Đề tự luận Sinh học 7 - Học kì I

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tự luận Sinh học 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tự luận Sinh học 7 - Học kì I
Tự luận
1/Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Trả lời: Nước ta nuôi trâu bò dưới điều kiện chăn thả bò trâu thả rong nên tiếp xúc với kí sinh qua nhiều đườg trong đó có nguồn nước và thức ăn. Trâu bò thả rông không kiểm sóat được chất thải khi trâu bò thải ra ngoài và nguồn nước trâu bò uống. Vì vậy nên kí sinh trùng tồn tại vòng đời liên tục
 Hoặc:
 -Nước ta mưa nhiều tạo điều kiện cho trứng sán nở thành ấu trùng.
 -Đồng ruộng nước ta có nhiều loài ốc và vật chủ trung gian thích ứng cho sự phát triển của ấu trùng.
 -Trâu bò phần lớn ăn cây cỏ mọc hoang, uống nước ao ruộng chứa rất nhiều sán lá gan.
2/Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất?
Trả lời: Vì giun đất hô hấp qua da nên khi mưa lớn, đất bị ngập, giun không hô hấp được nên bò lên mặt đất hô hấp
3/ Mọc chồi ở thủy tức và san hô khác nhau như thế nào?
Trả lời: Ở thủy tức sinh sản vô tính mọc chồi khi chồi có thể kiếm được thức ăn sẽ tách khỏi cơ thể mẹ còn san hô khi sinh sản vô tính mọc chồi cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau
4/Sau khi học xong ngành thân mềm rất nhiều bạn học sinh thắc mắc: 
Vì sao Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bò chậm chạp?
 Em hãy vận dụng kiến thức về ngành thân mềm mà em đã được biết giải thích cho các bạn học sinh rõ.
Trả lời: Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì:
Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm như:Thân mềm, Cơ thể không phân đốt, Có khoang áo, Hệ tiêu hóa phân đốt
5/ Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau ở điểm nào?
Trả lời:
- Giống: cùng ăn hồng cầu. 
 - Khác:
 +Trùng kiết lị lớn,"nuốt" nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp
 + Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu ký sinh, ăn hết chất nguyên sinh trong hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng mới cùng một lúc, rồi phá vở hồng cầu ra ngoài. Sau đó mổi trùng chui vào 1 hồng cầu khác cứ thế tiếp diễn 
Câu 6: Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.
- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
Câu 7:Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu Canxi và sắc tố của tôm? Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
- Vỏ kitin có ngấm nhiều Canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm chỗ bám cho cơ, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.
-Ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cứng rắn bao bọc không lớn lên theo cơ thể được.
Câu 8:Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
Cơ thể có ba phần rõ rệt : đầu có một đôi râu, ngực có 3 đôi chân thường có 2 đôi cánh là những đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung.
Câu 9:Vai trò của cá trong đời sống con người?
-Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp. Dầu gan cá nhám, cá thu có nhiều vitmin A và D. Chất tiết từ buồng trứng và nội quan cá nóc được dùng để chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván. Da cá nhám dùng đóng giày, làm cặp. Cá ăn bọ gậy của muỗi truyền bệnh
-Nếu ăn phải cá nóc có thể bị ngộ độc chết người
Câu 10: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trường nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tu_luan_sinh_hoc_7_hk1.doc