Họ và tên học sinh: ................................................................................................. Lớp: ..................... ● Thành phần, cấu tạo 01: Công thức hóa học của sắt(II) hiđroxit là A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe(OH)3. D. Fe(OH)2. 02: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là A. +4. B. +6. C. +2. D. +3. 03: Công thức hóa học của kali đicromat là A. KCrO2. B. K2Cr2O6. C. K2Cr2O7. D. K2CrO4. 04: Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao? A. H2. B. CO. C. Al. D. Na. ● Tính chất 05: Khi Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra A. FeSO4 và khí SO2. B. Fe2(SO4)3 và khí H2. C. Fe2(SO4)3 và khí SO2. D. FeSO4 và khí H2. 06: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây? A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag. 07: Hai chất chỉ có tính oxi hóa là A. Fe(NO3)2, FeCl3. B. Fe(OH)2, FeO. C. Fe2O3, Fe2(SO4)3. D. FeO, Fe2O3. 08: Chất chỉ có tính khử là A. FeCl3. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe. 09: Dung dịch làm mất màu tim của KMnO4 trong dung dịch H2SO4 là A. FeCl3. B. K2CrO4. C. Fe2(SO4)3. D. FeSO4. 10: Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. NaCl, Cu(OH)2. B. HCl, NaOH. C. Cl2, Al(OH)3. D. Cl2, NaOH. 11: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)? A. Fe2O3 và dung dịch HCl. B. FeO và dung dịch HNO3 loãng (dư). C. Fe(OH)3 và dung dịch H2SO4. D. Fe và dung dịch HCl. 12: Cho dãy các chất: FeCl3, CuSO4, BaCl2, FeSO4, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 13: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa vàng, sao đó chuyển dần sang màu lục xám. Chất X là A. CrCl3. B. FeCl2. C. MgCl2. D. FeCl3. 14: Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe(NO3)3 X Y Z Fe(NO3)3 Các chất X và T lần lượt là A. FeO và NaNO3. B. FeO và AgNO3. C. Fe2O3 và Cu(NO3)2. D. Fe2O3 và AgNO3. 15: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. 16: Nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử; Cr(VI) có tính oxi hóa. B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính. C. Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; Cr(OH)4- có tính bazơ. D. Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân. 17: Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng vơi dung dịch HNO3 loãng? A. Al2O3. B. MgO. C. Fe2O3. D. FeO. 18: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính? A. Ba(OH)2 và Fe(OH)3. B. Cr(OH)3 và Al(OH)3. C. NaOH và Al(OH)3. D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3. 19: Kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội là A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Cr. 20: Cho các kim loại: Mg, Al, Cr, Fe, Zn. Số kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với HNO3 (đặc, nguội) và H2SO4 (đặc, nguội) là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. 21: Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit bazơ? A. Al2O3. B. Cr2O3. C. CrO. D. CrO3. 22: Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit axit? A. CrO. B. Cr2O3. C. Fe2O3. D. CrO3. 23: Thêm dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu da cam. B. không màu sang màu vàng. C. màu da cam sang màu vàng. D. màu vàng sang màu da cam. 24: Công đoạn nào dưới đây cho biết đó là quá trình luyện thép? A. Khử quặng sắt thành sắt tự do. B. Điện phân dung dịch muối sắt(III). C. Khử hợp chất kim loại thành kim loại tự do. D. Oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxit và tách ra ở dạng khí hoặc xỉ. 25: Cho các phát biểu sau: (a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ. (b) Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. (c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ. (d) CrO3 là một oxit axit. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. 26: Cho dãy các chất: FeO, Fe, Cr(OH)3, CrO3, Cr2O3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. 27: Cho dãy oxit: MgO, Al2O3, CrO3, Cr2O3. Số oxit lưỡng tính trong dãy là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 28: Để phân biệt hai dung dịch Cr2(SO4)3 và FeCl2 người ta dùng dư dung dịch A. NaOH. B. NaNO3. C. KNO3. D. K2SO4. ● Bài toán 29: Để chuyển 1,12 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 8,96 lít. 30: Để 28 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4 gam (giả thiết sản phẩm oxi hóa chỉ là sắt từ oxit). Phần trăm khối lượng sắt đã bị oxi hóa là A. 48,8%. B. 60,0%. C. 81,4%. D. 99,9%. 31: Hòa tan Fe trong dung dịch HNO3 dư, thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan là A. 0,56 gam. B. 1,12 gam. C. 1,68 gam. D. 2,24 gam. 32: Hòa tan 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất. Hàm lượng Fe trong hỗn hợp là A. 60,78%. B. 60,87%. C. 68,70%. D. 67,80%. 33: Hòa tan 2,16 gam FeO trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là A. 0,224. B. 0,336. C. 0,448. D. 2,240. 34: Thể tích dung dịch KOH 0,1M cần dùng để kết tủa hết ion Fe3+ trong 100 ml dung dịch FeCl3 0,2M là A. 300 ml. B. 600 ml. C. 200 ml. D. 100 ml. 35: Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a (mol/l) vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a (mol/l). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 22,96. B. 11,48. C. 17,22. D. 14,35. 36: Đốt 16,2 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong khí Cl2 thu được chất rắn X. Hòa tan Y vào nước dư, thu được dung dịch Z và 2,4 gam kim loại. Dung dịch Z làm mất màu 0,21 mol KMnO4 trong dung dịch H2SO4. Hàm lượng của Fe trong hỗn hợp là A. 72,91%. B. 64,00%. C. 66,67%. D. 37,33%. 37: Khử hoàn toàn 4,8 gam oxit kim loại cần 2,016 lít hiđro (đktc). Kim loại thu được tan hết trong dung dịch HCl thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Oxit kim loại là A. CuO. B. MnO2. C. Fe3O4. D. Fe2O3. 38: Khử 20 gam bột Fe2O3 bằng khí CO thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch HNO3 0,5M thoát ra 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất khử Fe2O3 là A. 70%. B. 80%. C. 75%. D. 85%. 39: Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là A. 0,86 gam. B. 1,72 gam. C. 2,06 gam. D. 1,03 gam. 40: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 là A. 29,4 gam. B. 29,6 gam. C. 59,2 gam. D. 24,9 gam. 41: Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (không có không khí) đến phản ứng hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một, phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng). Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là A. 0,9. B. 1,3. C. 0,5. D. 1,5. 42: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam hỗn hợp X là A. 1,08 gam. B. 0,54 gam. C. 0,81 gam. D. 0,27 gam. 43: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO (chứa 20% khối lượng oxi). Cho khí CO đi qua m gam X nung nóng thu được chất rắn Y có khối lượng nhỏ hơn X là 0,48 gam. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 2,52m gam muối và 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là A. 9,95. B. 10,50. C. 10,94. D. 9,54. 44: 32,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 tan hết trong 1 lít dung dịch HNO3 1,7M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y. Biết Y hòa tan tối đa 12,8 gam Cu và không có khí thoát ra. Giá trị của V là A. 6,72. B. 9,52. C. 3,92. D. 4,48. 45: Hòa tan hết 8,16 gam hỗn hợp E gồm Fe và hai oxit sắt trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 đến dư vào X, thu được dung dịch Y chứa 19,5 gam muối. Mặt khác, cho 8,16 gam E tan hết trong 340 ml dung dịch HNO3 1M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là A. 0,672. B. 0,896. C. 1,792. D. 2,688. 46: Chia hỗn hợp X gồm: Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần một trong dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí (trong đó có khí NO). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 27. B. 29. C. 31. D. 25.
Tài liệu đính kèm: