MÃ KÍ HIỆU .. ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT Năm học 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề thi gồm 9 câu, 02 trang) I. Đọc hiểu (3 điểm): Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 1 đến câu 4) Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co, du dẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng hầu cân ông lí yếu hơn chị chàng con mọm, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2004, trang 31) Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý kiến em cho là đúng về nhà văn Ngô Tất Tố? A. Sinh năm 1890-1950, tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Là một tay ngôn luân xuất sắc trong đám nhà Nho. Là nhà văn tiêu biểu của dòng văn học Lãng mạn Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất là phóng sự Việc làng. E. Là nhà văn, nhà dịch thuật và khảo cứu nổi tiếng. Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là .. ... Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng năm từ láy. A. Đúng B. Sai Câu 4. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu? Câu 5. Em hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn sau : Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. (Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2004, trang 31) Câu 6. Ghép một ý của cột A với một ý của cột B để có kết hợp đúng xét về thể loại và xét về nội dung của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Cột A Cột B 1. Về thể loại a. Văn bản nhật dụng 2. Về nội dung b. Văn bản nghị luận c. Văn bản tự sự Câu 7. Từ văn bản Mây và sóng của Ta-go, em rút ra cho mình bài học gì về việc tạo dựng hạnh phúc cho bản thân trong cuộc sống? II. Làm văn (7 điểm): Câu 1. Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, trang 70) Câu 2. Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. ------------Hết---------- MÃ KÍ HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT Năm học 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 6 trang) Chú ý: Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm tối đa Điểm bài thi 10 điểm I.Đọc hiểu (3 điểm): Câu Đáp án Điểm 1(0,25 điểm) Mức độ tối đa: HS chọn đáp án B,E. Mức độ chưa tối đa: HS chọn đáp án B hoặc E. Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 0,25 điểm 2(0,25 điểm) Mức độ tối đa: HS điền vào chỗ trống: tự sự kết hợp miêu tả. Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 0,25 điểm 3(0,25 điểm) Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A. Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 0,25 điểm 4(0,5 điểm) Mức độ tối đa: HS giải thích được ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Bến quê của tác giả Nguyễn Minh Châu: Bến quê có hai lớp nghĩa: + Nghĩa thực: bến sông quê nhà của Nhĩ. + Nghĩa biểu tượng: là gia đình, quê hương xứ sở gần gũi, thân thương và bền vững, là nơi neo đậu bình yên cho mỗi con người. Từ đó, Bến quê có khả năng thức tỉnh con người về tình yêu gia đình, quê hương cội nguồn; trân trọng những giá trị bình dị, gần gũi mà lớn lao, bền vững. Mức độ chưa tối đa: HS trả lời được một trong các ý trên. Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 0,5 điểm 5(0,5 điểm) Mức độ tối đa: HS xác định được đúng cấu trúc ngữ pháp của câu, và xác định câu văn thuộc kiểu câu ghép. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện/ CN chạy không kịp với sức xô đẩy của VN người đàn bà lực điền, hắn/ ngã chỏng CN VN quèo trên mặt đất, miệng/ vẫn nham CN VN nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Mức độ chưa tối đa: HS chỉ xác định được cấu trúc ngữ pháp hoặc chỉ xác định được kiểu câu. Mức độ không đạt: Không xác định đúng cấu trúc ngữ pháp và kiểu câu. 0,5 điểm 6(0,25 điểm) Mức độ tối đa: HS nối đúng 1 với b; 2 với a. Mức độ chưa tối đa: HS nối đúng một trong hai ý. Mức độ không đạt: không trả lời hoặc trả lời sai. 0,25 điểm 7(1 điểm) Mức độ tối đa: HS trả lời được đầy đủ các ý sau: - Em bé trong bài thơ Mây và sóng của Tago đã khước từ hanh phúc ở nơi xa xôi trên mây và trên sóng và tự tạo dựng hạnh phúc cho mình trong ngôi nhà của em và có mẹ ở bên cạnh. - Qua đó, chúng ta thấy được hạnh phúc của con người trong cuộc sống này không phải là ở nôi xa xôi và hạnh phúc không phải là điều bí ẩn mà nó ở chính cuộc sống quanh ta. - Chúng ta hãy biết tạo dựng hạnh phúc cho mình bằng chính bàn tay lao động của mình và hãy lấy điểm tựa là tình mẹ để chiến thắng mọi cám dỗ, vượt qua mọi khó khăn để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Mức độ chưa tối đa: HS trả lời không được đầy đủ các ý nêu trên. Mức độ chưa đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 1 điểm II. Làm văn (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1(3 điểm) Mức độ tối đa: * Về phương diện nội dung: - Đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ, khổ thơ. - Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ, có cảm xúc. Cụ thể: 1.Mở bài (0,5 điểm) Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh, xuất xứ bài thơ Sang thu, nội dung khái quát của bài thơ. - Vị trí của khổ thơ, nội dung khái quát của khổ thơ: Khổ thơ thể hiện những biến chuyển tinh tế của bức tranh thiên nhiên chớm thu trên làng quê Đồng bằng Bắc Bộ. - Trích dẫn khổ thơ. 2.Thân bài (2điểm): +) Luận điểm 1: Những biến chuyển tinh tế của bức tranh chớm thu trên làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh hương ổi: Hương ổi là tín hiệu đầu tiên của mùa thu trong cảm nhận của Hữu Thỉnh. Đây cũng là điểm mới đầu tiên khi viết về mùa thu, khác với thơ xưa, nay thường miêu tả tín hiệu của thu về bằng sắc vàng, bằng hương cốm, lá sen hay nồng nàn hương hoa sữa. Hương ổi là một mùi hương của làng quê thôn dã, giản dị, mộc mạc mà thân quen. Đây là lần đầu tiên mùi hương ổi đi vào trong thơ ca ngọt ngào và tự nhiên đến vậy. - Học sinh phân tích cái hay của động từ phả mà tác giả sử dụng để miêu tả mùi hương ổi: Đây là một động từ mạnh làm cho hương ổi như sánh lại, quyện lại bung tỏa mạnh mẽ vào hơi gió se (làn gió từ lâu được coi là đặc trưng của hồn thu Bắc Bộ) làm cho cái ấm và cái lạnh giao nhau, làm ấm nồng cả không gian cảnh vật. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh sương với nghệ thuật nhân hóa và từ láy chùng chình: Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa và từ láy chùng chình vừa diễn tả chính xác đặc trưng của làn sương mùa thu vừa có tác dụng gợi hình và gợi tình. Làn sương mùa thu như một nàng thiếu nữ duyên dáng, yểu điệu thướt tha với tâm trạng ngập ngừng, bịn rịn, bâng khuâng khi bước sang ngưỡng cửa của mùa thu. - Bức tranh mùa thu được cảm nhận bằng khứu giác, thị giác và xúc giác, từ những gì vô hình, mờ ảo, nhỏ hẹp và gần. +) Luận điểm 2 (1 điểm): Tâm trạng ngỡ ngàng của nhà thơ khi chợt nhận thu về: - Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua từ bỗng (một thoáng giật mình bối rối), qua từ hình như (một chút mơ hồ mong manh, một sự đoán nhận chưa chắc chắn). Mùa thu yên bình đầu tiên đến với người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh khiến nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng, một sự ngỡ ngàng mà dường như đã đợi từ lâu lắm. - Qua đó, người đọc thấy được tình yêu làng quê tha thiết và tâm hồn nhạy cảm của tác giả. 3. Kết bài (0,5 điểm): - Đánh giá thành công về nghệ thuật, nội dung của khổ thơ: Đoạn thơ nói riêng bài thơ nói chung được viết theo thể ngũ ngôn vừa mang nét đẹp cổ điển vừa mang nét đẹp hiện đại. Cùng với những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, khổ đầu bài thơ đã vẽ ra khung cảnh chớm thu đẹp, duyên dáng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ trong cảm nhận tinh tế và tình yêu thiên nhiên mùa thu tha thiết của hồn thơ Hữu Thỉnh. - HS nêu cảm xúc của bản thân. * Về phương diện hình thức: Bài văn có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu. Mức độ chưa tối đa: HS cảm nhận chưa đầy đủ vẻ đẹp của khổ thơ; còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả. Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề. 1 điểm 1 điểm Câu 2(4 điểm) Mức độ tối đa: * Về phương diện nội dung: - Đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về một nhân vật văn học. - Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên, lời văn có cảm xúc. Cụ thể: 1.Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, xuất xứ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nội dung khái quát của tác phẩm, khái quát vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên: Một chàng thanh niên trẻ nhiệt huyết, sống lao động, cống hiến hết mình, lặng thầm mà đầy ý nghĩa cho đất nước. 2.Thân bài (3 điểm): *) Luận điểm 1: Tình huống truyện và hoàn cảnh sống, lao động, làm việc của anh thanh niên. - Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật (ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên làm khí tượng) trên đỉnh Yên Sơn, trong 30 phút ngắn ngủi. - Hoàn cảnh sống, làm việc của anh thanh niên: Anh thanh niên 27 tuổi sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m bốn bề chỉ có cỏ cây, mây mù lạnh lẽo. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc hàng ngày của anh là đo gió, đo mây, tính mưa,đo nhiệt độ, đo chấn động mặt đất để phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc lắm gian khổ, đòi hỏi ở anh sự tỉ mỉ và chính xác và sự nhiệt tình trong công việc. Nhưng gian khổ nhất với anh là sự cô đơn và nỗi thèm người. *) Luận điểm 2 (2,5 điểm): Vẻ đẹp của bức chân dung nhân vật anh thanh niên: - Một con người có ý thức, trách nhiệm cao với công việc của mình. Anh ý thức được công việc của anh gắn với công việc của hàng triệu người từng giờ, từng phút nên anh luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình không sai một giờ, một phút. Từ những cố gắng, miệt mài, anh đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước: Nhờ phát hiện môt đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy không quân ta bắn hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu hàm Rồng. Anh thấy hạnh phúc khi mình làm việc có hiệu quả: Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. - Anh có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống thể hiện một con người sống có lí tưởng và hoài bão. Anh có suy nghĩ đúng về ý nghĩa của lao động đối với cuộc đời mỗi con người: Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được rồi mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc và anh yêu say mê công việc của mình: Công việc của cháu gian khổ vậy đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất. - Cái đẹp trong anh còn được toát lên bằng một cuộc sống nề nếp, gọn gàng, văn minh và thơ mộng. Ngôi nhà ba gian của anh gọn gàng, sạch sẽ. Anh còn biết trồng hoa làm đẹp cuộc sống của mình. Ngoài ra anh còn biết nuôi gà để tự phục vụ cuộc sống của mình và lấy sách là bạn. Đây là con người sống đẹp, biết làm đẹp cho đời. - Anh là chàng trai giàu tình cảm, sống chan hòa và luôn quan tâm tới người khác: anh biếu vợ bác lái xe củ tam thất vì bác gái vừa ốm dậy, vồn vã mời khách lên thăm nhà mình, ngắt hoa tặng cô kĩ sư, pha trà mời ông họa sĩ, tặng mọi người làn trứng để ăn đường. - Anh còn là con người khiêm tốn và hết sức bình tâm. Anh luôn cảm thấy những đóng góp của mình là bình thường, nhỏ bé so với những người khác. Khi ông họa sĩ vẽ anh, anh lại từ chối và giới thiệu những người đáng vẽ hơn anh. Anh thấy cuộc đời thật đẹp vì có những con người như vậy. Anh cũng luôn vui sướng vì thấy ý nghĩa của của những đóng góp nhỏ bé của mình cho cuộc sống. *) Luận điểm 3: Đánh giá thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vât. Liên hệ so sánh để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm miền Bắc đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đánh Mĩ ở miền Nam: - Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. - Truyện thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được khắc họa trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế. - Chất thơ thẫm đẫm trong tác phẩm góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của mảnh đất Sa Pa, làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Liên hệ với vẻ đẹp của những chàng trai cô gái những năm chống Mĩ trên tuyến lửa Trường Sơn trong các tác phẩm văn học và thực tế lịch sử, để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng miền Bắc đi lên xây dựng XHCN và đánh Mĩ ở miền Nam. 3. Kết bài (0,5 điểm) : - Nhân vật anh thanh niên là một chàng trai sống đẹp, sống có lí tưởng. Anh sống là để dâng hiến hết mình cho tổ quốc trong công việc thầm lặng mà đầy ý nghĩa của mình. - Qua nhân vật anh thanh niên, tác giả ngợi ca những con người đang lao động, cống hiến lặng thầm cho tổ quốc. - Vẻ đẹp của anh thanh niên nói riêng và vẻ đẹp của thế hệ cha anh đi trước nói chung là biểu tượng đẹp để thế hệ sau tiếp nối, phát huy xây dựng đất nước thêm giàu đẹp. * Về phương diện hình thức: bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu. Mức độ chưa tối đa: HS cảm nhận chưa đầy đủ vẻ đẹp của khổ thơ; còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả. Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm -----------Hết----------- PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: De thi vao 10, Ngu van . doc MÃ ĐỀ THI :.. TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 8 TRANG.
Tài liệu đính kèm: