Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 9: Kiến thức lớp 10 & 11 liên quan (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 9: Kiến thức lớp 10 & 11 liên quan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 9: Kiến thức lớp 10 & 11 liên quan (Có đáp án)
Họ và tên học sinh: ................................................................................................. Lớp: .....................
● Các câu hỏi ở mức độ năng lực nhận biết
01: Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?
A. 26Fe: [Ar] 4s23d6.	B. 26Fe2+: [Ar] 4s23d4.	C. 26Fe2+: [Ar] 3d44s2.	D. 26Fe3+: [Ar] 3d5.
02: Dãy gồm các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần độ âm điện
A. K, Na, Mg, Al.	B. Al, Na, Mg, K.	C. Na, K, Al, Mg.	D. Mg, Al, K, Na.
03: Dãy chỉ gồm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp là
A. Ca, Sc, Fe, Ge.	B. Zn, Mn, Cu, Sc.	C. Ca, Sc, Fe, Zn.	D. Sn, Cu, Pb, Ag,
04: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa-khử?
A. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2.
B. 2FeO + 4H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
C. Fe3O4 + 4H2SO4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.
D. 6FeCl2 + 3Br2 2FeBr3 + 4FeCl3.
05: Sơ đồ phản ứng: CrCl3 + NaOCl + NaOH Na2CrO4 + NaCl + H2O
có các hệ số cân bằng lần lượt là
A. 2, 6, 4, 2, 3, 4.	B. 4, 6, 8, 4, 3, 4.	C. 2, 3, 8, 2, 9, 4.	D. 2, 3, 10, 2, 9, 5.
06: Tùy theo nhiệt độ, đơn chất lưu huỳnh có thể tồn tại ở dạng nào sau đây?
A. Chỉ có S và S8.	B. Chỉ có S2 và S8.	C. Chỉ có S8 và Sn.	D. Cả 4 dạng: S, S2, S8, Sn.
07: Biện pháp nào dưới đây làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp NH3?
N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) , 
A. Dùng nhiệt độ thấp (có xúc tác) và áp suất cao.
B. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ.
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
D. Dùng nhiệt độ thâp (có xúc tác) và áp suất thấp.
08: Dãy các chất nào sau đây đều là chất không điện li?
A. NaOH, CaCO3, Na2CO3, HNO3.	B. CH3COOH, NaCl, HCl, Ba(OH)2.
C. H2O, NaNO3, CaCl2, CH3OH.	D. C6H12O6, C2H5OH, CH3CHO.
09: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. HCl.	B. NaCl.	C. NaOH.	D. NaNO3.
10: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. HCl.	B. NaCl.	C. NaOH.	D. NaNO3.
11: Dãy các chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?
A, NaCl, AgCl, HNO3, Ba(OH)2, CH3COOH.	B. BaSO4, H2O, NaOH, HCl, CuSO4.
C. NaClO, Al2(SO4)3, KNO3, KOH, HClO4.	D. H2SO4, Ba(OH)2, NH4OH, CH3COONa.
12: Cho 2 chất (trong dung dịch) phản ứng với nhau: Ca(HCO3)2 + NaOH. Chọn phương trình ion đúng biểu diễn phản ứng xảy ra
A. HCO3- + OH- CO32- + H2O.
B. HCO3- + Na+ NaHCO3.
C. Ca2+ + HCO3- + OH- CaCO3 + H2O.
D. Ca2+ + CO32- CaCO3 + H2O.
13: Trung hòa với thể tích bằng nhau dung dịch HCl 2M với dung dịch Ba(OH)2 2M. Dung dịch sau phản ứng có pH
A. = 7.	B. > 7.	C. < 7.	D. = 6.
14: Cho các muối: NaHSO4, CH3COOK, KH2PO4, NH4Cl, NaHCO3, NH4HCO3, KCl. Số muối axit là
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
15: Hòa tan 7,3 gam khí hiđro clorua vào nước rồi thêm nước đến 2 lít. Độ pH của dung dịch là
A. 2.	B. 1.	C. 12.	D. 13.
16: Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch?
A. K+, CO32-, SO42-.	B. Fe2+, NO3-, S2-, H+, Al3+.
C. Al3+, SO42-, Mg2+, Cl-.	D. H+, NO3-, SO42-, Mg2+.
17: NO2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử trong phương trình hóa học
A. 2NO + O2 2NO2.	B. 2NO2 N2O4.
C. 2NO2 + 2OH- NO3- + NO2- + H2O.	D. 2NO2 + O3 N2O5 + O2.
18: Trong phân tử propen có số liên kết xích-ma (σ) là
A. 7.	B. 9.	C. 8.	D. 6.
19: Số đồng phân cấu tạo mạch hở làm mất màu Br2 ứng với công thức C4H8 là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
20: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzen.	B. Metan.	C. Toluen.	D. Axetilen.
21: Dung dịch axit acrylic (CH2=CHCOOH) không phản ứng được với
A. Na2CO3.	B. NaOH.	C. Mg(NO3)2.	D. Br2.
22: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl.	B. HCl.	C. NaHCO3.	D. KOH.
23: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.	B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.	D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
● Các câu hỏi ở mức độ năng lực thông hiểu
24: Trong số chất và ion có kí hiệu: Na, Na+, S2-, SO2, SO42-, HClO và HNO3. Sô chất và ion vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
25: Phản ứng hóa học được biểu diễn: 2Al + 2H2O + 2NaOH 2NaAlO2 + 3H2.
Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng này là
A. Al.	B. H2O.	C. NaOH.	D. NaAlO2.
26: Dãy các chất đã không được xếp theo trật tự tăng dần độ mạnh tính axit là
A. HClO, HClO2, HClO3, HClO4.	B. HI, HBr, HCl, HF.
C. H3PO4, H2SO4, HClO4.	D. NH3, H2O, HF.
27: Khi lấy cùng số mol các chất: KClO3, KMnO4, CaOCl2 và KNO3 đem nhiệt phân để điều chế khí O2, thì chất sinh ra và lượng O2 lớn nhất là
A. KClO3.	B. KMnO4.	C. CaOCl2.	D. KNO3.
28: Xét dãy biến hóa: FeS2 (X) (Y) (Z). Chất Z là
A. Na2SO4.	B. H2SO3.	C. Ba(NO3)2.	D. CuCl2.
29: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
30: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
(g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
31: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với dung dịch HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
32: Cho dãy các oxit: NO2, Cr2O3, SO2, CrO3, CO2, P2O5, Cl2O7, SiO2, CuO. Có bao nhiêu oxit trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
A. 7.	B. 8.	C. 6.	D. 5.
33: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là
A. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.	B. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.
C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.	D. NH4H2PO4 à Ca(H2PO4)2.
34: Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, CrO3, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là
A. 7.	B. 5.	C. 6.	D. 8.
35: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung NH4NO3 rắn.
(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc).
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). 
(g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(h) Cho PbS vào dung dịch HCl loãng.
(i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 2.
36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3.
(b) Nung FeS2 trong không khí.
(c) Nhiệt phân KNO3.
(d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư).
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(h) Nung Ag2S trong không khí.
(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).
Số thí nghiệm thu được kim loại sau kh các phản ứng kết thúc là
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
37: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là
A. C3H9N.	B. C3H7Cl.	C. C3H8O.	D. C3H8.
38: Trong số các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C2H5OH.	B. HCOOCH3.	C. CH3COOH.	D. CH3CHO.
39: Trong các chất: axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
40: Cho các chất sau: HCHO, CH3CHO, HCOOH, C2H2. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
41: Cho các chất sau:: etilen, axetilen, phenol (C6H5OH), buta-1,3-ddien, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là
A. 3.	B. 2.	C. 5.	D. 4.
42: Cho các chất sau: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
● Các câu hỏi ở mức độ năng lực vận dụng
43: Chế hóa 6,3 gam hỗn hợp của lưu huỳnh và photpho với một lượng dư axit nitric đặc khi đun nóng, thu được 24,64 lít khí màu nâu (đktc). Phần trăm khối lượng của lưu huỳnh trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 50,8%.	B. 49,2%.	C. 25,4%.	D. 17,5%.
44: Hòa tan 26,7 gam hỗn hợp NaI và NaCl vào nước được dung dịch . Cho brom vừa đủ vào dung dịch A được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là 4,7 gam. Lượng NaCl trong hỗn hợp bằng
A. 15,0 gam.	B. 11,7 gam.	C. 5,85 gam.	D. 4,70 gam.
45: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-; x mol OH-. Dung dịch Y có chứa: ClO4-; NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là
A. 1.	B. 12.	C. 13.	D. 2.
46: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là
A. CO32- và 30,1 gam.	B. SO42- và 56,5 gam.
C. CO32- và 42,1 gam.	D. SO42- và 37,3 gam.
47: Dung dịch X gồm 0,12 mol Na+; x mol SO42-; 0,12 mol Cl- và 0,05 mol NH4+. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 7,190.	B. 7,705.	C. 7,875.	D. 7,020.
48: Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong oxi dư. Hòa tan sản phẩm bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là
A. 16,4 gam.	B. 14,2 gam.	C. 12,0 gam.	D. 11,1 gam.
49: Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thu được hỗn hợp Y (không chứa H2). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 16 gam Br2. Công thức phân tử của X là
A. C4H6.	B. C3H4.	C. C2H2.	D. C5H8.
50: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2, 0,2 mol C2H4, 0,3 mol H2 với Ni thu được khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Khí Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,1.	B. 0,3.	C. 0,4.	D. 0,2.
51: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng lượng X trên với H2SO4 đặc để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là
A. 6,45 gam.	B. 5,46 gam.	C. 4,20 gam.	D. 7,40 gam.
52: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là
A. 23%.	B. 16%.	C. 8%.	D. 46%.
53: Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm axit fomic và etanol phản ứng hết với Na dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít.	B. 3,36 lít.	C. 6,72 lít.	D. 7,84 lít.
54: Hỗn hợp X gồm: axit fomic, axit acrylic, axit oxalic, axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3, thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là
A. 1,62.	B. 1,44.	C. 3,60.	D. 1,80.
55: Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp gồm X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một, tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là
A. 42,86%.	B. 57,14%.	C. 85,71%.	D. 28,57%.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_chu_d.doc