Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Vĩnh Phúc

docx 15 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 5154Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Vĩnh Phúc
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
 VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ IX
MÔN HÓA HỌC - KHỐI 11
Ngày thi: 16/04/2016
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 04 trang)
Học sinh sử dụng các dữ kiện sau để làm bài : 
R = 8,314 J.K-1. mol-1 ; T (K)= t (°C) + 273 ; F = 96485C.mol-1 ; 1atm = 1,01325.105 Pa ;
 1 bar = 105 Pa ; khối lượng nguyên tử : H=1 ; N=14 ; O=16 ; Cl = 35,5 ;
Câu 1. Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học
Khảo sát động học phản ứng giữa KI và anion peroxodisunfat ở 25oC nhận được kết quả sự phụ thuộc giữa tốc độ đầu v0 vào nồng độ đầu chất phản ứng Co ở bảng dưới.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra (chấp nhận phương trình ion thu gọn).
b) Xác định bậc riêng phần của mỗi chất, viết biểu thức động học và tính hằng số tốc độ phản ứng ở 25oC.
c) Theo các kết quả nghiên cứu thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng vào khoảng 42kJ/mol. Tính nhiệt độ cần thiết để tăng vận tốc phản ứng lên 10 lần (oC) nếu cho rằng nồng độ các chất được giữ không đổi.
d) Tính thời gian cần thiết (giờ) để giảm nồng độ chất phản ứng đi 10 lần nếu nồng độ đầu của mỗi chất đều là 1,0 mmol/L ở 25oC.
Câu 2. Cân bằng trong dung dịch điện li
2.1 Xét dung dịch CaCl2 0,01M (dung dịch A).
a) Đưa SO32- ở dạng Na2SO3 rắn vào 1,0 lít dung dịch A. Với nồng độ SO32- bằng bao nhiêu ta quan sát được kết tủa CaSO3?
b) Thêm 0,02 mol SO2 vào 1,0 lít dung dịch A. Cần áp đặt pH bằng bao nhiêu để quan sát được sự bắt đầu kết tủa CaSO3? 
c) Thêm 0,02 mol SO2 và 0,015 mol BaCl2 vào 1,0 lít dung dịch A. pH được cố định ở 10. Tính nồng độ của các ion Ca2+, Ba2+ và SO32- ở trạng thái cân bằng. 
Giả thiết trong các thí nghiệm, thể tích dung dịch không thay đổi.
Biết: Tích số tan của CaSO3 bằng 10-4, của BaSO3 bằng 10-8.
 SO2 + H2O H+ + HSO3- K1 = 10-2 
 HSO3 H+ + SO32- K2 = 10-7 
2.2 Dung dịch A gồm FeSO4 0,020M; Fe2(SO4)3 và H2SO4.
a) Lấy chính xác 25,00 ml dung dịch A, khử Fe3+ thành Fe2+; chuẩn độ Fe2+ trong hỗn hợp (ở điều kiện thích hợp) hết 11,78 ml K2Cr2O7 0,0180M. Hãy viết phương trình ion của phản ứng chuẩn độ. Tính nồng độ mol của Fe2(SO4)3 trong dung dịch A. 
b) Tính nồng độ mol của H2SO4 trong dung dịch A, biết dung dịch này có pH = 1,07.
Cho pKa: HSO4- bằng 1,99; 
Fe3+( Fe3+ + H2O FeOH2+ + H+) bằng 2,17;
 	Fe2+( Fe2+ + H2O FeOH+ + H+) bằng 5,69.
Câu 3. Điện hóa học
3.1. Người ta tiến hành ba thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Một pin điện hóa được cấu tạo từ hai điện cực gồm thanh kẽm nhúng trong cốc A chứa 1 lit dung dịch Zn(NO3)2 0,2 M và thanh bạc nhúng trong cốc B chứa 1 lit dung dịch AgNO3 0,1 M.
Thí nghiệm 2: Chuẩn bị một pin điện hóa như thí nghiệm 1. Thêm 0,3 mol KCl vào cốc B, khuấy đều để phản ứng hoàn toàn rồi gắn cầu muối cho pin hoạt động. Đo suất điện động của pin này thu được giá trị Epin = 1,04 V.
Thí nghiệm 3: Chuẩn bị một pin điện hóa như thí nghiệm 1. Cho pin hoạt động một thời gian, rút cầu muối để pin ngừng hoạt động. Thêm 0,3 mol KCl vào cốc B, khuấy đều để phản ứng hoàn toàn. Đo suất điện động của pin này thu được giá trị E’pin = 1,029 V.
a) Tính Epin của thí nghiệm 1 và tích số tan của AgCl.
b) Xác định nồng độ Ag+ trong cốc B khi cầu muối được rút ra ở thí nghiệm 3.
Cho ; ; ở 250C: 2,303RTF=0,0592 
3.2. Ở 250C, cho dòng điện một chiều có cường độ 0,5 A đi qua bình điện phân chứa 2 điện cực platin nhúng trong 200 mL dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,02 M; Co(NO3)2 1 M và HNO3 0,01 M.
a) Viết phương trình các nửa phản ứng có thể xảy ra tại catot và anot trong quá trình điện phân.
b) Khi 10% lượng ion kim loại đầu tiên bị điện phân, người ta ngắt mạch điện và nối đoản mạch hai cực của bình điện phân. Hãy cho biết hiện tượng và viết các quá trình hóa học xảy ra. 
c) Xác định khoảng thế của nguồn điện ngoài đặt vào catot để có thể điện phân hoàn toàn ion thứ nhất trên catot (coi quá trình điện phân là hoàn toàn khi nồng độ của ion bị điện phân còn lại trong dung dịch là 0,005 % so với nồng độ ban đầu).
Chấp nhận: Áp suất riêng phần của khí hiđro: pH2= 1atm; khi tính toán không kể đến quá thế, nhiệt độ dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình điện phân.
Cho ECu2+/Cu0= 0,337 V; ECo2+/Co0= - 0,227 V; EO2,H+/H2O0= +1,229 V. 
Hằng số Faraday F = 96500 C.mol-1.
Câu 4. Nhóm N – P, nhóm C – Si
Nhiệt độ sôi của chất A là 7oC. Chất A có thể trở thành chất B ( chất hóa học có khả năng ăn da). Đun nóng B sẽ phân tích thành 2 chất rắn C (nhiệt độ sôi là 160oC) và chất lỏng D ( nhiệt độ sôi là 67oC) và khí E. Tại 175oC, chất D chuyển thành chất rắn F. Biết X, Y thuộc chu kì 3 bảng tuần hoàn.
Chất
X
Y
Z
% m
% mol
% m
% mol
% m
% mol
A,B
19,49
16,67
44,63
33,33
35,88
50,00
C
14,87
16,67
85,13
83,33
-
-
D
16,15
16,67
73,94
66,67
9,91
16,67
E
24,58
16,67
-
-
75,41
83,33
F
16,15
16,67
73,94
66,67
9,91
16,67
(%m là thành phần % về khối lượng, % mol là thành phần % về số mol).
Xác định công thức phân tử các chất.
Xác định cấu trúc phân tử các chất.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Phương trình: XY5 ↔ XY3 + Y2 xảy ra ở nhiệt độ cao. Tại 227oC, phản ứng cân bằng có kp = 3,38.104 Pa. Tính lượng độ phân li của phản ứng tại 227oC và 1,01.105Pa.
Câu 5. Phức chất
5.1. Werner là người đầu tiên tách rời được hai dạng đối quang của H. Hợp chất H có cấu trúc bát diện và không chứa nguyên tử cacbon. Thành phần của hợp chất H gồm coban, amoniac, clorua và oxi. Nguyên tố oxi chỉ nằm một trong các loại nhóm sau: H2O, HO- hoặc O2-, ion coban nằm trong phối trí bát diện. Có thể loại bỏ dễ dàng tất cả các ion clorua trong hợp chất này bằng cách chuẩn độ với dung dịch bạc nitrat. H có công thức thực nghiệm là Co2N6H21O3Cl3. Hãy lập luận để đưa ra một cấu trúc cho hợp chất quang hoạt H.
5.2. Từ kim loại M (Z < 37) thực hiện các sơ đồ chuyển hóa sau :
M + nCO A 
A + 4KOH B + C + 2H2O
a) Xác định (B). Biết một hợp phần trong B có cấu trúc tứ diện, cacbon chiếm 19,512% khối lượng B.
b) Cho (A) phản ứng với đixyclopentađien, đun nóng thu được (D) và hỗn hợp khí Y (CO, H2) có dY/H2 = 85/7. Ở điều kiện thường, (D) là tinh thể màu đỏ tím đậm, dễ dàng hòa tan trong các dung môi hữu cơ phân cực vừa phải như chloroform, pyridin, ít tan trong dung môi không cực (như CCl4, CS2), không tan trong nước. Sản phẩm của sự khử (D) bằng kim loại kiềm hoặc hidrua được sử dụng rộng rãi vì khả năng dễ ankyl hóa, axyl hóa của nó. Viết các đồng phân tương ứng của D.
Câu 6. Quan hệ cấu trúc – tính chất
1. Trong các hợp chất cacbonyl dưới đây, chất nào có xu hướng tạo thành gem diol trong môi trường nước? Giải thích. 
2. a) Một axit cacboxylic có thể tồn tại dưới hai cấu dạng E và Z khác nhau về góc giữa hai mặt phẳng xung quanh liên kết C–O. Các tính tóan lý thuyết gần đây cho thấy rằng cấu dạng Z bền hơn 4.04 kcal/mol. Giả sử rằng pKa của axit fomic bằng 3.77, tính pKa của cấu dạng E của axit này. Gần đúng ∆G = 1,4 pK kcal/mol.
b) Dựa vào tính toán ở trên, cho biết cặp e không liên kết nào trong anion cacboxylat có tính bazơ cao hơn? 
Câu 7. Hiđrocacbon
Corannulene là một hydrocarbon thơm đa vòng với công thức hóa học C20H10. Phân tử bao gồm một vòng Cyclopentane hợp nhất với 5 vòng benzen, do đó một tên khác cho nó là circulene. Nó là mối quan tâm khoa học vì nó là một polyarene đặc và có thể được coi là một mảnh của Buckminsterfullerene. Do kết nối này và cũng hình bát của nó, corannulene cũng được biết đến như một buckybowl.Nó đã được điều chế bởi Jay Siegel theo sơ đồ sau:
Câu 8. Xác định cấu trúc
Hòa tan 0.49g chất hữu cơ X (chứa C, H, O) vào 100.00 ml nước. 10.00 ml dung dịch này chuẩn độ hết 8.70 ml NaOH 0.1150M. Biết X đơn chức. Xác định công thức cấu tạo chất X. Hoàn thành dãy phản ứng sau:
Câu 9. Cơ chế
Viết sản phẩm và cơ chế của các phản ứng sau:
Câu 10. Tổng hợp hữu cơ
Tetracycline là một trong những loại kháng sinh tự nhiên có phổ tác dụng rất rộng, tác dụng trên nhiều vi khuẩn gram âm và dương, cả hiếu khí và kị khí, xoắn khuẩn và vi khuẩn nội bào. Ngoài ra, tác dụng phụ rất đáng chú ý của tetracycline là có khả năng tạo phức với rất nhiều kim loại trong đó có calci của xương và răng gây biến màu, làm xương chậm phát triển, răng trở nên xỉn màu
Sau đây là sơ đồ tổng hợp một thuốc trong nhóm tetracycline.
Hoàn thành dãy phản ứng trên.
Hãy vẽ công thức hợp chất tạo phức giữa tetracycline với một kim loại bất kì.
Khi sử dụng kháng sinh, đa phần mọi người đều cảm thấy khá mệt mỏi do có nhiều tác dụng phụ. Vậy có nên sử dụng các thuốc để bổ sung nguyên tố vi lượng để tăng sức đề kháng của cơ thể hay không?
--------------------- HẾT ---------------------
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
 VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ ĐỀ XUẤT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ IX
MÔN HÓA HỌC - KHỐI 11
Ngày thi: 16/04/2016
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 04 trang)
Học sinh sử dụng các dữ kiện sau để làm bài : 
R = 8,314 J.K-1. mol-1 ; T (K)= t (°C) + 273 ; F = 96485C.mol-1 ; 1atm = 1,01325.105 Pa ;
 1 bar = 105 Pa ; khối lượng nguyên tử : H=1 ; N=14 ; O=16 ; Cl = 35,5 ;
Câu 1. Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học (0,5+ 0,5 +0,5 + 0,5)
a) Phản ứng: 2I- + S2O82- ® 2SO42- + I2 
b) Bậc riêng phần là 1 đối với mỗi chất phản ứng ( phải chứng minh).
v = k[I-][S2O82- ] => k = 0,011 L.mol-1.s-1
Câu 2. Cân bằng trong dung dịch điện li (1,0 + 1,0)
2.1
a) [SO32-] > 10-4 / 10-2 = 10-2 (M)
b) SO2 + H2O H+ + HSO3- K1 = 10-2 (1)
HSO3 H+ + SO32- K2 = 10-7 (2)
Để quan sát được sự bắt đầu kết tủa CaSO3 thì [SO32-] = 10-2 M = 0,01 M.
(1) - (2) ta được:
SO2 + H2O + SO32- 2HSO3- K3 = 105 (3)
Þ [SO2] = 	 (4)
Vì tổng nồng độ SO2 ban đầu bằng 0,02 M và [SO32-] = 0,01 M nên [HSO3-] < 0,01 M.
Từ (4) Þ [SO2] < = 10-7
Þ Trong dung dịch coi như không tồn tại SO2. 
Suy ra: [HSO3-] = 0,02 – 0,01 = 0,01 (M).
Từ (2) suy ra: [H+] = K2.[HSO3-] / [SO32-] = 10-7 (M)
pH = -lg[H+] = 7.
Vậy, cần áp đặt pH = 7 để quan sát được sự bắt đầu kết tủa của CaSO3.
c) BaCl2 Ba2+ + 2Cl-
 0,015M 0,015M
 CaCl2 Ca2+ + 2Cl-
 0,01M 0,01M
pH = 10 Þ [H+] = 10-10 (mol/lít)
Từ (1) Þ [HSO3-] / [SO2] = K1 / [H+] = 10-2 / 10-10 = 108
Þ [SO2] << [HSO3-] 	(5)
Từ (2) Þ [SO32-] / [HSO3-] = K2 / [H+] = 10-7 / 10-10 = 103
Þ [HSO3-] << [SO32-] 	(6)
Từ (5) và (6) suy ra toàn bộ lượng SO2 ban đầu nằm dưới dạng SO32-
Để bắt đầu xuất hiện kết tủa BaSO3 thì:
 [SO32-](1) = 10-8 / 0,015 = 6,67.10-7 (M)
Để bắt đầu xuất hiện kết tủa CaSO3 thì:
 [SO32-](2) = 10-4 / 0,01 = 10-2 (M)
[SO32-](1) < [SO32-](2) nên BaSO3 kết tủa trước
 Ba2+ + SO32- BaSO3 K7 = 108 (7)
K7 rất lớn nên phản ứng coi như xảy ra hoàn toàn
[SO32-] còn dư sau (7) là: 0,02 – 0,015 = 0,005 (M) < [SO32-](2) nên không có CaSO3 kết tủa. 
Vậy, ở trạng thái cân bằng:
 [Ca2+] = 0,01 M; 
 [SO32-] = 0,005 M
 [Ba2+] = 10-8 / 0,005 = 2.10-6 (M)
2.2
a) Phản ứng chuẩn độ: Cr2O + 6 Fe2+ + 14 H+ ® 2 Cr3+ + 6 Fe3+ + 7 H2O
CFe = CFeSO + 2 CFe(SO) = 0,02 + 2C1
CFe. 25,00 = 6 (CCrO . VCrO Þ 25,00(0,020 + 2C1) = 6(0,0180 . 11,78)
Þ C1 = 0,0154 M hay CFe(SO) = 0,0154 M.
b) 	H2SO4 H+ + HSO4-
Trong dung dịch A có: Fe2+ 0,020 M; Fe3+ 2C1; H+ (C, M); HSO (C, M), SO42- 0,0662 M.
Các cân bằng trong dung dịch A:
 2 H2O H3O+ + OH- Kw = 10-14 (1)
 Fe2+ + 2 H2O FeOH+ + H3O+ Ka1 = 10-5,96 (2)
 Fe3+ + 2 H2O FeOH2+ + H3O+ Ka2 = 10-2,17 (3)
 HSO + H2O SO + H3O+ Ka = 10-1,99 (4).
So sánh các cân bằng tạo H3O+ từ (1) đến (4), ta thấy cân bằng (3) và (4) là chủ yếu và tương đương nhau. Áp dụng định luật bảo toàn proton, ta có:
[H3O+] = CH + [FeOH2+] + [SO] – 0,0662 = 0,0851
Þ C + [FeOH2+] + [SO] = 0,1513 (I)
Từ (3) Þ [FeOH2+] / [Fe3+] = Ka2 / [H3O+]
Þ [FeOH2+] / CFe = Ka2 / (Ka2 + [H3O+]) = 10-2,17 / (10-2,17 + 10-1,07) = 0,0736
Þ [FeOH2+] = 0,0736 CFe = 0,0736 . 0,0154 . 2 = 2,267.10-3 
Tương tự, từ (4) Þ [SO] / [HSO] = Ka / [H3O+] 
 Þ [SO] / (C + 0,0662) = 10-1,99/ (10-1,99 + 10-1,07) = 0,1073
Þ [SO] = 0,1073C + 7,103.10-3 ; 
Phương trình (I) trở thành: 
C + 2,267.10-3 + 0,1073C + 7,103.10-3 = 0,1513
Þ C = 0,1282 (M)
Vậy: CHSO= C = 0,1282 M.
Câu 3. Điện hóa học
3.1. (1,0 điểm)
Thí nghiệm 1:
 Þ 
Thí nghiệm 2: Thêm 0,3 mol KCl vào cốc B:
 Ag+ + Cl- ® AgCl
 0,1 0,3 (M)
 - 0,2 (M)
Thí nghiệm 3: Sau một thời gian pin hoạt động:
 Zn + 2Ag+ ® Zn2+ + 2Ag
 0,1 0,2 (M)
 0,1 – 2x 0,2 + x (M)
Cốc A: Zn2+ : 0,2 + x (M) 
Cốc B: Ag+: 0,1 – 2x (M) 
 Thêm 0,3 mol KCl vào cốc B:
 Ag+ + Cl- ® AgCl
 0,1 – 2x 0,3 (M)
 - 0,2 + 2x (M)
 Þ x = 0,042 (M)
Nồng độ Ag+ trong cốc B khi cầu muối được rút ra: 
3.2 (1,0 điểm)
Các quá trình có thể xảy ra trên catot:
Cu2++ 2e → Cu↓ 
2H+ + 2e → H2
Co2++ 2e → Co↓
Quá trình xảy ra trên anot: 2H2O → O2 + 4H++ 4e
Ta có:
ECu2+/Cu=0,337+0,05922lg0,02=0,287V
ECo2+/Co=ECo2+/Co0=-0,277V
E2H+/H2=0,05922lg(0,01)2= - 0,118V
Vì ECu2+/Cu>E2H+/H2>ECo2+/Co nên thứ tự điện phân trên catot là: Cu2+, H+, Co2+
Khi 10% Cu2+ bị điện phân :
 ECu2+/Cu = 0,337 + 0,05922lg0,02.90100 = 0,285 (V) 
(khi đó H2 chưa thoát ra), nếu ngắt mạch điện và nối đoản mạch 2 cực sẽ hình thành pin điện.
Vì EO2,H+/H2O0= +1,229 V > ECu2+/Cu Þ cực dương (catot) là cặp O2/H2O và cực âm (anot) là cặp Cu2+/Cu. 
Tại catot: O2 + 4H+ +4e → 2H2O
Tại anot: Cu → Cu2+ +2e
Phản ứng xảy ra:
2Cu + O2 +4H+ → 2Cu2+ + 2H2O
Pin phóng điện cho tới khi thế của 2 điện cực trở nên bằng nhau
Để tách hoàn toàn được Cu2+ thế catot cần đặt là E2H+/H2< Ec <ECu2+/Cu. Khi Cu2+ bị điện phân hoàn toàn thì nồng độ Cu2+ trong dung dịch là : [Cu2+] = 0,02.0,005100 = 10-6 (M)
Catot : Cu2++ 2e → Cu↓
Anot : 2H2O → O2 + 4H++ 4e
Phản ứng điện phân : 2Cu2+ + 2H2O ® 2Cu + O2 + 4H+
	Bđ : 0,02 	0,01	M
	Pư : 0,02 – 10-6	 2(0,02 – 10-6)	M
	Sau pư : 10-6	0,01 + 2(0,02 – 10-6)	M
ECu2+/Cu=0,337+0,05922lg10-6=0,159 (V)
[H+]=0,01+20,02-10-6≈0,05(M)
E2H+/H2=0,05922lg0,052=-0,077 (V)
Vậy trong trường hợp tính không kể đến quá thế của H2 trên điện cực platin thì thế catot cần khống chế trong khoảng -0,077 V < Ec < 0,159 V, khi đó Cu2+ sẽ bị điện phân hoàn toàn.
Câu 4. Nhóm N – P, nhóm C – Si (0,5đ +0,5đ + 0,5đ + 0,5đ )
a.
Do X, Y thuộc chu kì 3 bảng tuần hoàn và phân tử khối của X/Y =0.873 nên ta có bảng:
Vậy X là phospho, Y là clo, Z là flo.
Vậy A là PCl2F3, B là [PCl2F2]+[PCl2F4]- C là [PCl4]+[PCl6]-
 D là PCl4F E là PF5 F là [PCl4]+[PCl4F2]-
b.
c.
d.
Câu 5. Phức chất
5.1 (1 điểm)
- Có thể loại bỏ hết ion clorua trong H bằng dung dịch AgNO3 .Vậy Cl- nằm ở cầu ngoại.
- Thành phần của H gồm Co, NH3, Cl-, oxi (có thể trong H2O , OH-, O2-)
Từ công thức thực nghiệm H có 6 nhóm NH3, còn lại 3H và 3O H có 3 OH- 
Công thức thực nghiệm của H là [Co2(NH3)6(OH-)3]Cl3. 
Để H quang hoạt vậy công thức của H là [Co4(NH3)12(OH-)6]Cl6. Cấu trúc của H:
5.2 (1 điểm)
a. A có CTTQ : M(CO)n.
Từ phương trình phản ứng : M(CO)n + 4KOH B + C + 2H2O
à C phải là muối K2CO3 à B : K2[M(CO)n-1], mà [M(CO)n-1]2- có cấu trúc tứ diện 
à n – 1 = 4 hay n = 5. 
Trong B: %C = 19,512% à M = 56 (Fe)
Vậy B : K2Fe(CO)4
b) D là Fe2(CO)4(C5H5)2:
Câu 6. Quan hệ cấu trúc – tính chất
6.1 (1 điểm)
 Phản ứng tạo thành gem diol:
Tùy thuộc vào hợp chất cacbonyl khác nhau mà chiều thuận hay chiều nghịch trên cân bằng trên sẽ chiếm ưu thế. Trong các hợp chất cacbonyl đã cho, chỉ có chất 3 và chất 5 có xu hướng tạo thành gem diol. 
Đối với chất 3, 3 nguyên tử cacbon (của nhóm cacbonyl) có mật độ điện tích dương cao, tương tác đẩy dẫn đến kém bền, do đó nhóm C=O ở giữa sẽ có xu hướng tạo thành gem diol:
Đối với chất 5, sự tạo thành gem diol chuyển nguyên tử carbon sp2 trong vòng 3 thành nguyên tử carbon sp3 làm giảm sức căng cho vòng 3:
6.2. (1 điểm) 
Ta có:
(1) + (2) ó (3) do đó Ka(E) = K.Ka(Z)
Ta có: ∆G = 1,4 pK do đó K = 10∆G/1,4 = 769.
Ka(E) = K.Ka(Z) = 769.10-3,77 = 1,31.10-1 à pKa(E) = 0,883
Do pKa(E) < pKa(Z) nên cặp e ở vị trí E có tính bazơ kém hơn cặp e chiếm vị trí Z
Câu 7. Hiđrocacbon (2,0 điểm)
Đáp án:
Câu 8. Xác định cấu trúc (2,0 điểm)
Mấu chốt của bài này là đầu tiên phải tìm được chất X. X đơn chức, có phản ứng trung hòa với NaOH chứng tỏ chất tham gia trung hòa với NaOH là acid carboxylic. X hòa tan trong nước thu được acid carboxylic nên X có thể là anhydrit hoặc R-COOH (amide, nitril cũng có thể tạo acid carboxylic nhưng phải đun nóng và X chỉ chứa C, H, O).
-nếu X là anhyrit, ta tính toán MX= 98. Vậy X là anhydrit maleic.
- nếu X là R-COOH, MX=49, không thỏa mãn.
Vậy X là anhydrit maleic. 
Bài tập này chủ yếu định hướng về tính chất cơ bản của dị vòng 5 cạnh 1 dị tố.
Câu 9. Cơ chế (1,0 điểm + 1,0 điểm)
a.
b.
Câu 10. (2,0 điểm)
Phức chất:
 M là kim loại.
Tuyệt đối không nên sử dụng tetracycline với các chế phẩm chứa nguyên tố vi lượng vì do có phản ứng tạo phức nên sẽ làm mất tác dụng của cả các nguyên tố vi lượng và kháng sinh sẽ gây mất tác dụng, làm vi khuẩn kháng thuốc( do không đủ liều).
--------------------- HẾT ---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docx3 - Hoa 11.docx