Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Lâm Đồng

doc 11 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 8804Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Lâm Đồng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
(Đề thi đề nghị)
ĐỀ THI HSG DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
NĂM 2016
Môn Hóa học; Khối 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử - Bảng tuần hoàn
1. Hãy cho biết dạng hình học và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm đối với phân tử H2O và H2S. So sánh góc liên kết trong 2 phân tử đó và giải thích. 
2. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố chu kì 3 như sau, hãy nhận xét và giải thích: 
	Nguyên tử
Na
Mg
Al
Si
P
S
Cl
Bán kính ()
1,86
1,60
1,43
1,17
1,10
1,04
0,99
3. Khí N2 và khí CO có một số tính chất vật lý giống nhau như sau:
Năng lượng phân ly phân tử (kJ/mol)
Khoảng cách giữa các hạt nhân ()
Nhiệt độ nóng chảy (oC)
N2
945
1,10
– 210
CO
1076
1,13
– 205
	Dựa vào cấu hình MO của phân tử N2 và phân tử CO để giải thích sự giống nhau đó.
Câu 2. (2 điểm) Tinh thể
Bạc kết tinh ở mạng lập phương tâm diện. Hằng số mạng là 409 pm. 
	a) Vẽ cấu trúc ô mạng cơ sở của Ag và tính khối lượng riêng của Ag. 
	b) Tính phần trăm thể tích bị chiếm bởi bởi bạc trong một ô mạng cơ sở.
	c) Khoảng cách ngắn nhất giữa hai nút mạng là bao nhiêu?(Cho Ag= 108)
Câu 3. (2 điểm) Phản ứng hạt nhân
Urani-238 phân rã theo chuỗi gồm các phân rã α và β để tạo thành hạt nhân chì-206 với chu kì bán hủy của toàn quá trình là 4,5·109 năm.
a) Cho biết trong toàn chuỗi đã có bao nhiêu phóng xạ α và β phát ra.
b) Một mẫu quặng ban đầu chỉ chứa urani-238. Mất bao lâu để mẫu quặng chứa urani-238 và chì-206 với tỉ lệ khối lượng 238U/206Pb = 1,25?
Câu 4. (2 điểm) Nhiệt hóa học
1. Xác định năng lượng của liên kết C – C trên cơ sở các dữ kiện sau :
	– C2H6(k) + O2(k) 2CO2(k) + 3H2O(l) = –1561 kJ / mol
	– Sinh nhiệt tiêu chuẩn :
	CO2(k) = – 394 kJ / mol ; H2O(1) = – 285 kJ/mol.
	– Than chì C(k)	 = 717 kJ / mol.
	– Năng lượng liên kết :
 EH – H = 432 kJ/mol ;
 EC – H = 411 kJ/mol.
2. Người ta cho vào 1bom nhiệt lượng kế 0,277g iso octan C8H18 lỏng rồi đốt cháy thành CO2(k) và H2O (lỏng). Nhiệt độ của nhiệt lượng kế này tăng T1 = 5,320C. Mặt khác, nếu nhúng vào nhiệt lượng kế này một điện trở R = 10,8 rồi nối 2 đầu điện trở vào một hiệu điện thế 12V trong 15 phút thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng T2 = 4,800C
a) Tính nhiệt dung của nhiệt lượng kế CP =?
b) Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của iso octan lỏng
(CO2 K) = -393,51kJ.mol-1,(H2O l) = -285,83 kJ.mol-1, C = 12, 011, H = 1,0079, R= 8,314 J.K-1mol-1.
Câu 5. (2 điểm) Cân bằng pha khí
Trong hệ có cân bằng: 3H2 + N2 D 2NH3 (1) được thiết lập ở 400K. Người ta xác định được các áp suất riêng phần sau đây:
a) Tính hằng số cân bằng KP và DG0 của phản ứng (1) ở 400K.
b) Tính lượng N2 và NH3 biết hệ có 500 mol H2.
c) Thêm 10 mol H2 vào hệ đồng thời giữ cho nhiệt độ và áp suất tổng cộng không đổi. Bằng cách tính, hãy cho biết cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nào?
Cho: áp suất tiêu chuẩn P0 = 1,013.105 Pa, R = 8,314 J/mol.K
Câu 6. (2 điểm) Cân bằng trong dung dịch điện li
1. Cho 0,01 mol NH3, 0,1 mol CH3NH2 và 0,11 mol HCl vào nước được 1 lít dung dịch. Tính pH của dung dịch thu được? 
Cho: pK = 9,24; pK = 10,6; pK = 14.
2. Tính độ tan của AgSCN trong dung dịch NH3 0,003 M. 
Cho T= 1,1.10-12 và hằng số phân li của phức [Ag(NH3)2]+ bằng 6.10-8.
Câu 7. (2 điểm) Phản ứng oxi hóa khử. Điện hóa
1. Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp ion – electron:
	a) CrO2- + OH- + Cl2 →
 	b) Fe3O4 + Cr2O72- + H+ →
 	c) CuFeS2 + NO3- + H+ → NO + ...
 	d) C8H12 + KMnO4 + H2SO4 → C7H10O6 + .
2. Ở 25oC, xác định sức điện động của pin:
Hg – Hg2Cl2 | KCl (1 mol.dm-3) || S | Pt (S là dung dịch hỗn hợp Fe3+, Fe2+ và HCl)
Nếu dung dịch S chứa [Fe3+] = 3,32.10-4 (mol.dm-3); [Fe2+] = 2.17.10-4 (mol.dm-3), [HCl] = 1,24.10-3 (mol.dm-3); sức điện động của pin là 0,392V
Nếu dung dịch S chứa [Fe3+] = 1,66.10-4 (mol.dm-3); [Fe2+] = 1,08.10-4 (mol.dm-3), [HCl] = 6,17.10-3 (mol.dm-3); sức điện động của pin là 0,407V
Cho biết Fe3+ tác dụng với nước theo phương trình: Fe3+ + H2O D Fe(OH)2+ + H+ (1)
Bỏ qua tác dụng của Fe2+ với H2O và các quá trình tạo phức
a) Hãy tính Eo (Hg2Cl2/Hg)
b) Tính Ka của phản ứng (1)
c) Tính nồng độ Fe3+ (mol.dm-3) để có Fe(OH)3 kết tủa
Cho Eo(Hg22+/Hg) = 0,797V; Ksp(Hg2Cl2) = 3,45.10-18, Ksp(Fe(OH)3) = 10-37,4 và KH2O = 10-14
Câu 8. (2 điểm) Nhóm Halogen
1. Có các phương trình được viết như sau:
	 X2 + H2O HX + HOX	 (1)
 	 X2 + 2KOH KX + KOX	 	(2)
Các phương trình trên có đúng cho tất cả các halogen (kí hiệu là X) ở các nhiệt độ khác nhau không? Hãy nêu rõ các điểm không đúng (nếu có)?
2. Chất X ở dạng tinh thể màu trắng có các tính chất sau: 	
- Đốt X ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. 	 
- Hòa tan X vào nước được dung dịch A, cho khí SO2 đi từ từ qua dung dịch A thấy xuất hiện màu nâu. Nếu tiếp tục cho SO2 qua thì màu nâu biến mất thu được dung dịch B; thêm một ít HNO3 vào dung dịch B , sau đó thêm dư dung dịch AgNO3 thấy tạo thành kết tủa màu vàng. 
- Hòa tan X vào nước, thêm một ít dung dịch H2SO4 loãng và KI thấy xuất hiện màu nâu và màu nâu bị biến mất khi thêm Na2S2O3. 	 	 
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion. 	 	 
b) Để xác định công thức phân tử của X người ta hòa tan hoàn toàn 0,1 g X vào nước thêm dư KI và vài ml H2SO4 loãng, lúc đó đã có màu nâu, chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,1 M tới mất màu tốn hết 37,4 ml dung dịch Na2S2O3. Tìm công thức phân tử của X. 
Câu 9. (2 điểm) Nhóm Oxi – Lưu huỳnh
1. Nhúng thanh Mg vào một dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat của kim loại M . sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng lên 4gam. Tìm kim loại M và công thức của muối sunfat . 
2. Nung nóng 16,8 gam bột sắt trong không khí một thời gian người ta thu được m gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hết m gam X bằng H2SO4 đặc nóng thoát ra 5,6 lit SO2 (đktc).
 Tính giá trị m , khối lượng muối sau phản ứng và số mol H2SO4 có thể tham gia phản ứng . 
Câu 10. (2 điểm) Động học
1. Có phản ứng bậc một : CCl3COOH (k) ® CHCl3 (k) + CO2 (k) tiến hành ở 30oC, nồng độ chất phản ứng giảm đi một nửa sau 1 giờ 23 phút 20 giây. Ở 70oC, nồng độ chất phản ứng giảm đi hai lần sau 16 phút 40 giây.
a) Tính thời gian cần để nồng độ giảm xuống còn 1/4 ở 30oC và hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng
b) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng 
2. Ở 3100C sự phân huỷ AsH3 (khí) xảy ra theo phản ứng:
 2AsH3 (khí) " 2As (r) + 3H2 (khí)
 được theo dõi bằng sự biến thiên áp suất theo thời gian:
t (giờ)
0
5,5
6,5
8
P (mmHg)
733,32
805,78
818,11
835,34
 Hãy chứng minh phản ứng trên là bậc 1 và tính hằng số tốc độ.
********** Hết **********
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN HÓA KHỐI 10.
Câu
ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1
1.
– Phân tử H2O và H2S đều là phân tử có góc vì chúng thuộc dạng AX2E2.
– Trạng thái lai hóa của oxi và lưu huỳnh đều là sp3.
– Oxi có độ âm điện lớn hơn lưu huỳnh, mây electron liên kết bị hút mạnh về phía nguyên tử trung tâm sẽ đẩy nhau nhiều hơn, làm tăng góc liên kết. Vì vậy góc liên kết trong phân tử H2O lớn hơn góc liên kết trong phân tử H2S.
0,5
2
Nhận xét: Từ đầu đến cuối chu kì bán kính nguyên tử giảm dần.
Giải thích: Trong chu kì, số lớp electron như nhau nhưng do điện tích hạt nhân tăng dần, số electron lớp ngoài cùng tăng dần, làm cho lực hút giữa hạt nhân với lớp ngoài cùng mạnh dần dẫn đến bán kính nguyên tử giảm.
0,5
3
Cấu hình MO của phân tử N2: (s2s)2 (s2s*)2 (px)2 = (py)2 (sz)2 Þ bậc liên kết = 3
Cấu hình MO của phân tử CO: (s2s)2 (s2s*)2 (px)2 = (py)2 (sz)2 Þ bậc liên kết = 3
Liên kết trong phân tử N2 và CO rất giống nhau đã dẫn đến một số tính chất vật lý giống nhau.
1
2
Vẽ	 
Một ô mạng cơ sở chứa 8.1/8 + 6.1/2 = 4 quả cầu
b. ; (R là bán kính nguyên tử bạc)
→ ; 4R = a	→==0,74. %Ag chiếm là 74%
c. dmin= 2R= a/= 289,2pm.
0,5
0,5
0,5
0,5
3
a) Phương trình cho toàn chuỗi phân rã
Áp dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích
Vậy, trong toàn chuỗi có 8 phóng xạ α và 6 phóng xạ β.
b) Giả sử tại thời điểm t, mẫu quặng chứa 1 gam 238U và 0,8 gam 206Pb.
→ Lượng 238U ban đầu = 1,924 gam
ð năm.
1
1
4
1
Dựa vào các dữ kiện của bài toán có thể xây dựng chu trình như sau :
Áp dụng định luật Hess cho chu trình này, ta được :
 = EC – C + 6EC – H –2 – 3EH – H + 2 + 3.	
Thay các giá trị bằng số vào hệ thức này sẽ thu được : EC – C = 346 kJ/mol.	
0,5
05
2
a) Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở Qđiện bằng:
Qđiện = 
b) C8H18 (l) + 25/2 O2 (K) à 8CO2 (K) + 9 H2O (l) (*)
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 0,277g iso octan hay n mol trong điều kiện đẳng tích bằng:
QV = -C T1 = -2,50.103J/0C . 5,320C = -13,3.103 J
(phải đặt dấu – vì qV là nhiệt tỏa ra)
 àU(*)= 
0,5
0,5
5
a) 
b) 
c) Sau khi thêm 10 mol H2 vào hệ nhh = 1340 mol
Cân bằng (1) chuyển dịch sang phải.
0,5 đ 
0,5
0,5
0,5
6
1
NH3 + H+ NH
0,01 0,01 0,01 mol
CH3NH2 + H+ 	 CH3NH
0,1 0,1 0,1 mol
Tổng số mol H+ phản ứng: n = 0,01 + 0,1 = 0,11 mol. Vậy H+ vừa hết.
Dung dịch thu được gồm: 0,01 mol NH và 0,1 mol CH3NH
Vì nên có thể bỏ qua cân bằng điện ly của nước trong dung dịch.
CH3NH CH3 NH2 + H+
Ban đầu 	0,1 
Cân bằng	0,1 - x	x x + y
 NH NH3 + H+ 	
Ban đầu 0,01 
Cân bằng 0,01 – y y x + y
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho các cân bằng điện li ta có :
K = 
Þ x (x + y) = 10-11,6	(1)	(giả sử coi x << 0,1)
K	= 
Þ y (x + y) = 10-9,24 . 10-2 = 10-11.24 (2) (giả sử coi y << 0,01)	
Từ (1) và (2) ta có 	
x (x + y ) + y (x + y) = 10-11,6 + 10-11,24 = 8,27.10-12
	Û x + y = 
	Þ [ H+ ] = x + y = 2,88 . 10-6	mol.lit-1.	
Þ pH = -lg [ H+ ] = - lg 2,88 . 10-6 = 5,54	
0,5 
0,5
2
Các cân bằng xảy ra trong dung dịch:
AgSCN Ag+ + SCN- 	TAgSCN = 1,1.10-2	(1)
	Ag+ + 2NH3 [Ag(NH3)2]+ 	Kb = 	 (2)
AgSCN + 2NH3 [Ag(NH3)2]+ + SCN- 	Kcb = TAgSCN. 	(3)
0,003 – 2s s s
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng (3) ta có:
	Thay số vào ta có s = 1,27.10-5 mol.lit-1.
0,5
0,5
7
1
a) CrO2- + OH- + Cl2 → CrO42- + Cl- + H2O
	x 2	 CrO2- + 4OH- → CrO42- + 3e + 2H2O
	x 3	 Cl2 + 2e → 2Cl-
Pt:	2CrO2- + 8OH- + 3Cl2 → 2CrO42- + 6Cl- + 4H2O	
b) Fe3O4 + Cr2O72- + H+ → Fe3+ + Cr3+ + H2O
	x 6	Fe3O4 + 8H+ → 3Fe3+ + 1e + 4H2O
	x 1	Cr2O72- + 6e + 14H+ → 2Cr3+ + 7H2O
Pt: 	6Fe3O4 + Cr2O72- + 62H+ → 18Fe3+ + 2Cr3+ + 31H2O	
c) CuFeS2 + NO3- + H+ → NO + Cu2+ + Fe3+ + SO42- + H2O
	x 3	 CuFeS2 + 8H2O → Cu2+ + Fe3+ + 2SO42- + 16H+ + 17e
	x 17	 NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Pt: 	3CuFeS2 + 17NO3- + 20H+ → 17NO + 3Cu2+ + 3Fe3+ + 6SO42- + 10H2O	
d) C8H12 + KMnO4 + H2SO4 → C7H10O6 + CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
	x 5	C8H12 + 8H2O → C7H10O6 + CO2 + 18H+ + 18e
	x 18	 MnO4- +5e + 8H+ → Mn2+ + 4H2O
Pt: 5C8H12 + 18KMnO4 + 27H2SO4 → 5C7H10O6 + 5CO2+ 9K2SO4 +18MnSO4 + 32H2O	 	
1 đ
2
a) Hg2Cl2 + 2e ⇌ 2Hg + 2Cl-
Ở 25oC:
b) 
Do E = E+ - E- = 
Nên 	E1 = 
	E2 = 
E2 – E1 = 0,0592lg (*)
Mà 
Thế vào (*) ta có:
Ka = 1,52.10-3
c) Do Ksp[Fe(OH)3] = 10-37,4 nên độ tan rất nhỏ, do đó ảnh hưởng đến độ điện ly của nước không đáng kể ⇒ [OH-] = 10-7 mol.dm-3
 mol.dm-3
0,25
0,5
0,25
8
1
Có các phương trình được viết như sau:
	 X2 + H2O HX + HOX	 (1)
 	 X2 + 2KOH KX + KOX	 	(2)
PTPƯ (1): Với F2 à Oxi hoá nước mãnh liệt giải phóng oxi vì:
	O2 + 4H+ + 4 e à 2 H2O Eo = + 0,81 V (Tại pH = 7).
à 2F2 + 2H2O à 4H+ + 4F- + O2	Eo = + 2,06V
Với X2 là: Cl2, Br2, I2 à Khả năng phản ứng giảm dần với các trị số của hằng số cân bằng K lần lượt là: 4,2.10-4 ; 7,2.10-9 ; 2,0.10-13.	 
PTPƯ (2): Chỉ đúng với Brôm và Clo.
Với Flo à Xảy ra phản ứng oxh KOH: 
 2F2 + 2KOH à 2KF + H2O + F2O ↑ 
Với Iot, ion hipo iodit bị phân huỷ ngay ở đk thường, do vậy:
	3I2 + 6KOH à 5 KI + KIO3 + 3H2O.	
0,5
0,5
2
a) X cháy cho ngọn lửa màu vàng Þ thành phần nguyên tố của X có natri. 
Dung dịch X tác dụng với SO2 đến dư thu được dung dịch B tạo kết tủa vàng với AgNO3 Þ thành phần nguyên tố của X có iot. 
Phản ứng của X với SO2 chứng minh X có tính oxi hóa. 
Từ lập luận trên X có cation Na+ và anion IO
Đặt công thức của X là NaIOx. 
Phản ứng dạng ion:
2 IO +(2x-1) SO2 + 2(x-1) H2O ® (2x-1) SO42- + I2 + (4x-4) H (1)
 I2 + 2H2O + SO2 ® 2I + SO42- + 4H (2)
 Ag+ I® AgI (3)
 IO + (2x-1) I + 2x H ® x I2 + x H2O (4)
 I2 + 2Na2S2O3 ® 2NaI + Na2S4O6 (5)
 1,87.10-3 ¬ 3,74.10-3 
Số mol Na2S2O3 = 0,1.0,0374 = 3,74.10-3 
b) Theo (5) Þ Số mol I2 = ½(Số mol Na2S2O3) = 1,87.10-3 
Theo (4) Þ Số mol IO= (số mol I2) = .1,87.10-3 
Þ = .1,87.10-3 
Þ = 1,87.10-3
 0,1x = 0,2805 + 0,02992x
Þ x = 4
Công thức phân tử của X: NaIO4
0,5
0,5
9
1
Ta có các trường hợp sau : công thức của muối sunfat có thể có dạng : MSO4 hoặc M2(SO4)n 
- Trường hợp 1 : muối sunfat có dạng : MSO4
 Mg + MSO4 à MgSO4 + M 
 0,1 0,1mol 0,1 
 Sau phản ứng khối lượng thanh Mg tăng = 0,1M – 24.0,1 = 4 
M = 64 ( Cu) 
- Trường hợp 2: công thức của muối sunfat có dạng M2(SO4)n 
 n Mg + M2(SO4)n à n MgSO4 + 2M 
 0,1n 0,1mol 0,2 mol
Sau phản ứng khối lượng thanh Mg tăng = 0,2M – 24.0,1n = 4
 => M = 20 + 12n 
 * Nếu n =1 => M = 32 ( loại )
 * Nếu n = 3 => M = 56 ( Fe ) 
Vậy kim loại M có thể là Cu hoặc Fe .
 Công thức muối sunfat có thể là CuSO4 hoặc Fe2(SO4)3
1đ
2
nFe = 0,3 mol nSO2 = 0,25 mol 
Hỗn hợp X tan hết trong H2SO4 đặc nóng nên ta có các trường hợp sau : 
+ H2SO4 dư nên các phản ứng xảy ra đều tạo muối Fe2(SO4)3 
+ H2SO4 không đủ để hòa tan hết hỗn hợp X mà chỉ hòa tan các oxit và có thể 1 phần Fe , Fe còn lại bị hòa tan bởi Fe2(SO4)3 nên
muối tạo ra là FeSO4 
muối tạo ra có thể là hỗn hợp Fe2(SO4)3 và FeSO4
-Trường hợp 1: các phản ứng xảy ra đều tạo muối Fe2(SO4)3 
 Fe à Fe3+ + 3e O + 2e à O2- S+6 +2e à S+4 
 0,3mol 0,9 x 2x 0,5 0,25 mol
 Theo định luật bảo toàn e , ta có :
 0,9 = 2x + 0,5 => x = 0,2 => mO = 0,2.16 = 3,2 gam 
Theo định luật bảo toàn khối lượng ;
 m = mFe + mO = 16,8 + 3,2 = 20 gam 
 n Fe2(SO4)3 = ½ n Fe = 0,15 => m Fe2(SO4)3 = 0,15.400 = 60 gam 
 Theo định luật bảo toàn nguyên tố :
 n H2SO4 = nS(muối) + nS (khí ) 
 = 0,15.3 + 0,25 = 0,7 mol 
-Trường hợp 2: sau phản ứng xảy ra thu được muối FeSO4 
 Fe à Fe2+ + 2e O + 2e à O2- S+6 +2e à S+4 
 0,3mol 0,6 x 2x 0,5 0,25 mol
 Theo định luật bảo toàn e , ta có :
 0,6 = 2x + 0,5 => x = 0,05 => mO = 0,05.16 = 0,8 gam 
Theo định luật bảo toàn khối lượng ;
 m = mFe + mO = 16,8 + 0,8 = 17,6 gam 
 n FeSO4 = Fe = 0,3 => m FeSO4 = 0,3. 152 = 45,60 gam 
 Theo định luật bảo toàn nguyên tố :
 n H2SO4 = nS(muối) + nS (khí ) 
 = 0,3 + 0,25 = 0,55 mol 
-Trường hợp 3: sau phản ứng xảy ra thu được hỗn hợp muối FeSO4 và Fe2(SO4)3 
 Fe à Fe3+ + 3e O + 2e à O2- S+6 +2e à S+4 
 a mol 3a x 2x 0,5 0,25 mol
 Fe à Fe2+ + 2e
 b mol 2b
 Ta có nFe = a + b = 0,3 (1) 
 Theo định luật bảo toàn e , ta có :
 2a + 3b = (m-16,8)2/16 + 0,5 (2)
Từ (1) và (2) => m = ( 8b + 17,6 ) 
 Với 0 < b < 0,3 
 Ta có 20gam < m < 17,6gam
 45,6 gam < m muối < 60 gam 
 0,55 mol < n H2SO4 phản ứng < 0,7 mol 
1
10
1
a) k= = 6,93´10-4 s-1. 
 Theo t = Þ t= = 2000 s (tức là 2 ´ t)
 * k= = 1,39´10-4 s-1. 
 Hệ số nhiệt độ: Þ g = 1,125 
b) Theo Þ Ea = 34,704 (KJ/mol) 
1
2
Gọi P0 là áp suất ban đầu của AsH3, P0 - x áp suất riêng phần của AsH3 ở thời điểm t, P áp suất chung của hệ ở thời điểm t
 Ta có 2AsH3 " 2As + 3H2
 t = 0 P0 0
 t P0 – x 3/2 . x
 Ta có P = (P0 – x) + 3/2 . x = P0 + ½ x " x = 2(P-P0)
 nên (P0 – x) = 3P0 – 2P (0,75)
 Giả sử dây là phản ứng một chiều bậc 1 thì biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: 
 k= 1/t ln = 1/t ln (0,25đ)
 t =5,5: k1 = (1/5,5)ln 0,04 giờ-1 
 t = 6,5: k2 = (1/6,5)ln0,04045 giờ-1
 t = 8 k3 = (1/8)ln0,04076 giờ-1 
 Vì k1 k2 k3 nên đây là phản ứng một chiều bậc 1.
 Hằng số tốc độ:
 k = 1/3 (k1+k2+k3) 0,0404 giờ-1 
1

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA 10.doc