Giáo án Hóa học 8: Ba zơ (3 tiết)

doc 14 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8: Ba zơ (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hóa học 8: Ba zơ (3 tiết)
Ngày soạn:  
Ngày dạy: .......................... Tiết: từ tiết.. đến tiết.
Tên chủ đề: BA ZƠ
Số tiết:3 Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Tính chất hóa học chung của bazo( tác dụng với chất chỉ thị màu và với axít); tính chất hoá học riêng của bazơ tan( kiềm) ( tác dụng với 0xít axít và với dung dịch muối): tính chất riêng của bazo không tan trong nước ( bị nhiệt phân hủy). 
- Tính chất, ứng dụng của natri hidroxit NaOH và canxi hiđrôxít Ca(OH)2; phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn.
2. Kỹ năng: 
- Tra bảng tính tan để biết một số bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoăc bazo không tan
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu( giấy quỳ tím) hoặc dung dịch phenolphtalein) ; nhận biết được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của bazơ.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch NaOH và Ca(OH)2 tham gia phản ứng. 
3. Thái độ: 
- Tích cực, nghiêm túc trong học tập, tạo thói quen làm việc khoa học.	
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
4. Năng lực cần phát triển
* Năng lực chung: 
1.  Năng lực tự học
2. Năng lực giải quyết vấn đề
3. Năng lực sáng tạo
4. Năng lực tự quản lý
5. Năng lực giao tiếp
6. Năng lực hợp tác
7. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Năng lực chuyên biệt
1.Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
2.Năng lực thực hành hóa học bao gồm: Tiến hành thí nghiệm, quan sát  nhận xét hiện tượng và kết luận kiến thức.
3. Năng lực tính toán
4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
5. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN 
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng thấp
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng cao
(mô tả mức độ cần đạt)
Tính chất hóa học của bazơ, một số bazơ quan trọng
Câu hỏi/bài tập định tính
(trắc nghiệm, tự luận)
- HS biết được CTHH, tính chất hoá học của bazơ, ứng dụng của một số bazơ quan trọng (NaOH, Ca(OH)2 .
- Nắm được phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn.
- HS viết được các PTHH thể hiện tính chất hóa học của bazơ.
- Phân biệt được các tính chất hóa học của bazơ tan và bazơ không tan.
- Viết PTHH chuyển đổi.
- Xác định các bazơ tác dụng được với axít, oxit axít, phi kim.
Giải thích các hiện tượng trong các thí nghiệm cụ thể, kiểm chứng sản phẩm sau các thí nghiệm.
Câu hỏi/bài tập định lượng
(trắc nghiệm, tự luận)
Giải bài tập tính theo PTHH.
Câu hỏi/bài tập gắn với thực hành thí nghiệm/gắn hiện tượng với thực tiễn.
- Mô tả được TN, nhận biết được các hiện tượng TN thể hiện tính chất của bazơ. 
- Biết chọn hóa chất, tiến hành TN chứng minh tính chất của bazơ.
- HS giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
- Nhận biết các bazơ dựa vào phản ứng đặc trưng.
 - Giải thích hiện tượng thực tế khi bị ong kiến đốt dân gian thường bôi nước vôi trong.
- Giải quyết dạng toán hỗn hợp bazơ tác dụng với dung dịch axit.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Phương pháp đàm thoai gợi mở
- Phương pháp đặt vấn đề
- Phương pháp nghiên cứu: qua hình vẽ, qua quan sát thí nghiệm,...
- Phương pháp sử dụng trực quan: Tiến hành thí nghiệm, quan sát  nhận xét hiện tượng và kết luận kiến thức.
IV. CHUẨN BỊ 
Tiết 1: 
Dụng cụ hoá chất cho 6 nhóm; 1 nhóm gồm:
1/ Dụng cụ:
 	1 giá ống nghiệm, 1 ống nghiệm, 1 đũa thuỷ tinh, 1 ống hút, 1 đèn cồn, 1 bát sứ, 1 giá đốt
2/ Hoá chất:
	Dung dịch: Ca(OH)2, NaOH, H2SO4, CuSO4 , CaCO3 ( hoặc Na2CO3)
	Phenolphtalein, Quỳ tím.
Tiết 2: 
GV: Dụng cụ hoá chất 6 nhóm: 1 nhóm gồm:
1/ Dụng cụ: 1 giá ống nghiệm, 3 ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 1 panh gắp hóa chất, 1 đế sứ.
2/ Hoá chất: dd NaOH, quỳ tím, phenolphtalein, HCl.
3/ Sơ đồ bình điện phân.
HS: Đọc trước bài 8 mục A.
Tiết 3: Dụng cụ hoá chất 6 nhóm; mỗi nhóm gồm:
1. Dụng cụ: 2 cốc thuỷ tinh, 1 đũa thuỷ tinh, 1 phễu, giấy lọc, 1 giá sắt.
2. Hoá chất: Ca(OH)2
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Tính chất hóa học của bazơ.
 Tiêt 2: Một số bazơ quan trọng ( A/NATRI HIĐROXIT :NaOH)
Tiết 3: Một số bazơ quan trọng (B/CAXI HIĐROXIT : Ca(OH)2 )
VI.1/ Tiến trình bài giảng tiết 1
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Em hãy nhớ lại kiến thức đã học cho biết tính chất đã học nào có liên quan đến bazơ? Hoặc em hãy dự đoán bazơ có thể có những tính chất hoá học nào? 
3/Giảng bài mới.
 Tiết 11: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
GV
HS
ND
HĐ1: (15’)
? Em hãy lấy VD về 1 số bazơ, cho biết thành phần hoá học của bazơ? Bazơ chia ra mấy loại?
- Để biết chính xác bazơ có những tính chất hoá học nào các em tiến hành thí nghiệm.
- Y/c HS các nhóm tiến hành TN 1: nhỏ dd bazơ vào giấy quỳ , nhỏ dd phenolphtalein vào ống nghiệm đựng dd NaOH.
? Báo cáo kết quả TN và kết luận về tính chất hoá học của bazơ.
- Dựa vào tính chất này để nhận biết môi trường dd bazơ đơn giản nhất.
? Có dd 3 chất sau: H2SO4, Ba(OH)2, HCl. Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt 3 dd trên?
- GV chữa.
- Gợi ý HS nhớ lại bài oxit.
? Những bazơ nào tác dụng với oxit axit?
? Em hãy viết PTHH minh hoạ?
- Y/c HS nhắc lại tính chất hóa học của axit → tính chất của bazơ (kiềm và bazơ không tan) đều phản ứng với axit.
- Gọi HS lên bảng viết PTHH.
HĐ 2: (15’)
- Hướng dẫn HS làm TN:
- Trước tiên tạo ra Cu(OH)2 bằng cách cho d d CuSO4 + NaOH
- Dùng kẹp gỗ kẹp vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn.
- Quan sát hiện tượng( màu sắc chất rắn trước khi đun và sau khi đun) ?
? Hãy viết PTHH và nhận xét.
- Một số bazơ không tan khác : Fe(OH)3, Al(OH)3 cũng bị nhiệt phân huỷ tương tự tạo ra oxit bazơ.
- Ngoài ra kiềm + dd muối .
- Làm TN minh hoạ
NaOH + CuSO4
Na2CO3 + Ba(OH)2
- Y/c hs viết PTHH minh hoạ.
- Lấy được ví dụ
Bazơ tan
( kiềm)
Bazơ không tan
NaOH
KOH
Ba(OH)2
Cu(OH)2 Fe(OH)2 Zn(OH)2
- HS: tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- Đại diện học sinh báo cáo kết quả
- HS: vận dụng để phân biệt được 3 chất trên.
- Những bazơ tan.
- Viết PTHH 
- HS: nhắc lại được tính chất của axit
- HS đại diện lên bảng viết PTHH
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm
- Các nhóm trình bày kết quả: Chất rắn ban đầu có màu xanh lam, sau khi đun chất rắn có màu đen và hơi nước tạo thành.
- HS: tự viết được PTPƯ
- Quan sát hiện tượng TN và rút ra nhận xét.
- Viết PTHH minh hoạ.
1.Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu.
- Thí nghiệm:
+ Dung dịch bazơ ( kiềm) làm quỳ tím thành màu xanh.
+ Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
2/ Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit → muối + nước.
PTHH:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
6KOH + P2O5 → 2K3PO4 + H2O 
3/ Tác dụng của bazơ với axit → muối và nước
( Phản ứng trung hoà)
PTHH:
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.
2NaOH +H2SO4 → Na2SO4 +2H2O
4/ Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ → oxit bazơ + nước.
- Thí nghiệm: SGK
- Hiện tượng:
PTHH:
Cu(OH)2 CuO + H2O
5/ Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối → muối mới + bazơ mới.
- TN: Cho NaOH + CuSO4
- Hiện tượng: có chất rắn màu xanh tạo thành.
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
Đk: sản phẩm có chất không tan kết tủa).
4 Củng cố:
- Qua bài học hôm nay ghi nhớ những điều gì ?
GV: cho học sinh đọc phần KL chung.
	?1 Nêu các TCHH chung của bazơ, TCHH của bazơ tan, bazơ không tan.
TCHH chung của bazơ
Tác dụng với chất chỉ thị màu (quỳ tím, phenolphtalein)
Tác dụng với axit
TCHH riêng
Bazơ tan (Kiềm)
Bazơ không tan
3) Tác dụng với oxit axit. 4) Tác dụng với dd muối
3) Bị nhiệt phân huỷ
- GV hướng dẫn HS tra bảng tính tan cuối SGK:
HS làm bài tập 2 theo nhóm, các nhóm báo cáo kết quả.
GV sửa sai.
5/ Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm BT: 1, 3, 4, 5 SGK/ tr 25
Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 4 SGK/ tr 25.
+ Dùng quì tím nhận, rồi chia nhóm.
+ Lấy từng chất nhóm 1 đổ vào từng chất nhóm vào từng nhóm chất 2. Nếu thấy có kết tủa màu trắng là Ba(OH)2 và Na2SO4, còn 2 chất không kết tủa là NaOH và NaCl.
Bài tập 5:
+ Tính n Na2O = ?
 CM NaOH = 
 + Viết PTPƯ → tính n H2SO4 = ?
 + → mdd H2SO4 = ?
 + → V dd H2SO4 = ?
VI.1/ Tiến trình bài giảng tiết 2
1/ Ổn định: ( 1’ ) 
2/ Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nêu tích chất hoá học của bazơ? Víết PTHH minh hoạ?
TL: Nêu đủ t/c và viếtt được PTHH.
3/ Giảng bài mới:
Tiêt 12: MỘT SỐ BA ZƠ QUAN TRỌNG
GV
HS
ND
HĐ1: (5’)
- Hướng dẫn HS lấy 1vài tinh thể NaOH ra đế sứ quan sát, để 1 lúc quan sát lại rút ra kết luận về trạng thái, màu sắc, sự hút ẩm của NaOH.
- Cho 1 ít NaOH vào ống nghiệm đựng H2O lắc đều. Sở tay lên thành ống nghiệm.
? Hãy nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận về tính chất vật lí của NaOH?
HĐ2: (15’)
? NaOH thuộc loại bazơ nào? Hãy dự đoán tính chất hoá học của NaOH?
- GV ghi lại ở góc bảng.
- Chia nhóm làm thí nghiệm
1/ Nhỏ 1 giọt NaOH vào mẩu giấy quỳ tím.
- Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào ống nghiệm đựng dd NaOH.
? Em hãy cho biết hiện tượng TN và rút ra nhận xét.
GV khẳng định tính chất hoá học của NaOH.
- HS lên bảng viết PTHH minh hoạ cho t/c 2, 3 của NaOH? 
- Y/c hs viết PTHH minh hoạ cho tính chất NaOH + muối.
HĐ3(3’)
? Từ tính chất, liên hệ thực tế, thông tin SGK cho biết ứng dụng của NaOH?
- Chốt kiến thức.
HĐ4: (5’)
GV: NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dd NaCl bão hoà có màng ngăn.
HS quan sát sơ đồ bình điện phân dd NaCl bão hoà.
GV hướng dẫn HS viết PT.
- Quan sát theo hướng dẫn của GV và rút ra kết luận.
- Làm thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Nêu kết luận về tính chất của NaOH. 
- HS dự đoán tính chất của NaOH.
- Các nhóm HS tiến hành làm TN, báo cáo kết quả và rút ra kết luận về tính chất hóa học của NaOH.
- Viết PTHH minh hoạ
- Viết PTHH minh hoạ
- Viết PTHH minh hoạ.
- 1 vài HS trả lời
- Nêu ứng dụng của NaOH.
- Trả lời câu hỏi.
A/NATRI HIĐROXIT (NaOH)
I/ Tính chất vật lý:
- NaOH là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và toả nhiệt.
II/ Tính chất hoá học: 
- NaOH có tính chất hoá học của bazơ tan.
1/ Dung dịch NaOH làm đổi màu chất chỉ thị:
Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh, dd phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
2/ Tác dụng với axit → 
 muối + nước
NaOH + HCl → NaCl + H2O 
2NaOH + H2SO4→Na2SO4 +2H2O
3/ Tác dụng với oxit axit → muối + nước
 2NaOH + SO3→ Na2SO4+ H2O
4/ Tác dụng với dung dịch muối → muối mới + bazơ mới.
2NaOH+CuSO4→Na2SO4+Cu(OH)2
III/ Ứng dụng: (SGK/ tr 26)
IV/ Sản xuất NaOH: 
Sản xuất dd NaOH bằng cách điện phân dd NaCl bão hoà.
PTHH:
2NaCl + 2H2O điện phân có màng ngăn 2NaOH + Cl2↑ + H2↑ 
4/ Củng cố: ( 9’ )
Hoàn thành chuỗi biến hoá hoá học sau:
Na 1 Na2O 2 NaOH 3 NaCl 4 NaOH 5 Na2SO4
 6
	NaOH 7 Na3PO4
HS viết PTHH vào bảng nhóm, các nhóm báo cáo kết quả → GV chữa bài, đưa ra đáp án đúng.
1) Na + O2 → 2Na2O.
2) Na2O + H2O → 2NaOH.
3) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
4) 2NaCl + 2H2O điện phân có màng ngăn 2NaOH + Cl2 ↑+ H2↑ 
5) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.
6) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 
 7) 3NaOH + H3PO4 → Na3(PO4) + 3H2O
HS làm tiếp bài tập 4 sgk/ tr 27.
nNaOH = 0,16 (mol); n CO2 = 0,07 (mol)
PTHH: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Theo PT 1 2 1 1 (mol)
Vậy 0,07 0,14 0,07
Tỷ số : NaOH dư. nNaOH dư = 0,16 - 0,14 = 0,02 (mol)
a) m Na2CO3 = 0,07. 106 = 7,42(g)
b)mNaOH= 0,02 . 40 = 0,8(g)
Chú ý:
Nếu bài toán chưa cho rõ sản phẩm là muối gì thì phải lập luận theo tỷ lệ số mol NaOH : số mol CO2 .
Tỷ số: → muối tạo thành là Na2CO3 
Nếu bài toán cho CO2 hoặc số mol CO2 ≥ số mol NaOH thì sản phẩm tạo muối NaHCO3.
 → muối tạo thành là Na2CO3 và NaHCO3
	5/ Hướng dẫn về nhà. ( 3’ )
- Học bài, làm các bài tập 1, 2, 3, SGK/ tr 27.
- Hướng dẫn bài tập 1 sgk/ tr 27
- Hoà tan các chất vào nước rồi thử các dung dịch
NaOH
Ba(OH)2
NaCl
Quỳ tím
Xanh
Xanh
tím
H2SO4
↓ trắng
PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓trắng + 2H2O
(Có thể thay H2SO4 bằng dung dịch Na2SO4)
- Đọc trước bài 8 mục B.
VI.3/ Tiến trình bài giảng tiết 3
 1/ Ổn định: ( 1’ ) 
	2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) 
HS1: ? Nêu các tính chất hoá học của NaOH? Viết PTHH minh họa?
TL: - Tính chất hóa học: 4 tính chất
HS2: Làm bài tập 2.
TL: Chọn các chất đúng và viết được PTHH. 
3/ Bài mới: 
 Tiết 13:MỘT SỐ BA ZƠ QUAN TRONG ( tiếp theo)
GV
HS
ND
HĐ1(5’)
- GV cho HS quan sát vôi tôi ở dạng nhão và dạng bột.
? Trong thực tế dd Ca(OH)2 có tên gọi là gì ?
- GV: Ca(OH)2 thường được dùng làm trong các thí nghiệm . Vạy cách để pha chế làm ntn 1/ 
- GV hướng dẫn HS cách pha chế dd nước vôi trong.
Vừa nói vừa làm:
- Hoà tan một ít vôi tôi trong nước→ vôi nước (vôi sữa).
- Dùng phễu, cốc, giấy lọc để lọc lấy chất trong suốt, không màu là dd Ca(OH)2 (nước vôi trong). 
? Hãy nhận xét về độ tan của Ca(OH)2 
GV: ở nhiệt độ phòng 1 lít nước hòa tan gần 2g Ca(OH)2
Chuyển ý: 
? Ca(OH)2 thuộc loại bazơ nào?
- Vậy chúng ta tìm hiểu tính chất hóa học của Ca(OH)2
HĐ2: (15’)
? Em hãy dự đoán tính chất hoá học của Ca(OH)2 ?( Gv ghi lên bảng các mục)
? Cho biết tại sao lại dự đoán như vậy?
? Hãy nhắc lại tính chất hoá học của Ca(OH)2.
- Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH thể hiện tính chất hoá học.
- Tác dụng với dung dịch muối
- Cho hs khác nhận xét bổ sung.
Gv: Lưu ý phản ứng của Ca(OH)2 với CO2 hoặc SO2 về tỷ lệ số mol.( quan sát trên sides )
GV: khi làm bài tập gặp dạng toán Ca(OH)2 phản ứng CO2 chúng ta cần tính số mol của Ca(OH)2 và số mol của CO2 để biết được muối tạo ra là muối trung hòa hay muối axít.
- Bài tập:( Vận dụng cao) 
Dẫn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có hòa tan 7,4g Ca(OH)2. Sản phẩm thu được từ phản ứng là:
a) CaCO3 và nước.
b) Dung dịch Ca(HCO3)2.
c) CaCO2, dung dịch Ca(HCO3)2 và nước
d) Dung dịch Ca(HCO3) và nước.
? Tại sao em chọn đáp án này ( ghi nhanh lên bảng)
Gv: Như vậy số mol của Ca(OH)2/số mol của CO2 = 1. muối tạo ra là muối trung hòa.
HĐ3: (5’)
? Dựa vào hiểu biết, thực tế đời sống hãy cho biết những ứng dụng của Ca(OH)2 ?
- GV tổng hợp, bổ sung.
HĐ2: (7’)
- Y/c hs làm bài tập1 SGK/ tr 30 ( BT thông hiểu)
- GV chia nhóm thảo luận
- Đổi phiếu học tập – chấm điểm ( theo thang điểm) 
- Gv ghi điểm số các nhóm lên bảng. NX
- HS quan sát hình
- HS trả lời: Nước vôi trong.
- HS quan sát GV thực hiện thí nghiệm
- Ca(OH)2 là chất ít tan 
HS: bazơ tan
- Hs trả lời tính chất hoá học của Ca(OH)2 
+ Dựa vào tính chất của bazơ đã được ghi ở góc bảng.
- HS nhắc lại tính chất hoá học của Ca(OH)2 
- HS tự viết PTHH.
- HS tự viết PTHH cho tính chất t/d dd muối.
- HS khác nhận xét bổ sung.
HS chú ý bảng
- HS: đáp án đúng a
HS: 
+ tính số mol của CO2 = 2,24/22,4 = 0,1 
+ số mol của Ca(OH)2 = 7,4/74 = 0,1
- 1 vài HS trả lời.
- Các nhóm làm bài tập.
B/CAXI HIĐROXIT (Ca(OH)2 - PTK: 74 )
I/ Tính chất: 
1/ Pha chế dung dịch canxihiđroxit (Ca(OH)2
- (SGK- Tr 28).
2/ Tính chất hóa học:
a) Làm đổi màu chất chỉ thị:
- Dd Ca(OH)2 làm đổi màu quỳ tím thành xanh, phenolphtalein không màu thành đỏ.
b) Tác dụng với axit:
PTHH:
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2 H2O
c) Tác dụng với oxit axit:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
d) Tác dụng với dung dịch muối: 
Ca(OH)2+Fe(NO3)2→Fe(OH)2+Ca(NO3)2
3/ Ứng dụng: 
- Ca(OH)2 dùng làm vật liệu xây dựng.
- Khử chua đất trồng.
- Khử độc các chất thải công nghiệp.
* Luyện tập:
Bài tập 1 SGK/ Tr 30
CaCO3 CaO + CO2
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3→Ca(NO3)2+2H2O
4/ Củng cố: ( 4’ )
- Làm bài tập 3 SGK( BT thông hiểu)
HS lên bảng viết PTHH
NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O
1 mol 1 mol
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
2 mol 1 mol
- GV : chú ý đến tỷ lệ số mol của NaOH với axit
- Làm bài tập 8.1 SBT / tr 9( thông hiểu):
 Phân biệt NaOH và Ca(OH)2 bằng pp hóa học.
- Dẫn khí CO2 vào từng dd.
	+ Dd nào đục thì đó là dd Ca(OH)2 
	Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
	+ Dung dịch không có hiện tượng gì (dd trong suốt) là dd NaOH.
- Nhấn mạnh kiến thức về NaOH, Ca(OH)2:có tính chất hóa học của bazơ tan nhưng ....
Bài tập vận dụng( vận dụng thấp) Trong nộc độc của một số côn trùng như : ong, kiến, muỗi có chứa một lượng axit fomic gây bỏng da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả HCl, H3PO4  nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên và rất rát. 
 Vì sao dân gian thường bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt (ong, kiến)? 
Trả lời
Khi đó xảy ra phản ứng trung hoà giữa axít và bazơ làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa. 
5/ Hướng dẫn về nhà: ( 3’ )
BTVN: 2 SGK/tr 30, 8.2, 8.3, 8.5 SBT/ tr 9, 10
Bài 8.5 SBT/ tr 10 ( vận dụng cao)
 Gọi số mol NaOH là x, số mol KOH là y.
NaOH + HCl → NaCl + H2O (1)
 x → x → x
KOH + HCl → KCl + H2O (2)
 y → y → y
Từ 1 và 2 ta có: 
40x + 56y = 3,04
58,5x + 74,5y = 4,15 
x = 0,02 y = 0,04
mNaOH = 0,02 . 40 = 0,8 (g)
mKOH = 0,04 . 56 = 2,24 (g)
Học bài, đọc cách tiến hành TN ở bài 9.
Ôn lại bài CaO, cách nhận biết axit sunfuric và muối sunfat.
V/ Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHUNG GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ (Mẫu 2)
Ngày soạn:  Ngày dạy: ............. ........ Tiết: từ tiết.. đến tiết.
Tên chủ đề:
 Số tiết: .
 MỤC TIÊU (chung cho cả chủ đề)
1. Kiến thức: .
2. Kỹ năng: 
Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành trên quan điểm phát triển năng lực học sinh.
3. Thái độ
4. Năng lực cần phát triển
Lưu ý: 
1. Bao gồm những năng lực chung và các năng lực chuyên biệt ở từng bộ môn cần phát triển cho học sinh khi học xong chủ đề.
2. Trong số các năng lực cần phát triển đó, GV sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. 
Sau đó thực hiện bài soạn theo tiến trình như các giáo án bộ môn đang thực hiện như sau 
Tiết 1 (theo chủ đề) Tiết thứ ..... (theo PPCT)
Tên bài 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: .
2. Kỹ năng: 
Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành trên quan điểm phát triển năng lực học sinh.
3. Thái độ
 (Cần lưu ý về mục tiêu cần đạt: Thể hiện bằng các động từ để khẳng định về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học sẽ phải đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học:
Ví dụ:
+ Đối với nhóm mục tiêu kiến thức:
- Mức độ nhận biết: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận diện,...
- Mức độ thông hiểu: hiểu, nắm được, phân tích, so sánh, xác định,...
- Mức độ vận dụng vào các tình huống mới: giải thích, chứng minh, vận dụng,...
 + Đối với nhóm mục tiêu kĩ năng có 02 mức độ: biết cách làm hoặc làm thành thạo một kĩ năng trong cảm thụ văn bản, tạo lập văn bản,...
 + Đối với nhóm mục tiêu thái độ: hưởng ứng, trân trọng , tự hào, yêu quí, phê phán, ...)
4. Năng lực cần phát triển
Lưu ý: 
1. Bao gồm những năng lực chung và các năng lực chuyên biệt ở từng bộ môn cần phát triển cho học sinh khi học xong chủ đề.
2. Trong số các năng lực cần phát triển đó, GV sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. 
II. CHUẨN BỊ (Ghi rõ chuẩn bị của GV-HS trong từng tiết dạy)
III. PHƯƠNG PHÁP: Theo đặc trưng bộ môn- Cần thể hiện rõ phương pháp tổ chức của giáo viên (Đổi mới phương pháp dạy học: chuyển từ giáo án nội dung sang giáo án phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực người học).
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV thiết kế hoạt động dạy học tương tự hoạt động dạy học trong các giáo án đang được áp dụng hiện nay:
	* Lưu ý sau khi dạy xong 1 chủ đề cần có Rút kinh nghiệm chung cho cả chủ đề: 
Giáo viên ghi những vấn đề cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện chủ đề như kiến thức, kỹ năng, cách thức tổ chức dạy học, phân phối thời gian...
V. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 
BẢNG MÔ TẢ
HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP - YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Các nội dung khác vẫn tuân thủ như giáo án trước đây, như: Hình thức giáo án, cỡ chữ tiêu đề, lề trên dưới, trái phải .
Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết. Trong đề kiểm tra 1 tiết cũng phải đảm bảo các yêu cầu như đang thực hiện
Ghi chú : Căn cứ vào hướng dẫn tại trại hè ở các bộ môn cụ thể, giáo viên / Tổ nhóm chuyên môn có thể lựa chọn sử dụng 1 trong 2 khung mẫu trên (theo nhóm chuyên môn), song khi thực hiện phải sử dụng đồng bộ khung giáo án đã thống nhất trong cả tổ/nhóm chuyên môn của toàn trường:
-Mẫu 1 nên sử dụng trong bộ môn Sinh- Địa – Thể dục.
-Mẫu 2 : nên sử dụng ở các môn còn lại
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG YÊN
TRƯỜNG THCS: 
THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ MẪU GIÁO ÁN “DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ” 
NĂM HỌC 2015- 2016
(Lấy ý kiến theo tổ chuyên môn của trường, gửi lại tổ chuyên môn chậm nhất vào ngày 22/8)
1. Cấu trúc của giáo án 
2. Tiến trình thực hiện (chú ý đến bảng mô tả các mức độ đạt được)
	3. Các nội dung được bố trí trong các hoạt động dạy học
4. Thời gian thực hiện
	5. Việc xây dựng câu hỏi/ bài tập để kiểm tra, đánh giá
	6. Những khó khăn, vướng mắc khác
	7. Thống nhất thực hiện...................................................
 Xác nhận của nhà trường .., ngày .tháng ..năm 2015
 Người tổng hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoa_8.doc