải, tuyến vận tải chính trên thế giới như đường biển, đường sông, đường hàng không...
- HS: Tiến hành thảo luận, phân công nhiệm vụ hoạt động cho các thành viên.
- GV: Quan sát, định hướng, chỉ dẫn cho HS hoạt động.
* Hoạt động 2
- HS: Mỗi nhóm cử 1 HS trình bày kết quả hoạt động, HS cùng đồng loạt lên trình bày trên bảng sáu loại hình vận tải, mỗi nhóm trình bày một loại hình.
- Nhóm tiếp tục cử một đại diện lên bảng lí giải về ưu, nhược điểm, phân bố.
- Thành viên khác lên bảng xác định trên bản đồ một số đầu mối GTVT, loại hình vận tải của loại hình GTVT mà nhóm làm việc.
=> GV: Nhận xét kết quả hoạt động, bổ sung bằng việc nhấn mạnh một số điểm cần làm rõ, lí giải một số vấn đề, xác định thêm một số tuyến vận tải, đầu mối GTVT trên thế giới thông qua bản đồ.
IV. ĐƯỜNG SÔNG HỒ
1. Ưu điểm và nhược điểm.
- Ưu điểm: 
Giá rẻ, thích hợp cho việc chở hàng hóa nặng, cồng kềnh.
- Nhược điểm: 
Không nhanh, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không linh hoạt..
2. Phát triển, phân bố
- Nạo vét sông, hồ, nâng vận tốc lên 100 km/h.
- Các tuyến vận tải lớn trên thế giới: Sông Rai Nơ, Đa – Nuyp (châu Âu), Khu vực Ngũ Hồ (Hoa Kì), Canađa.
V. ĐƯỜNG BIỂN
1. Ưu điểm và nhược điểm.
- Ưu điểm: 
Đảm đương chủ yếu việc vận tải trên các tuyến đường quốc tế, khối lượng luân chuyển lớn, nhất là vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.
- Nhược điểm: 
Khối lượng vận chuyển nhỏ, gây ô nhiễm môi trường.
2. Phát triển, phân bố
- Các cảng biển lớn chủ yếu tập trung 2 bên bờ ĐTD, các cảng lớn: Rôt – téc – đam, Mác – Xây, Niu yook, Phi – la – đen – phi –a.
- Hoạt động hàng hải ngày càng sầm uất nhất ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Hình thành các khu quá cảng, phát triển các cảng container.
- Rút ngắn đường biển thông qua xây dựng các kênh đào.
- Các đội tàu buôn không ngừng phát triển.
VI. ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1. Ưu điểm và nhược điểm.
- Ưu điểm:
Tốc độ vận chuyển nhanh.
- Nhược điểm:
Trọng tải thấp, cước phí đắt, tổn hại ô zôn.
2. Phát triển, phân bố
- Vận chuyển được ngày càng nhiều khách, hàng hóa trên một tuyến bay.
- Tộc độ ngày càng cao, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại, tiện nghi.
- Thế giới có 5000 sân bay, phần lớn các sân bay, tuyến bay sầm uất chủ yếu tập trung ở một số nước: Hoa Kì, Anh, Pháp, Nhật Bản, LB Nga.
4. Củng cố:
- Hãy nêu, so sánh làm rõ ưu và nhược điểm của các cặp loại hình GTVT sau: Đường biển và đường Hàng không.
5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo
- Làm bài tập 3, trang 146.
Tiết 48	Ngày soạn: 15/3/2013
 Tuần 30	 Ngày dạy: 19/3/2013
Bài 38. THỰC HÀNH VIẾT BÁO CÁO NGẮN VỀ 
KÊNH ĐÀO XUY - Ê VÀ KÊNH ĐÀO PA – NA – MA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được vị trí chiến lược, vai trò của hai con kênh đào Xuy – ê và Pa – na – ma trong ngành vận tải hàng hải quốc tế.
- Nắm được lợi ích về kinh tế nhờ có sự hoạt động của hai kênh đào này đối với các nhà hàng hải, nước sở hữu các kênh đào.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng tổng hợp tài liệu, đọc và phân loại tài liệu, thông tin.
- Tính toán số liệu, phân tích đánh giá.
- Kỹ năng viết báo cáo, trình bày vấn đề.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ, châu Phi. Bản đồ thế giới.
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy so sánh ưu điểm, nhược điểm của loại hình vận tải ô tô và đường sắt. Nêu lên sự phân bố - phát triển của hai loại hình vận tải trên.
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1
- Cho HS nêu lên mục tiêu, nội dung bài thực hành.
- Cho HS hoạt động theo nhóm 4 người và đinh hướng hoạt động như sau:
+ Xác định vị trí của kênh đào Xuy - ê và Pa – na – ma trên bản đồ, 
+ Tính quảng đường rút ngăn: 
Hải lí
% rút ngắn
+ Ý nghĩa kênh đào
+ Viết báo cao với cấu trúc như sau: Nêu vị trí, lịch sử xây dựng kênh đào -> ý nghĩa, tầm quan trọng chiến lược của kênh đào về mặt kinh tế với các nhà hàng hải, nước sở hữu (ví dụ cụ thể) -> Kết luận.
* Hoạt động 2
- HS Tiến hành trao đổi, tính toán số liệu, hoàn thành các nội dung theo định hướng của giáo viên.
- GV: Quan sát, theo dõi và định hướng, giải đáp thắc mắc để HS hoàn thành bài thực hành.
- GV: Hướng dẫn HS sử dụng, kết hợp kết quả đã tính toán, phân tích với nội dung tham khảo để viết báo cáo.
* Hoạt động 3 : GV cho một số HS trình bày, bổ sung..., GV kết luận, nhấn mạnh các vấn đề cần làm rõ. 
* Xác định vị trí của kênh đào Xuy- ê và Pa– na– ma trên bđ
* Tính quảng đường rút ngăn: 
 + Lấy đường đi vòng trừ cho đường đi tắt qua kênh đào sẽ biết được nó giảm bao nhiêu hải lý. 
 + Lấy giá trị đường đi vòng = 100%, sau đó tính % quảng đường đi qua kênh đào, tiếp theo là lấy 100% - % quảng đường đi tắt qua kênh, sẽ tính được % quảng đường rút ngắn.( Cách 2: Tính trực tiếp % quảng đường được rút ngắn).
* Khi kênh đào hoạt động, ngưng hoạt động sẽ tạo nên lợi ích kinh tế hoặc tổn hại kinh tế cho các nhà hàng hải, nước sở hữu kênh đào như thế nào?
Lưu ý: Viết báo cao với cấu trúc như sau: Nêu vị trí, lịch sử xây dựng kênh đào -> ý nghĩa, tầm quan trọng chiến lược của kênh đào về mặt kinh tế với các nhà hàng hải, nước sở hữu (ví dụ cụ thể) -> Kết luận.
4. Cũng cố
- Xác định được vị trí kênh đào Xuy- ê, Pa-na-ma
- Ý nghĩa của 2 kênh đào này
- Lịch sử xây dựng và các thông số của 2 kênh đào này.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài thực hành theo định hướng.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 49	Ngày soạn: 12/3/2013
Tuần 31	Ngày dạy: 26/3/2013
Bài 40. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được một số khái niệm cơ bản về thị trường, hàng hóa, vật ngang giá.
- Tầm quan trọng của ngành thương mại đối với sự phát triển kinh tế quốc dân và đối với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây; những tổ chức thương mại lớn trên thế giới hiện nay.
2. Kỹ năng
- Phân tích sơ đồ, biểu đồ và bảng số liệu thống kê.
- Kỹ năng thảo luận nhóm.
II. Phương tiện dạy học
Máy chiếu, máy tính.
Phiếu học tập
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung trọng tâm
* Hoạt động 1
- Cho học sinh xem một số tranh.
- Thương mại là gì? Khi nào thị trường có thể hoạt động được? Trên thị trường ta sử dụng tiền, vàng để làm gì?.
- Thị trường hoạt theo quy luật nào? Khi nào thị trường ổn định, để ổn định thị trường, cân bằng cung cầu người ta phải làm gì?.
- HS: Đọc SGK, lấy ví dụ, lập luận đàm thoại, trả lời các câu hỏi của GV.
- GV: Lấy VD, minh họa cho HS hiểu. 
- GV: Có thể tạo tình huống cho HS nhận thức tầm quan trọng của quy luật cung – cầu.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 - Bước 1: Chia nhóm
 - Bước 2: Phân công trách nhiệm (cả 4 nhóm đều thực hiện một nhiệm vụ):
 - Thương mại có những vai trò nào.
 - Cấu trúc thương mại, vai trò của các thành phần này? 
 - Bước 3: Học sinh đại diện trình bày, nhận xét và giáo viên chốt ý. 
Vì sao nói thương mại là cầu nối sx – td, điều tiết sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển...?
 - Thế nào là cán cân XNK.
- Cho HS xem bảng số liệu 40.1 rồi cho HS xác định nước nào xuất siêu, nhập siêu.
- HS: Hoạt động, trình bày...
- GV: Cơ cấu hàng XNK gồm những loại nào?. Cho ví dụ
- HS: Trình bày...
* Hoạt động 3
- GV: Cho HS phân tích sơ đồ, bảng số liệu trang 156, đưa ra những nhận định về đặc điểm thị trường thế giới.
- HS: Tiến hành hoạt động...
- HS: Trình bày, GV lấy ý kiến các nhóm khác.
- GV: Kết luận, nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh đặc điểm cơ bản của thị trường thế giới.
- GV: Cho HS xem xét về các tổ chức thương mại trên thế giới.
Hoạt động 4 (giảm tải)
(GV giới thiệu cho học sinh một số tổ chức kinh tế lớn trên thế giới).
I. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG
* Thị trường: là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
- Thị trường chỉ có thể hoạt động được khi có sự trao đồi của người bán và người mua.
* Hàng hóa: Vật được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường.
* Vật ngang giá: thước đo giá trị hàng hóa, dịch vụ. Vật ngang giá thời hiện đại là tiền, vàng.
* Quy luật hoạt động của thị trường:
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung - cầu
 + Cung > cầu: giá trị hàng hóa giảm
 + Cung < cầu: Giá trị hàng hóa tăng.
à Thị trường không ổn định. 
 + Cung = cầu và thị trường ổn định.
II. NGÀNH THƯƠNG MẠI
1. Vai trò
- Thương mại là khâu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng.
- Thương mại có 2 ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
* Nội thương:
+ Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, phân công lao động theo vùng, lãnh thổ.
+ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.
* Ngoại thương:
+ Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước, quốc gia, khu vực trên thế giới.
+ Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
+ Gắn kết thị trường, nền kinh tế trong nước với thị trường, nền kinh tế thế giới rộng lớn.
+ Tạo động lực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn lực kinh tế.
2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a. Cán cân xuất nhập khẩu:
 Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu.
- Giá trị hàng XK > NK => gọi là xuất siêu.
- Giá trị hàng XK gọi là nhập siêu.
b. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:
- Các hàng xuất khẩu gồm: nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến.
- Các hàng nhập khẩu gồm: Tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
- Xu hướng toàn cầu hóa trở thành một xu thế quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Khối lượng buôn bán các nước trên thế giới tăng liên tục.
- Các nước phát triển chiếm tỷ trọng buôn bán lớn nhất trên thị trường thế giới (chiếm 73,5% tổng giá trị XNK).
- Các nước phát triển buôn bán nội vùng với nhau là chủ yếu, các nước đang phát triển thì ngược lại.
- Trên thế giới hình thành nên 3 trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: Hoa kì, Nhật Bản, Tây Âu.
IV. CÁC TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI (Giảm tải)
- WTO - Tổ chức thương mại thế giới thành lập 15 – 11- 1994 Có vai trò đề ra luật lệ hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết các ttranh chấp trên thị trường quốc tê.
- Một số khu vực kinh tế: EU, Asean, Nafta.
4. Cũng cố
- Thị trường là gì?. Quy luật cung – cầu tác động đến thị trường như thế nào?.
- Hãy nêu tầm quan trọng của ngoại thương và nội thương đối với nền KT- XH đất nước. 
- Thế nào là cán cân xuất nhập khẩu? Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chia làm mấy loại?.
- Đặc điểm thị trường thế giới có gì khác biệt giữa nước phát triển và đang phát triển.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, làm bài tập 3, trang 158.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 50	 Ngày soạn: 12/3/2013
Tuần 32	Ngày dạy: 02/4/2013
Bài 41. MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm về môi trường, biết được các loại môi trường.
- Nắm được chức năng của môi trường và hiểu được vai trò của môi trường với sự phát triển xã hội loại người.
- Nắm được khái niệm tài nguyên, phân loại tài nguyên.
2. Kỹ năng
- Liên hệ thực tiễn với môi trường và phân tích được một số tác động xấu của hoạt động sản xuất, sinh hoạt tới vấn đề môi trường trong nước.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Sơ đồ phân loại môi trường và tài nguyên.
- Một số hình ảnh về tác động của con người đến tài nguyên, môi trường.
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu, phân tích vai trò của quy luật cung cầu tác động đến thị trường.
- Hãy đánh giá đặc điểm phát triển của thương mại, thị trường thế giới.
3. Bài mới “ Môi trường, tài nguyên là gì?. Các loại môi trường khác nhau ở điểm nào?. Để phân loại tài nguyên người ta căn cứ vào đâu?. Mời các em tìm hiểu bài học”
Hoạt động của GV & HS
Nội dung trọng tâm
* Hoạt động 1
- GV: Đàm thoại với HS như sau:
 Môi trường là gì?.
- HS: Trả lời...
- GV: Có bao nhiêu loại môi trường?
- HS: Nêu các loại môi trường...
- GV: Có nhận định cho rằng “ Tất cả các loại môi trường đều chịu tác động, ảnh hưởng sâu sắc của con người. Con người quyết định đến sự tồn tại, phát triển và quy luật vận động của các loại môi trường”. Bằng kiến thức và lập luận. Các em hãy làm sáng tỏ các nhận định trên.
- HS: Thảo luận 4 em làm rõ nhận định, đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của nhóm trên cơ sở kiến thức SGK.
- GV: Lắng nghe, bổ sung, điều chỉnh...
* Hoạt động 2
- GV: Môi trường có những chức năng nào?. Cho ví dụ:
- HS: Trình bày các chức năng, HS cho các ví dụ minh chứng...
- GV:? Phải chăng, Môi trường là nhân tố quyết định đến sự vận động và phát triển của xã hội loài người?.
- HS: Tìm cở sở lí luận, kiến thức SGK và dẫn chứng để làm rõ nhận định trên.
- HS: Khác có ý kiến...
- GV: Phân tích nhận định và kết luận...
* Hoạt động 3
- GV: Cho HS thảo luận nhóm 2 người, mỗi nhóm có nhiệm vụ nghiên cứu, làm rõ vê khái niệm môi trường, cơ sở phân loại tài nguyên. HS cho ví dụ minh họa, lí giải...
- GV: Kết luạn, điều chỉnh...
I. MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm
Môi trường chính là khoảng không gian bao trùm xung quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2. Phân loại
- Môi trường sống tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người:
- Môi trường sống của con người, gồm:
+ Môi trường tự nhiên, bao gồm các thành phần, yếu tố tự nhiên.
+ Môi trường xã hội, gồm các mối quan hệ xã hội.
+ Môi trường nhân tạo, gồm các đối tượng lao động do con người tạo ra và chiu chi phối, tác động của con người.
- Con người là thực thể xã hội, sinh vật đặc biệt, thông qua nhận thức và lao động, hoạt động mà con người tác động môi trường ở các cấp độ, góc độ khác nhau.
- Môi trường tự nhiên thay đổi, diễn biến theo quy luật tự nhiên còn môi trường nhân tạo thì thay đổi, diễn biến bởi quá trình lao động của con người.
II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
1. Chức năng
- Môi trường có 3 chức năng chính:
+ Là không gian sống của con người.
+ Cung cấp tài nguyên cho con người.
+ Chứa đựng chất thải do con người tạo nên.
2. Vai trò
- Ảnh hưởng quan trọng, sâu sắc đến sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người, nhưng không quyết định.
- Sự phát triển của xã hội loài người là do phương thức sản xuất, bao gồm sức sản xuất và quan hệ sản xuất quyết định.
- Môi trường có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sự phát triển xã hội loài người.
III. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Khái niệm
Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ phát triển nhất định của lực lưỡng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng.
2. Phân loại Có nhiều cách phân loại tài nguyên:
* Theo thuộc tính tự nhiên: Tài nguyên đất, nước,...
* Theo công dụng kinh tế: Tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...
* Theo khả năng có thể cạn kiệt trong quá trình sử dụng:
- Tài nguyên có thể bị hao kiệt 
+ TN không phục hồi được: khoáng sản được khai thác, sử dụng trong CN.
+ Phục hồi được: Độ phì của đất, các loài động thực vật, ...
- Tài nguyên không bị hao kiệt năng lượng Mặt Trời, không khí, nước, gió...
4. Củng cố:
- Môi trường là gì?. Có bao nhiêu loại môi trường?. Chúng giống và khác nhau điểm nào?. Môi trường có những chức năng, vai trò thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người?
- Tài nguyên là gì?. Có bao nhiêu cách phân loại tài nguyên?. 
5. Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập 2,3 trang 162.
* Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 51	 Ngày soạn: 12/3/2013
Tuần 33	Ngày dạy: 09/4/2013
Bài 42. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng.
- Hiểu được những mâu thuẫn, những khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
2. Thái độ
Xác định đúng hành vi, thái độ của bản thân trong việc tuyên truyền và hành động bảo vệ môi trường của bản thân.
II. Chuẩn bị hoạt động
Hình ảnh về hoạt động môi trường
III. Tiến trình hoạt động
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ 
Môi trường là gì?. Hãy nêu và phân tích vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
3

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 45-51.doc