Dự đoán đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2016 môn: Sinh học

pdf 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1114Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dự đoán đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2016 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự đoán đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2016 môn: Sinh học
Luyện Thi Đại Học Thầy Cường 
ĐT: 0946.855.854 - 0905.161.118 Trang 1 
DỰ ĐOÁN ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
Câu 1. Xét 5 cặp gen A, B, C, D, E. Biết rằng ba gen A, B, C cùng nằm trên một NST thường ; hai gen D, E nằm 
trên vùng tương đồng của NST X và NST Y . Biết gen A có 2 alen, gen B có 3 alen, gen C có 5 alen, gen D có 7 
alen, gen E có 9 alen. Sự tổ hợp của cả năm gen hình thành trong loài tối đa số kiểu gen khác nhau là 
 A. 13,53429.10
6
 B. 2783025. C. 340200 D. 937440 
Câu 2. Ở chim P thuần chủng lông dài xoăn lai với lông ngắn thẳng, đời F1 thu được toàn lông dài xoăn. Cho 
chim trống F1 lai với chim mái chưa biết kiểu gen đời F2 xuất hiện 20 chim lông ngắn, thẳng : 5 chim lông dài, 
thẳng : 5 chim lông ngắn,xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có chim lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một 
tính trạng và không có tổ hợp chết. Kiểu gen của chim mái lai với F1và tần số hoán vị gen của chim trống F1 lần 
lượt là: 
A. AaXBY , tần số 10% B. XabY , tần số 25% C. XABXab , tần số 5% D. XABY, tần số 20% 
Câu 3. Mã di truyền có tính thoái hóa là do: 
 A. số loại axitamin nhiều hơn số loại mã di truyền . B. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitamin 
 C. số loại axitamin nhiều hơn số loại nuclêôtit D. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit 
Câu 4. Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen)> cg ( cánh xám) > c 
(cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: 
C= 0,5; cg = 0,4; c = 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdy- Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là: 
 A. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng. B. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng. 
 C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng D. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng. 
Câu 5. So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có 
khí hậu lạnh) thường có: 
 A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. 
 B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. 
 C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. 
 D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể 
Câu 6. Cho biết gen A đỏ trội hoàn toàn so với gen a trắng; sức sống của giao tử mang gen A gấp đôi giao tử 
mang gen a; sức sống của hợp tử và của phôi (để phát triển thành cá thể con) kiểu gen AA = 100%, Aa = 75%, aa 
= 50%. Bố và mẹ đề mang gen dị hợp thì tỉ lệ kiểu hình của đời con F1 (mới sinh) sẽ là: 
A. 7 A- : 1 aa B. 7 A- : 2 aa C. 14 A-: 1aa D. 15 A-: 1aa 
Câu 7.
 Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện 
tính trạng của một bên bố hoặc mẹ. Cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di 
truyền theo quy luật: 
 A. phân li độc lập B. hoán vị gen C. tương tác gen. D. liên kết hoàn toàn. 
Câu 8. Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây 
(1) AAaaBBbb AAAABBBb (2) AaaaBBBB AaaaBBbb (3) AaaaBBbb AAAaBbbb 
(4) AAAaBbbb AAAABBBb (5) AAAaBBbb Aaaabbbb (6) AAaaBBbb AAaabbbb 
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí 
thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là 
 A. (2) và (4). B. (3) và (6) C. (1) và (5) D. (2) và (5) 
Câu 9. Cho : (1): chọn tổ hợp gen mong muốn ( 2): tạo các dòng thuần khác nhau (3): tạo các giống thuần 
bằng cách cho tự thụ hoặc giao phối gần (4): lai các dòng thuần khác nhau 
Trình tự các bước trong quá trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: 
 A. (2),(4),(1),(3) B. (1),(2),(4),(3) C. (3),(1),(4),(2) D. (2),(3),(1),(4) 
Câu 10. Enzim giới hạn dùng trong kĩ thuật di truyền là: 
 A. ligaza. B. pôlymeraza. C. restrictaza. D. restrictaza và ligaza 
Câu 11. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng. Hai cặp gen nằm trên 
2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho giao phấn ngẫu 
Luyện Thi Đại Học Thầy Cường 
ĐT: 0946.855.854 - 0905.161.118 Trang 2 
nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ của F1. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí 
thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là: 
 A. 8/9 B. 1/9 C. 4/9. D.2/9. 
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hâụ quả của đôṭ biến gen? 
 A. Mức đô ̣có lơị hay có haị của đôṭ biến phu ̣thuôc̣ vào tổ hơp̣ gen, điều kiêṇ môi trường. 
 B. Phần lớn đôṭ biến điểm thường không đươc̣ di truyền laị cho thế hê ̣sau. 
 C. Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến. 
 D. Phần lớn đôṭ biến điểm thường vô haị 
Câu 13. Cơ thể đực có kg AaBbXDY, cơ thể cái có kg AaBbXDXd. ở cơ thể đực trong giảm phân 1, một số tế bào 
sinh tinh có cặp NST mang gen Aa không phân ly, các cặp khác vẫn phân ly bình thường, giảm phân 2 diễn ra 
bình thường. Ở cơ thể cái trong giảm phân 1, một số tế bào sinh trứng có cặp NST mang gen Bb không phân ly, 
các cặp khác vẫn phân ly bình thường, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Về mặt lý thuyết thì số loại kiểu gen 
nhiều nhất có thể được tạo ra ở đời con 
A. 196. B. 64. C. 96. D. 132 
Câu 14. Dạng đột biến nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể? 
 A. Đảo đoạn B. Mất đoạn C. Chuyển đoạn hoặc đảo đoạn D. Lặp đoạn và mất đoạn 
Câu 15. Thứ tự chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là : 
 A. 3'→5' và 5'→3' B. 5'→3' và 3'→5' C. 3'→5' và 3'→5' D. 5'→3' và 5'→3' 
Câu 16. Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt 
chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ 
phấn đời con thu được 3600 cây, trong đó có 144 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột 
biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, 
chín muộn là bao nhiêu? 
 A. 826 cây. B. 576 cây. C. 756 cây. D. 628 cây. 
Câu 17. Một quần thể thực vật giao phấn có tần số kiểu gen Aa gấp đôi tần số kiểu gen AA,nếu cho tự thụ phấn 
bắt buộc qua 3 thế hệ .Giả sử cá thể có kiểu gen aa chết ở giai đọan phôi,đến thế hệ F3,quần thể có 
 A.TS alen A và a không thay đổi ,còn TS KG AA là 16/18 
 B.TS alen A và a đều thay đổi,TS KG AA là 15/17 
 C.TS alen A không đổi,TS alen a thay đổi,TS KG Aa là 2/17 
 D.TS alen A và a đều thay đổi ,TS KG Aa là 2/18 
Câu 18. Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không 
đúng? 
 A. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi 
các nhân tố tiến hóa 
 B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau 
 C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác 
định. 
 D. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp 
Câu 19. Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng: 
 A. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin 
 B. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic 
 C. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin 
 D. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic 
Câu 20. Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 1 và Bb nằm trên cặp NST số 2. Một tế bào sinh tinh 
trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 1 không phân li ở kì sau trong giảm phân I thì tế bào này có 
thể sinh ra những loại giao tử nào? 
 A. AAB, b hoặc aaB,b B. AaBb, O. C. AaB, b hoặc Aab, B D. AaB, Aab, O. 
Câu 21. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng: 
 A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn. 
 B. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội. 
 C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử 
Luyện Thi Đại Học Thầy Cường 
ĐT: 0946.855.854 - 0905.161.118 Trang 3 
 D. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. 
Câu 22. Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau: 
 (1): ABGEDCHI (2): BGEDCHIA (3): ABCDEGHI (4): BGHCDEIA. 
Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó. 
Trình tự xuất hiện các nòi là: 
 A. 1→2→4→3 B. 2→4→3→1 C. 3→1→2→4 D. 2→1→3→4 
Câu 23. Các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Cho giao phối 2 cơ thể có KG AaBb và aaBb với 
nhau, sau đó cho F1 tạp giao. 
Tỉ lệ kiều hình A-B- và aaB- ở F2 là 
 A. 21/64 và 27/64 B. 18/64 và 7/64 C. 14/64 và 27/64 D. 27/64 và 9/64 
Câu 24. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B 
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với 
alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 301 cây thân cao, 
hoa đỏ, quả dài ; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 199 cây thân cao, hoa 
trắng , quả tròn; 301 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp,hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không xảy 
ra đột biến, kiểu gen của (P) là: 
 A. (AD//ad)Bb B. (Bd//bD)Aa C. (Ad//aD)Bb D. (AB//ab)Dd 
Câu 25. Lúa mì lục bội (6n) giảm phân bình thường tạo giao tử 3n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ 
tinh như nhau. Cho các cây lúa mì lục bội có kiểu gen AAAAaa tự thụ phấn thì ở F1 
(1) tỉ lệ các cá thể có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ 44%. (2) tỉ lệ kiểu hình lặn là 0,4%. 
(3) tỉ lệ kiểu gen AAAAAa là 24%. (4) tỉ lệ kiểu gen AAaaaa là 4%. 
(5) tỉ lệ kiểu hình trội là 96%. (6) tỉ lệ kiểu gen AAAAAA là 0,4%. Các phương án nào sau đây là đúng? 
 A. (1), (3), (4) B. (2), (4), (5) C. (1), (2), (6). D. (5), (6). 
Câu 26. Gen B có phân tử lượng bằng 7,2.105 đvC và có 2868 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm làm gen B biến 
đổi thành gen b, số liên kết hiđrô của gen đột biến bằng 2866. Khi cặp gen Bb đồng thời nhân đôi thì số nu mỗi 
loại môi trường nội bào cần cung cấp: 
 A. A=T= 937; G=X=1464 B. A=T= 935; G=X=1464 
 C. A=T= 935; G=X=1465 D. A=T= 1463; G=X=936 
Câu 27. Trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm: 
1. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa. 
2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc 
3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. 
4. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh 
vật. 
5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính. 
6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại. 
Có bao nhiêu câu đúng? 
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. 
Câu 28. Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen? 
 A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n. B. Cà chua bị bất hoạt hoặc gây chín sớm 
 C. Cây đậu tương có mang kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh. 
 D. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh,năng suất thịt và sữa đều tăng. 
Câu 29. Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu 
đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền: 
 A. tương tác cộng gộp B. tương tác bổ sung C. tác động đa hiệu của gen D. liên kết gen 
hoàn toàn 
Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của Lamac về tiến hóa: 
 A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách li sinh sản và khả năng 
phát sinh các đột biến. 
 B. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh loài mới từ 
một loài tổ tiên ban đầu. 
Luyện Thi Đại Học Thầy Cường 
ĐT: 0946.855.854 - 0905.161.118 Trang 4 
C. Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. 
 D. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con 
đường phân li tính trạng. 
Câu 31. Cánh dơi và cánh bướm là hai cơ quan: 
 A. tương tự. B. vừa tương đồng, vừa tương tự. C. tương đồng. 
 D. có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển của phôi và là bằng chứng về tiến hóa phân li. 
Câu 32. Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người: 
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những 
người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen. 
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. 
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử. 
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. 
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. 
Câu 33. Ở gà, gen A quy định lông vằn, a: không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương 
ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp nhằm dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt 
gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là: 
 A. X
AXa x XaY B. X
aXa x XAY C. X
AXa x XAY D. X
AXA x XaY 
Câu 34. Vi khuẩn Ecoli sản xuất Insulin của người là thành quả của: 
 A. gây đột biến nhân tạo. B. công nghệ tế bào. 
 C. lai tế bào xôma. D. dùng kĩ thuật chuyển gen nhờ plasmit 
Câu 35. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự 
nhiên? 
 A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân 
bố các cá thể trong quần thể. 
 B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau 
làm tăng khả năng sinh sản. 
 C. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có 
thể dẫn đến tiêu diệt loài. 
 D. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể 
trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. 
Câu 36. Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng? 
 A. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được 
gọi là cơ quan tương đồng. 
 B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên 
nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. 
 C. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có 
các giai đoạn phát triển phôi giống nhau 
 D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ 
quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự 
Câu 37. Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám với gà mái có cùng kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu hình ở 
F1 như sau: 
 - Ở giới đực: 75% con chân cao, lông xám : 25% con chân cao, lông vàng. 
Luyện Thi Đại Học Thầy Cường 
ĐT: 0946.855.854 - 0905.161.118 Trang 5 
- Ở giới cái: 30% con chân cao, lông xám : 7,5% con chân thấp, lông xám : 42,5% con chân thấp, lông vàng : 
20% con chân cao, lông vàng. 
 Biết rằng không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng? 
A. Mỗi cặp gen quy định một tính trạng, có hoán vị gen với tần số 20%. 
B. Mỗi cặp gen quy định một tính trạng trong đó một cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. 
C. Có 4 kiểu gen quy định gà mái chân cao, lông vàng. 
Câu 38. Ở loài cừu, con đực có kiểu gen SS và Ss quy định có sừng, ss: không sừng; con cái có kiểu gen SS quy 
định có sừng, Ss và ss: không sừng. Sự biểu hiện tính trạng trên theo quy luật nào? 
 A. Di truyền trong nhân và phụ thuộc vào giới tính. B. Di truyền ngoài nhân. 
 C. Di truyền liên kết với giới tính. D. Trội không hoàn toàn. 
Câu 39. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu 
kì? 
 A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. 
 B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. 
 C.Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. 
D. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8
o
C. 
Câu 40. Chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. Cây 
cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con. Cây có chiều 
cao 190cm chiếm tỉ lệ. 
A. 45/128 B. 30/128 C. 35/128 D. 42/128 
Câu 41. Môṭ cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe với các gen phân li đôc̣ lâp̣, cho rằng quá trình giảm phân bình 
thường và không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể đươc̣ taọ ra từ 2 tế bào sinh tinh 
lần lươṭ là: 
 A. 1 và 16 B. 2 và 4 C. 1 và 8 D. 2 và 16 
Câu 42. Bệnh máu khó đong do gen lặn trên NST X gây ra ( không có alen trên Y ), alen trội qui định người 
bình thường . vợ có KG dị hợp , chồng bị bệnh. Tính xác suất cặp vợ chồng sinh 5 đứa con có cả nữ bệnh, nữ 
bình thường, nam bệnh , nam bình thường là: 
 A.7,8125% B. 15,625% C. 23,4375% D. 31,25% 
Câu 43. Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là A. sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen 
 B. tính trạng có mức phản ứng rộng. C. một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định 
 D. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau. 
Câu 44. Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi 
 A. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. 
 B. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. 
 C. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tự prôtêin cấu trúc. 
 D. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã 
Câu 45. Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng với Y, 
alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Thế hệ xuất phát cho giao phối ruồi cái mắt đỏ dị hợp với ruồi đực mắt đỏ 
sau đó cho F1 tạp giao. Tỉ lệ phân tính ở F2 là 
 A. 13 đỏ: 3 trắng B. 11đỏ: 5 trắng C. 5 đỏ: 3 trắng D. 3 đỏ: 1 trắng 
Câu 46. Các gen phân li độc lập, số kiểu gen dị hợp tạo nên từ phép lai AaBbDdEE x AabbDdEe là: 
 A. 32 B. 26 C. 18 D. 36 
Câu 47. Cho lai ruồi giấm đực cánh dài, có lông đuôi với ruồi giấm cái cánh ngắn, không có lông đuôi. F1 thu 
được 100% ruồi cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể ruồi F1 giao phối với nhau, kiểu hình F2 phân li theo tỉ lệ 
56,25% ruồi cánh dài, có lông đuôi : 18,75% ruồi cánh dài, không có lông đuôi : 18,75% ruồi cánh ngắn, có lông 
đuôi : 6,25% ruồi cánh ngắn, không có lông đuôi. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định; không có hiện tượng 
đột biến xảy ra; ruồi không có lông đuôi toàn ruồi cái. 
1. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y 
2. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng không tương đồng của NST X không có trên Y 
3. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 37,5%. 
4. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 18,75%. 
Luyện Thi Đại Học Thầy Cường 
ĐT: 0946.855.854 - 0905.161.118 Trang 6 
5. Ở F2, ruồi cái cánh ngắn, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 6,25%. 
Tổ hợp phương án trả lời đúng là: 
 A. 1,3,5 B. 2,3,5 C. 2,4,5 D.1,4,5 
Câu 48. Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. 
Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 
bệnh trên là: 
 A. 1/8 B. 3/8 C. 1/2 D. 1/4 
Câu 49. Intrôn là gì? 
 A. Đoạn gen chứa trình tự nu đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen. 
 B. Đoạn gen mã hoá các axit amin. 
 C. Đoạn gen không có khả năng phiên mã và dịch mã. 
 D. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã. 
Câu 50. Cho một số hiện tượng sau : 
 (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á 
 (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. 
 (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. 
 (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho 
hoa của các loài cây khác. Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ? 
 A. (1), (4) B. (3), (4) C. (2), (3) D. (1), (2) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDu_doan_de_thi_2016_Sinh_hoc.pdf