Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2007 - 2008 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút

doc 15 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2949Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2007 - 2008 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2007 - 2008 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút
2 bộ dề thi ngữ văn
Nam Định
Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt 
năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề thi gồm 01 trang
Bộ đề số 1
Câu 1 (2,0 điểm):
“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”
(Trích “Truyện Kiều Nguyễn Du)
Hai câu thơ trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.
Hãy chỉ rõ và phân tích giá trị của biện pháp tu từ ấy?
Câu 2 (2,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con ngời là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con ngời cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con ngời lại càng nổi trội”.
(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 27)
Chủ đề của đoạn văn trên là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm):
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Câu 4 (5,0 điểm):
“Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ”. (Ngữ văn lớp 9, tập I, trang 51)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên.
Sở giáo dục - Đào tạo
Nam Định
Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 thpt
năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Câu
Yêu cầu
Điểm
I
Chỉ rõ và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật so sánh ở hai câu thơ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
2,0
Chỉ rõ câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
1,0
+ Câu thơ thứ hai được trích dẫn: “Ngựa xe như nước áo quần như nêm” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
0,25
+ Câu thơ này lại có hai mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh. Mô hình thứ nhất: vế A1 (sự vật được so sánh) là “ngựa xe” và B1 (sự vật dùng để so sánh) là “nước”; mô hình thứ hai: Vế A2 (áo quần) và vế B2 (nêm).
0,5
+ Hai vế A và B được gắn với nhau bằng từ so sánh “như”
0,25
- Phân tích giá trị biểu hiện
1,0
+ Khung cảnh lễ hội ngày xuân thật tưng bừng, náo nhiệt. Từng đoàn người nhộn nhịp, nô nức kéo nhau đi thanh minh. Đây là dịp hội ngộ của tuổi thanh xuân (Dập dìu tài tử giai nhân). Những người trẻ tuổi là nam thanh nữ tú, trai tài gái sắc dập dịu gặp gỡ, hẹn hò: “ngựa xe” tấp nập “như nước”, “áo quần như nêm”.
0,25
+ Hình ảnh “nước” diễn tả cụ thể sinh động, thể hiện sự vô cùng vô tận của phương tiện tham gia thanh minh (dùng phương tiện để thay cho con người).
0,25
+ “Nêm” được hiểu theo nghĩa đen là kín đặc, chặt chẽ, chật chội còn nghĩa bóng trong văn cảnh câu thơ này lại thể hiện sự đông đúc, chen lấn như đan cài vào nhau và chật như nêm.
0,25
+ Hình ảnh “nước” và “nêm” trong văn cảnh câu thơ này có giá trị khơi gợi hình ảnh con người (ngựa xe, áo quần) tham gia lễ hội thanh minh đông đúc vui nhộn làm cho ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng và vô cùng sinh động.
0,25
2
Chủ đề đoạn văn và nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề.
2,0
- Chủ đề đoạn văn: Trong những chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị về con ngời là quan trọng nhất.
0,5
- Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề ấy. Các câu văn đã tạo ra sự sắp xếp hợp lý của các ý trong đoạn văn: 
+ Tầm quan trọng nhất của sự chuẩn bị bản thân con người cho hành trang vào thế kỉ mới (câu 1).
0,5
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử từ xưađến nay (câu 2)
0,5
+ Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ tới (câu 3)
0,5
3
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
1,0
- Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
0,5
- Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954) 
0,5
4
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” để làm sáng tỏ nhận định. 
5,0
Đây là kiểu bài phân tích nhân vật có định hướng: niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của Vũ Nương và sự khẳng định vẻ đẹp truyền thống của nàng (số phận của Vũ Nương rất điển hình cho người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến và vẻ đẹp của nàng cũng chính là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam). Học sinh có thể chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác nhau, nhưng việc phân tích phải hướng vào yêu cầu của đề.
a) Giới thiệu vài nét về tác giả và “Chuyện người con gái Nam Xương”.
0,5
- Tác giả: Nguyễn Dữ là người sống ở thế kỷ XVI, thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê Mạc, Trịnh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.
0,25
- Tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện của “Truyền kỳ mạn lục” (Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền). “Truyền kỳ mạn lục” được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống bình yên, hạnh phúc, nhưng các thế lực tàn bạo cùng lễ giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất và bất hạnh.
0,25
b) Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định
4,0
b1. Số phận oan nghiệt của Vũ Nương
2,0
- Tình duyên ngang trái
0,25
Nguyễn Dữ đã cảm thương cho Vũ Nương người phụ nữ nhan sắc và đức hạnh lại phải lấy Trương Sinh, một kẻ vô học hồ đồ vũ phu. Thương tâm hơn nữa, người chồng còn “có tính đa nghi” nên đối với vợ đã “phòng ngừa quá sức”.
- Mòn mỏi đợi chờ, vất vả gian lao.
0,75
Đọc tác phẩm, ta thấy được nỗi niềm đau đớn của nhà văn với Vũ Nương – người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là sự xót xa cho hoàn cảnh éo le của ngời phụ nữ: lấy chồng cha được bao lâu, “chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh”, nàng đã phải tiễn biệt chồng lên đường đi đánh giặc Chiêm. Cảnh tiễn đưa chồng của Vũ Nương mới ái ngại xiết bao. Nàng rót chén rượu đầy ứa hai hàng lệ: “Chàng đi chuyến này... mẹ hiền lo lắng”. Thật buồn thương cho Vũ Nương, trong những ngày vò võ một mình ngóng trông tin chồng với bao nhớ thương vời vợi: “Mỗi khi...ngăn được”. Hẳn rằng Nguyễn Dữ vô cùng đau đớn cho Vũ Nương nên chỉ cần một câu văn ấy cũng đủ làm người đọc cảm thấy xót xa với ngời mệnh bạc có chồng chia xa. Tâm trạng nhớ thơng đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong thời phong kiến loạn lạc: “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời - Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu – Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong...” (Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm). Trương Sinh đi, để lại gánh nặng gia đình, để lại gánh nặng cho người vợ trẻ. Vũ Nương thay chồng vất vả nuôi mẹ, nuôi con. Sau khi mẹ chồng mất, chỉ còn hai mẹ con Vũ Nương trong căn nhà trống vắng cô đơn. Đọc đến những dòng tả cảnh đêm, người vợ trẻ chỉ biết san sẻ buồn vui với đứa con thơ dại, chúng ta không khỏi chạnh lòng thương xót cho mẹ con nàng.
- Cái chết thương tâm.
0,75
Qua năm sau, “Việc quân kết thúc ”, Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về, nhưng Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói mà Trương Sinh lại đinh ninh rằng vợ mình hư hỏng nên “mắng nhiếc” và “đánh đuổi đi”. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời bày tỏ van xin đến rớm máu của vợ, mọi sự “biện bạch” của họ hàng làng xóm. Vũ Nương bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ mất nết hư thân: “Nay đã bình rơi... Vọng Phu kia nữa”. Bi kịch Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc gây nên. Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Lúc bấy giờ Trương Sinh “mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”. Người đọc xa cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời.
- Nỗi oan cách trở 
0,25
Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ “bạc mệnh” duyên phận hẩm hiu, có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của hồn ma Vũ Nương giữa dòng sông vọng vào: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” làm cho nỗi đau của nhà văn thêm phần bi thiết. Nỗi oan tình của Vũ Nương được minh oan và giải toả, nhưngâm – dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại nhân gian và cũng không bao giờ còn được làm vợ, làm mẹ.
b2. Vẻ đẹp truyền thống của Vũ Nương
2,0
- Người con gái “thuỳ mị, nết na” và “tư dung tốt đẹp” 
0,25
Tác giả đã giới thiệu về Vũ Nương với một chi tiết thật ngắn gọn, khái quát “Tính đã thùy mị, nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
- Người vợ thuỷ chung
0,75
+ Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ khéo léo, đôn hậu, biết chồng có tính “đa nghi” nàng đã “giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hoà”.
+ Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy chúc chồng “được hai chữ bình yên”. Nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ. Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Vũ Nương còn thể hiện niềm cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng và nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình: “Nhìn trăng soi... bay bổng”
+ Khi xa chồng, Vũ Nơng là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ dài theo năm tháng.
+ Khi bị chồng nghi oan, nàng đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng còn nói đến thân phận mình và nghĩa tình vợ chồng để khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là đã hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là ngời phụ nữ “đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn son”, mãi mãi soi tỏ với đời “vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mì”. ở dưới thuỷ cung, tuy Vũ Nương có oán trách Trương Sinh, nhưng nàng vẫn thương nhớ chồng con, quê hương và khao khát được trả lại danh dự: “Có lẽ không thể ... tìm về có ngày”.
- Người mẹ hiền, dâu thảo
0,75
+ Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang và giàu tình thương mến. Chồng ra trận mới được một tuần, nàng đã sinh con. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo.
+ Lời của người mẹ chồng trước lúc chết chính là lời ghi nhận công ơn của nàng với gia đình nhà chồng: “Sau này... chẳng phụ mẹ”. Đó là cách đánh giá thật xác đáng và khách quan. Xưa nay cũng hiếm có lời xác nhận tốt đẹp của mẹ chồng đối với nàng dâu. Điều đó chứng tỏ Vũ Nương là một nhân vật có phẩm hạnh hoàn hảo, trọng đạo nghĩa làm vợ, làm dâu và làm mẹ. Tác giả khẳng định một lần nữa trong lời kể: “Nàng hết lời ... cha mẹ đẻ mình”.
- Người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến
0,25
Qua hình tượng Vũ Nơng, người đọc thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang chung thủy, người mẹ hiền đôn hậu. ở nàng, mọi cái đều sáng tỏ và hoàn hảo đến mức tuyệt vời. Đó là hình ảnh người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
c) Đánh giá
0,5
- Bi kịch của Vũ Nơng là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của những kẻ giàu có và những người đàn ông trong gia đình. Những người phụ nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực, chở che mà còn bị đối xử bất công, vô lí. Những vẻ đẹp của Vũ Nương rất tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam từ xa đến nay. Thể hiện niềm cảm thơng đối với số phận oan nghiệt của Vũ Nương và khẳng định vẻ đẹp truyền thống của nàng, tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
- Liên hệ so sánh với những tác phẩm viết về nỗi bất hạnh của ngời phụ nữ và ca ngợi vẻ đẹp của họ: Văn học dân gian, “Truyện Kiều” – Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm, “Cung oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều... 
* Lưu ý câu 4
- Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh giá, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa mỗi ý.
- Nếu mắc từ 5 lỗi diễn đạt trở lên trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm
* Lưu ý chung:
- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng trình độ học sinh
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.
Bộ đế số 2
Sở giáo dục - Đào tạo
Nam Định
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi tuyển sinh lớp 10
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
Năm học 2007 – 2008
Môn: Ngữ Văn (đề chung)
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1 (1,5 điểm)
a) Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ: bút máy, bút bi, bút chì, bút mực.
b) Tìm trường từ vựng “trường học”.
Câu 2 (1,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản sau:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những ngời chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 49, 50)
Câu 3 (2,5 điểm)
a) Ghi lại theo trí nhớ các câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
b) Trong những câu thơ đó, em thích nhất câu nào? Nêu rõ cái hay của câu thơ ấy.
Câu 4 (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
(Phần trích đoạn đã được học trong Ngữ văn lớp 9, tập II)
ĐA & HD chấm bộ đề số 2
Câu
Yêu cầu
Điểm
1
Đặt tên và tìm trường từ vựng
1,5
a) Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ
- Đặt tên chính xác: “bút viết” (cho 0,5 điểm)
- Chỉ đặt tên: bút, dụng cụ cầm để viết (cho 0,25 điểm)
0,5
b) Tìm trường từ vựng trường học
- Tìm trường từ vựng “trường học”: giáo viên, học sinh, cán bộ, phụ huynh, lớp học, sân chơi, bãi tập, thư viện
- Nêu đúng: 2 từ cho 0,25 điểm; 3 từ cho 0,5 điểm; 4 từ cho 0,75 điểm; 5 từ trở lên cho 1 điểm
1,0
2
Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
1,0
- Chỉ rõ hai câu văn đầu lặp lại cụm từ “trường học của chúng ta” hai lần (lặp; liên kết câu) cho 0,5 điểm. Nếu chỉ nêu lặp lại từ “trường học” cho 0,25 điểm.
- Chỉ rõ “như thế” thay thế cho câu cuối ở đoạn trước (thế; liên kết đoạn văn) cho 0,5 điểm.
3
Ghi các câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và thích nhất câu nào.
2,5
a) Các câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
- Ghi các câu thơ: 
1. Sóng đã cài then, đêm sập cửa; 
2. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! 
3. Ra đậu dặm xa dò bụng biển; 
4. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long; 
5. Ta hát bài ca gọi cá vào;
6. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời; 
7. Mặt trời đội biển nhô màu mới v.v
- Cách cho điểm: Ghi chính xác 1 câu cho 0,25 điểm; 2 câu cho 0,5 điểm; 3 câu cho 0,75 điểm; 4 câu cho 1,0 điểm; 5 câu cho 1,25 điểm; từ 6 câu trở lên cho 1,5 điểm.
* Ghi chú:
+ Ghi sai 1 chữ không cho điểm và cũng không trừ điểm
+ Chép không chọn lọc theo yêu cầu (cả đoạn, cả bài) không cho điểm
1,5
b) Thích nhất câu nào và nêu cái hay của câu thơ
- Chọn câu thơ thích nhất (sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”) vì câu thơ đã nêu được cái hay về nội dung và nghệ thuật.
- Câu thơ thích nhất có thể miêu tả một trong 3 cảnh (ra khơi, đánh cá và trở về); câu thơ có thể đã miêu tả bức tranh thiên nhiên trong sự hài hoà với hình ảnh con ngời lao động tiêu biểu. Câu thơ ấy có thể rất giàu sức liên tưởng, kỳ vĩ sống động; hiện thực và lãng mạn
1,0
4
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (trích đoạn đã học).
5,0
Đây là kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học sinh có thể chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác nhau (phân tích theo trình tự diễn biến truyện để phát hiện về ngoại hình và đặc điểm tính cách của nhân vật), nhưng việc phân tích phải hướng vào yêu cầu của đề.
a) Giới thiệu vài nét về tác giả và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
0,5
- Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm đầu tay của cây bút nữ này ra mắt vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971. Văn bản đưa vào SGK có lược bớt một số đoạn.
b) Ngoại hình và đặc điểm tính cách.
3,5
b.1. Ngoại hình
0,5
- Một cô gái trẻ trung, xinh đẹp: Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
- Vẻ đẹp của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: “Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Điều đó làm cô thấy vui và tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai.
b.2. Đặc điểm tính cách.
3,0
* Vượt lên khó khăn nguy hiểm, dũng cảm ngoan cường và bình tĩnh ung dung.
1,5
- Chị cùng với hai cô gái khác là Thao và Nho phải sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cũng như đồng đội của mình phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh lạ thường. Với Phương Định và đồng đội của cô, những công việc ấy đã trở thành thường ngày: “Có ở đâu như thế này không chạy về hang”.
- Mặc dù đã quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là “các anh cao xạ” ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm mà bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng... dấu hiệu chẳng lành”.
0,5
- Có lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “mờ nhạt” còn ý nghĩ cháy bỏng là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?”. Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết.
0,5
* Tâm hồn trong sáng
1,5
- Giàu tình cảm với đồng chí đồng đội quê hương
1,0
+ Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. Chị đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương gắn bó với bạn bè nên đã có những nhận xét tốt đẹp về Nho và phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương “nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị hiểu sâu sắc những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
0,75
+ Phương Định là con gái vào chiến trường nên cũng có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ với một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
0,25
- Lạc quan yêu đời: Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như những đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai: “Tôi mê hát ... thích nhiều”.
0,5
c) Đánh giá:
1,0
* Khái quát ý nghĩa:
- Phưương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mỹ. Qua nhân vật, chúng ta hiểu hơn thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng hào hùng ấy.
 - Đó là những con người trong thơ Tố Hữu (Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai), thơ Chính Hữu (Có những ngày vui sao cả nước lên đường – Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục), Phạm Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)...
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nghệ thuật nổi bật:
+ Miêu tả chân thực và sinh động tâm lý nhân vật.
+ Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật chính Phương Định) đã tạo thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. 
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện.
- Nguyên nhân thành công: Phải là người trong cuộc và gắn bó yêu thương mới có thể tả được chân thực, sinh động như vậy.
* Lưu ý câu 1:
- Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh giá, không mắc lối diễn đạt mới cho điểm tối đa mỗi ý.
- Nếu mắc từ 5 lỗi diễn đạt trở lên trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm).
0,5
* Lưu ý chung:
- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng trình độ học sinh.
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 bộ dề(ĐA)i ngữ văn vào 10 Nam Định.doc