Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 39+40: Đèn huỳnh quang - Thực hành

docx 2 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 39+40: Đèn huỳnh quang - Thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 39+40: Đèn huỳnh quang - Thực hành
BÀI 39+40
ĐÈN HUỲNH QUANG – THỰC HÀNH
A. Nội dung:
I. Đèn huỳnh quang :
1.Cấu tạo : 
-Có 2 bộ phận chính : 
+ ống thuỷ tinh 
+ hai điện cực 
a. Ống thuỷ tinh : Được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt . Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang(màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang)
b. Điện cực : làm bằng dây vonfram, được tráng một lớp Bari oxit để phát ra điện tử. Có hai điện cực ở hai đầu ống. Mỗi điện cực có hai đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện
c. Chấn lưu
- Cấu tạo: gồm dây quấn quanh lõi thép (để làm cuộn cảm)
- Chức năng: tạo sự tăng thế ban đầu để đèn làm việc
d. Tắc te:
- Cấu tạo: có 2 điện cực, trong đó có 1 điện cực lưỡng kim
- Chức năng: Tự động nối mạch khi hiệu điện thế cao ở hai điện cực và ngắt mạch khi hiệu điện thế giảm, mồi đèn sáng lúc ban đầu
2. Sơ đồ mạch điện:
3. Nguyênlí làm việc:
Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang (phủ bên trong ống) phát ra ánh sáng
4.Đặc điểm của đèn huỳnh quang :
a. Hiện tượng nhấp nháy 
b. Hiệu suất phát quang : cao gấp 5 lần đèn sợi đốt
c. Tuổi thọ: 8000 giờ
d. Mồi phóng điện
5.Số liệu kĩ thuật : 
Cần quan tâm đến: điện áp định mức, công suất định mức, chiều dài ống
6.Sử dụng
Sử dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng nhà ở, lớp học, công sở, nhà máy, ... vì so với đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang có hiệu suất phát quang cao hơn (tiết kiệm điện năng), ít phát nhiện ra môi trường và tuổi tho cao hơn.
II. Đèn compac huỳnh quang:
1. Cấu tạo:
gồm bóng đèn và đuôi đèn(có chấn lưu đặt bên trong đèn)
2. Nguyên lí làm việc:
Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang (phủ bên trong ống) phát ra ánh sáng
3. Ưu điểm:
Kích thước gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng, có hiệu suất phát quang gấp 4 lần sợi đốt
III.So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1. Ánh sáng liên tục
2. Không cần chấn lưu
1. Không tiết kiệm điện năng
2. Tuổi thọ thấp
Đèn huỳnh quang
1. Tiết kiệm điện năng
2. Tuổi thọ cao
1. Ánh sáng không liên tục
2. Cần chấn lưu
B. Cũng cố: 
Trả lời các câu hỏi cuối bài học
C. Dặn dò: 
- Học hết nội dung bài
- Đọc bài tiếp theo “Đồ dùng loại điện nhiệt- Bàn là điện”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_bai_3940_den_huynh_quang_thuc_hanh.docx