Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT- NK Trần Phú năm học 2004 - 2005 môn: Hoá Học

doc 10 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1232Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT- NK Trần Phú năm học 2004 - 2005 môn: Hoá Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT- NK Trần Phú năm học 2004 - 2005 môn: Hoá Học
Sở GD&ĐT Hải Phòng
 ---------------------
 Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 
Trường THPT-NK Trần phú Năm học 2004 - 2005
 Môn: hoá học (Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1:
1- Nguyên liệu cơ bản để sản xuất thuỷ tinh là cát trắng; xô đa ; đá vôi. Hãy cho biết thành phần chính của thuỷ tinh? viết các phương trình phản ứng trong quá trình sản xuất thuỷ tinh từ các nguyên liệu trên.
2- Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau:
a) Cho 1 mẩu kim loại Na vào dung dịch AlCl3.
b) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
c) Cho 1 mẩu Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 đặc.
d) Nhúng thanh kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
e)Nhỏ vài giọt giấm ăn lên đá vôi.
3- Có các dung dịch không màu, không có nhãn: NaAlO2 ; NaHCO3 ; NaHSO4 ; BaCl2 ; NaCl và NaOH. Nêu cách nhận ra từng dung dịch bằng phương pháp hoá học, dùng thêm ít thuốc thử nhất, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 2:
1-Có 7 chất rắn dạng bột, màu sắc tương tự nhau: CuO ; FeO ; MnO2 ; Fe3O4 ; Ag2O ; FeS ; hỗn hợp ( FeO và Fe) . Nêu cách nhận ra từng chất bằng phương pháp hoá học, chỉ dùng thêm 1 thuốc thử. Viết các phương trình phản ứng. 
2- Cho 3,85 g hợp kim Na và Al vào một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A và phần không tan B có khối lượng 1,35 g . Để hoà tan B và làm cho dung dịch trở lên trong suốt cần thêm vào V ml dung dịch NaOH nồng độ 0,1M. 
a) Tính V và thể tích H2 (đktc) thu được từ các phản ứng.
b) Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl cùng nồng độ thì thể tích dung dịch HCl cần dùng là bao nhiêu?
Bài 3:
1- Có hỗn hợp 3 chất hữu cơ: C6H6 ; C2H5OH ; CH3COOC2H5 nêu phương pháp tách riêng từng chất, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2- Đốt cháy hoàn toàn a g chất hữu cơ có thành phần C,H,Cl . sau phản ứng thu được các sản phẩm CO2 ; HCl ; H2O theo tỉ lệ về số mol 2:1:1 . Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, biết hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử rất lớn.
Bài 4: 
Trong 1 bình kín có thể tích V lít chứa 1,6 g khí oxi và 14,4 g hỗn hợp bột M gồm các chất: CaCO3 ; MgCO3 ; CuCO3 và C . Nung M trong bình cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình tăng 5 lần so với áp suất ban đầu (thể tích chất rắn trong bình coi không đáng kể). Tỉ khối hỗn hợp khí sau phản ứng so với khí N2: 1< <1,57. Chất rắn còn lại sau khi nung có khối lượng 6,6 g được đem hoà tan trong lượng dư dung dịch HCl thấy còn 3,2 g chất rắn không tan.
1- Viết các phương trình phản ứng có thể xẩy ra.
2- Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.
Bài 5:
Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ, trong đó C có khối lượng phân tử lớn nhất nhưng nhỏ hơn 100 đvC. A có khối lượng phân tử bé nhất. Đốt cháy hoàn toàn 3 g X thu được 2,24 lít CO2 và 1,8 g H2O. Cũng lượng X như trên cho phản ứng với lượng dư kim loại Na thu được 0,448 lít H2, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Biết A,B,C có cùng công thức tổng quát, số mol A,B,C trong X theo tỉ lệ 3:2:1. B,C có khả năng làm quỳ tím hoá đỏ.
1- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A,B,C.
2- Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong X.
Sở GD&ĐT Hải Phòng
 ---------------------
 Hướng dẫn chấm đề tuyển sinh vào lớp 10 
Trường THPT-NK Trần phú Năm học 2004 - 2005
 Môn: hoá học 
Bài 1: (3,75 điểm)
1- Nguyên liệu cơ bản để sản xuất thuỷ tinh là cát trắng; xô đa ; đá vôi. Hãy cho biết thành phần chính của thuỷ tinh? viết các phương trình phản ứng trong quá trình sản xuất thuỷ tinh từ các nguyên liệu trên.
2- Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau:
a) Cho 1 mẩu kim loại Na vào dung dịch AlCl3.
b) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2	.
c) Cho 1 mẩu Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 đặc.
d) Nhúng thanh kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
e)Nhỏ vài giọt giấm ăn lên đá vôi.
3- Có các dung dịch không màu, không có nhãn: NaAlO2 ; NaHCO3 ; NaHSO4 ; BaCl2 ; NaCl và NaOH. Nêu cách nhận ra từng dung dịch bằng phương pháp hoá học, dùng thêm ít thuốc thử nhất, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Giải:
1-( 0,75 điểm)
 Thành phần chính của thuỷ tinh là: Na2SiO3 và CaSiO3	(0,25 đ)
Phương trình phản ứng trong quá trình sản xuất thuỷ tinh:
	SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2	(0,25 đ)
	SiO2 + CaCO3 CaSiO3 + CO2	(0,25 đ)
2- (3,0 điểm)
a) Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, dung dịch vẩn đục rồi trở nên trong suốt nếu Na dư:
	(0,25 đ)
Giải thích: 
-Khí không mầu thoát ra do phản ứng: Na + H2O NaOH + H2	(0,25 đ)	 
- Dung dịch vẩn đục do phản ứng: 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl 	(0,25 đ)
- Dung dịch trở nên trong suốt do pư: Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O	(0,25 đ)
b) Hiện tượng: dung dịch vẩn đục.	(0,25 đ)
Giải thích: CO2 + 2H2O + NaAlO2 NaHCO3 + Al(OH)3 	(0,25 đ)	 
c) Hiện tượng: Cu tan, tạo dd màu xanh, có khí màu nâu thoát ra.	 	(0,25 đ)
Giải thích: 4H2SO4 + 4NaNO3 + Cu 4NaHSO4 + Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O	(0,25 đ)
d) Hiện tượng: kim loại Cu tan vào dung dịch, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh.
(0,25 đ)
Giải thích: Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2 	(0,25 đ) 
e) Hiện tượng: đá vôi sủi bọt	(0,25 đ)	
Giải thích: CaCO3 + 2CH3COOH (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 	(0,25 đ)
3-
Phương pháp nhận ra các dung dịch không dùng thêm thuốc thử:
Lấy mỗi dd một ít, tiến hành nhận biết bằng cách nhỏ dung dịch vào các dung dịch còn lại sẽ có các hiện tượng sau:
- Dung dịch cho 1 trường hợp tạo kết tủa là dd NaAlO2:
	NaAlO2 + NaHSO4 + H2O Na2SO4 + Al(OH)3 (1)
- Dung dịch cho 1 trường hợp có khí thoát ra là dd NaHCO3:
	NaHCO3 + NaHSO4 Na2SO4 + H2O + CO2	(2)
-Dung dịch cho 1 trường hợp có khí thoát ra, và 1 trường hợp có kết tủa là dd NaHSO4:
Theo ptpư (1) và (2) ở trên.
- Ba dd còn lại không có hiện tượng gì là NaOH ; NaCl và BaCl2. Nhận biết bằng cách sau:
	+ Cho dd NaAlO2 vào dd NaHSO4 , sau phản ứng lọc lấy phần dd và phần kết tủa riêng.
	+ Cho phần dd vào 3 dd còn lại, trường hợp nào tạo kết tủa là dd BaCl2:
	BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
	+ Cho phần kết tủa vào 2 dd còn lại, dd nào hoà tan kết tủa là dd NaOH:
	NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O
Bài 2: (3,5 điểm)
 1-Có 7 chất rắn dạng bột, màu sắc tương tự nhau: CuO ; FeO ; MnO2 ; Fe3O4 ; Ag2O ; FeS ; hỗn hợp ( FeO và Fe) . Nêu cách nhận ra từng chất bằng phương pháp hoá học, chỉ dùng thêm 1 thuốc thử. Viết các phương trình phản ứng. 
2- Trộn a g bột Fe với b g bột S rồi nung nóng ở nhiệt độ cao ( không có không khí ) . Hoà tan hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thu được chất rắn A nặng 0,4 g ; khí C có tỉ khối so với H2 bằng 9. Khí C sục từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 thấy tạo thành 11,95 g kết tủa.
a- Tính a,b?
b- Tính hiệu suất phản ứng giữa Fe và S.
Giải:
1-Lấy mỗi chất một ít cho vào dung dịch HCl, hiện tượng như sau:
- Nhận ra CuO: tan trong dd HCl tạo dung dịch màu xanh.	(0,25 đ)
	CuO + 2HCl CuCl2 + H2O	(0,25 đ)
- Nhận ra FeO: tan trong dd HCl:	(0,25 đ)
	FeO + 2HCl FeCl2 + H2O	(0,25 đ)
- Nhận ra MnO2: tan trong dd HCl, cho khí màu vàng thoát ra:	(0,25 đ)
	MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O	(0,25 đ)
- Nhận ra Fe3O4: tan trong dd HCl tạo dd có màu vàng:	(0,25 đ)
	Fe3O4 + 8HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O	(0,25 đ)
- Nhận ra Ag2O: chất rắn chuyển từ màu đen sang màu trắng:	(0,25 đ)
	Ag2O + 2HCl 2AgCl + H2O	(0,25 đ)
- Nhận ra FeS: tan trong dd HCl, có khí mùi trứng thối thoát ra:	(0,25 đ)
	FeS + 2HCl FeCl2 + H2S	(0,25 đ)
- Nhận ra hỗn hợp (FeO và Fe): tan trong dd HCl, có khí không màu thoát ra:	(0,25 đ)
	FeO + 2HCl FeCl2 + H2O 	(0,125 đ)
	Fe + 2HCl FeCl2 + H2 	(0,125 đ) 
Bài 3: (3,75 điểm)
1- Có hỗn hợp 3 chất hữu cơ: C6H6 ; C2H5OH ; CH3COOC2H5 nêu phương pháp tách riêng từng chất, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2- Đốt cháy hoàn toàn a g chất hữu cơ có thành phần C,H,Cl . sau phản ứng thu được các sản phẩm CO2 ; HCl ; H2O theo tỉ lệ về số mol 2:1:1 . Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, biết hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử rất lớn.
Giải:
1- (2,0 điểm)
Cho hỗn hợp vào lượng nước dư, C2H5OH tan trong nước, hỗn hợp C6H6 ; CH3COOC2H5
 không tan phân lớp. Chiết lấy hỗn hợp C6H6 ; CH3COOC2H5 phần dung dịch C2H5OH trong nước đem chưng cất rồi làm khô bằng CuSO4 khan thu được C2H5OH. hỗn hợp C6H6 và CH3COOC2H5 cho vào dung dịch NaOH lấy dư CH3COOC2H5 tan theo phản ứng xà phòng hoá:
(0,5 đ)
CH3COOC2H5 + NaOH CH3-COONa + C2H5OH.	(0,5 đ)
Chiết lấy C6H6 còn lại là dung dịch CH3-COONa và C2H5OH đem chưng cất lấy C2H5OH rồi làm khô bằng CuSO4 khan. Cô cạn dung dịch lấy CH3COONa khan rồi cho phản ứng với H2SO4 đặc thu được CH3COOH rồi cho phản ứng với C2H5OH theo phản ứng hoá este thu được CH3COOC2H5.	(0,5 đ)
	CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O. 	(0,5 đ)
2- (1,75 điểm)
Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có dạng: CxHyClz . 	(0,25 đ)
Phương trình phản ứng đốt cháy:
CxHyClz + (x+)O2 xCO2 + ()H2O + zHCl	(0,5 đ)
Theo đầu bài: = 2 => 2x =2y-2z 
 y-z = 2z => y = 3z => x = 2z công thức phân tử của chất hữu cơ :C2zH3zClz hay (C2H3Cl)n 
(0,5 đ)
Vì khối lượng phân tử của chất hữu cơ rất lớn nên chất hữu cơ là 1 polime vậy CTCT của chất hữu cơ là: (-CH2 - CH -)n	(0,5 đ)
 Cl
Bài 4: (4,25 điểm)
Trong 1 bình kín có thể tích V lít chứa 1,6 g khí oxi và 14,4 g hỗn hợp bột M gồm các chất: CaCO3 ; MgCO3 ; CuCO3 và C . Nung M trong bình cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình tăng 5 lần so với áp suất ban đầu (thể tích chất rắn trong bình coi không đáng kể). Tỉ khối hỗn hợp khí sau phản ứng so với khí N2: 1< <1,57. Chất rắn còn lại sau khi nung có khối lượng 6,6 g được đem hoà tan trong lượng dư dung dịch HCl thấy còn 3,2 g chất rắn không tan.
1- Viết các phương trình phản ứng có thể xẩy ra.
2- Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.
Giải:
1- Các phương trình phản ứng có thể xảy ra: (1,25 đ)
C + O2 CO2	(1)	(0,125 đ)
	CaCO3 CaO + CO2 	(2)	(0,125 đ)
MgCO3 MgO + CO2	(3)	(0,125 đ)
CuCO3 CuO + CO2	(4)	(0,125 đ)
C + CO2 2CO	(5)	(0,125 đ)
C + CuO Cu + CO	(6)	(0,125 đ)
CO + CuO Cu + CO2	(7)	(0,125 đ)
CaO + 2HCl CaCl2 + H2O	(8)	(0,125 đ)
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O	(9)	(0,125 đ)
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O	(10)	(0,125 đ)
2- Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp:
- Vì 1< <1,57 nên hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và CO. 	(0,5 đ)
- Vì sau phản ứng có CO và CO2 , các phản ứng xẩy ra hoàn toàn nên chất rắn còn lại sau khi nung là: CaO ; MgO và Cu vậy không có phản ứng (10).	(0,5 đ)
- Khối lượng Cu = 3,2 g => khối lượng CuCO3 trong hh: = 6,2 (g)	(0,25 đ)
- Gọi số mol C; CaCO3 ; MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là a,b,c.
- Theo đầu bài khối lượng CaO và MgO : 6,6 - 3,2 = 3,4 (g)
	=> 56b + 40c = 3,4. (*)	(0,25 đ)
- Số mol CO và CO2 sau phản ứng nhiệt phân: = 0,25 ( mol)
- Số mol C trong CO và CO2 bằng số mol C đơn chất và số mol C trong các muối cacbonat của hỗn hợp: a + b + c + 0,05 = 0,25. (**)	(0,25 đ)
- Khối lượng hh là 14,4 g nên: 12a + 100b + 84c = 14,4 - 6,2 (***)	(0,25 đ)
Kết hợp (*) ; (**) ; (***) ta có hệ phương trình:
	Giải được: a = 0,125 ; b = 0,025 ; c = 0,05 	(0,5 đ)
% Khối lượng các chất trong M:	
%KL C = 	(0,125 đ)
%KL CaCO3 = 	(0,125 đ)
%KL MgCO3 = 	(0,125 đ)
% KL CuCO3 = 	(0,125 đ)
Bài 5: ( 4,75 điểm)
Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ, trong đó C có khối lượng phân tử lớn nhất nhưng nhỏ hơn 100 đvC. A có khối lượng phân tử bé nhất. Đốt cháy hoàn toàn 3 g X thu được 2,24 lít CO2 và 1,8 g H2O. Cũng lượng X như trên cho phản ứng với lượng dư kim loại Na thu được 0,448 lít H2, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
1- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A,B,C.
2- Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong X.
Biết A,B,C có cùng công thức tổng quát, số mol A,B,C trong X theo tỉ lệ 3:2:1. B,C có khả năng làm quỳ tím hoá đỏ.
Giải:
Số mol O2 tham gia phản ứng đốt cháy 3 g X: 	(0,5 đ)
Đặt CTTQ của A,B,C là CxHyOz , có phương trình phản ứng:
	CxHyOz + ()O2 xCO2 + H2O	(0,5 đ)
Theo đầu bài số mol O2 = số mol CO2 = số mol H2O = 0,1 mol vậy:
=x= => 2x=y=2z vậy CTTQ của A,B,C là (CH2O)n 	(0,5 đ)
 Vì KLPT của C < 100 đvC nên:
n = 3 => CTPT C là C3H6O3 ; MC = 90 g	(0,25 đ)
n = 2 => CTPT B là C2H4O2 ; MB = 60 g	(0,25 đ)	 	H
n = 1 => CTPT A là CH2O ; MC = 30 g công thức cấu tạo của A: H-C =O	(0,5 đ)
B, C làm đỏ quỳ tím, trong B,C có nhóm -COOH vậy CTCT của B: CH3COOH. 	(0,5 đ)
* Nếu C phản ứng với Na theo tỉ lệ 1:1 thì số mol các chất trong X là:
Số mol C = ; số mol B = ; số mol A = 0,04.	(0,5 đ)
Khối lượng hỗn hợp .90 + 60 + 0,04.30 = 4 g trái giả thiết đầu bài .	(0,5 đ)
Nếu C phản ứng với Na theo tỉ lệ 1:2 thì số mol các chất trong X là:Số mol C = 0,01 ; số mol B = 0,02 ; số mol A = 0,03. 	 (0,25 đ)
Khối lượng hỗn hợp 0,01.90 + 0,02.60 + 0,03.30 = 3 g phù hợp đầu bài vậy CTCT của C là: 
CH3- CH-COOH hay CH2 -CH2 -COOH	(0,5 đ)
 OH OH
Bài 1:
Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ, trong đó C có khối lượng phân tử lớn nhất nhưng nhỏ hơn 100 đvC, A có khối lượng phân tử bé nhất. Đốt cháy hoàn toàn 3 g X thu được 2,24 lít CO2 và 1,8 g H2O. Cũng lượng X như trên cho phản ứng với lượng dư kim loại Na thu được 0,448 lít H2, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
1- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A,B,C.
2- Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong X.
Biết A,B,C có cùng công thức tổng quát, số mol A,B,C trong X theo tỉ lệ 3:2:1. B,C có khả năng làm quỳ tím hoá đỏ.
Giải:
Số mol O2 tham gia phản ứng đốt cháy 3 g X: 
Đặt CTTQ của A,B,C là CxHyOz , có phương trình phản ứng:
	CxHyOz + ()O2 xCO2 + H2O
Theo đầu bài số mol O2 = số mol CO2 = số mol H2O = 0,1 mol vậy:
=x= => 2x=y=2z vậy CTTQ của A,B,C là (CH2O)n , vì KLPT của C < 100 đvC nên:
n = 3 => CTPT C là C3H6O3 ; MC = 90 g
n = 2 => CTPT B là C2H4O2 ; MB = 60 g	 H
n = 1 => CTPT A là CH2O ; MC = 30 g công thức cấu tạo của A: H-C =O
B, C làm đỏ quỳ tím, trong B,C có nhóm -COOH vậy CTCT của B: CH3COOH. Nếu C phản ứng với Na theo tỉ lệ 1:1 thì số mol các chất trong X là:
Số mol C = ; số mol B = ; số mol A = 0,04.
Khối lượng hỗn hợp .90 + 60 + 0,04.30 = 4 g trái giả thiết đầu bài .
Nếu C phản ứng với Na theo tỉ lệ 1:2 thì số mol các chất trong X là:
Số mol C = 0,01 ; số mol B = 0,02 ; số mol A = 0,03.
Khối lượng hỗn hợp 0,01.90 + 0,02.60 + 0,03.30 = 3 g phù hợp đầu bài vậy CTCT của C là: CH3- CH-COOH hay CH2 -CH2 -COOH
 OH OH
Bài 2:
1- Có hỗn hợp 3 chất hữu cơ: C6H6 ; C2H5OH ; CH3COOC2H5 nêu phương pháp tách riêng từng chất, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2- Đốt cháy hoàn toàn a g chất hữu cơ có thành phần C,H,Cl . sau phản ứng thu được các sản phẩm CO2 ; HCl ; H2O theo tỉ lệ về số mol 2:1:1 . Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, biết hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử rất lớn.
Giải:
1- Cho hỗn hợp vào lượng nước dư, C2H5OH tan trong nước, hỗn hợp C6H6 ; CH3COOC2H5
 không tan phân lớp. Chiết lấy hỗn hợp C6H6 ; CH3COOC2H5 phần dung dịch C2H5OH trong nước đem chưng cất rồi làm khô bằng CuSO4 khan thu được C2H5OH. hỗn hợp C6H6 và CH3COOC2H5 cho vào dung dịch NaOH lấy dư CH3COOC2H5 tan theo phản ứng xà phòng hoá:
CH3COOC2H5 + NaOH CH3-COONa + C2H5OH.
Chiết lấy C6H6 còn lại là dung dịch CH3-COONa và C2H5OH đem chưng cất lấy C2H5OH rồi làm khô bằng CuSO4 khan. Cô cạn dung dịch lấy CH3COONa khan rồi cho phản ứng với H2SO4 đặc thu được CH3COOH rồi cho phản ứng với C2H5OH theo phản ứng hoá este thu được CH3COOC2H5.
	CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O.
2- Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có dạng: CxHyClz . Phương trình phản ứng đốt cháy:
CxHyClz + (x+)O2 xCO2 + ()H2O + zHCl	
Theo đầu bài: = 2 => 2x =2y-2z 
	 y-z = 2z => y = 3z => x = 2z công thức phân tử của chất hữu cơ :
C2zH3zClz hay (C2H3Cl)n . Vì khối lượng phân tử của chất hữu cơ rất lớn nên chất hữu cơ là 1 polime vậy CTCT của chất hữu cơ là: (-CH2 - CH -)n
 Cl
Bài 3:
1- Nguyên liệu cơ bản để sản xuất thuỷ tinh là cát trắng; xô đa ; đá vôi. Hãy cho biết thành phần chính của thuỷ tinh? viết các phương trình phản ứng trong quá trình sản xuất thuỷ tinh từ các nguyên liệu trên.
2- Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau:
a) Cho 1 mẩu kim loại Na vào dung dịch AlCl3.
b) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2	.
c) Dẫn khí C2H2 vào dung dịch brom.
d) Nhúng thanh kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
e)Nhỏ vài giọt giấm ăn lên đá vôi.
Giải:
1- Thành phần chính của thuỷ tinh là: Na2SiO3 và CaSiO3
Phương trình phản ứng trong quá trình sản xuất thuỷ tinh:
	SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2	
	SiO2 + CaCO3 CaSiO3 + CO2	
2-
a) Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, dung dịch vẩn đục rồi trở nên trong suốt nếu Na dư:
Giải thích: 
-Khí không mầu thoát ra do phản ứng: Na + H2O NaOH + H2	 
- Dung dịch vẩn đục do phản ứng: 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl 
- Dung dịch trở nên trong suốt do pư: Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
b) Hiện tượng: dung dịch vẩn đục.
Giải thích: CO2 + 2H2O + NaAlO2 NaHCO3 + Al(OH)3 
c) Hiện tượng nước brom nhạt màu rồi mất màu
Giải thích: C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
d) Hiện tượng: kim loại Cu tan vào dung dịch, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh.
Giải thích: Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2 
e) Hiện tượng: đá vôi sủi bọt
Giải thích: CaCO3 + 2CH3COOH (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 
Bài 4:
1-Có 7 chất rắn dạng bột, màu sắc tương tự nhau: CuO ; FeO ; MnO2 ; Fe3O4 ; Ag2O ; FeS ; hỗn hợp ( FeO và Fe) . Nêu cách nhận ra từng chất bằng phương pháp hoá học, chỉ dùng thêm 1 thuốc thử. Viết các phương trình phản ứng. 
2- Trộn a g bột Fe với b g bột S rồi nung nóng ở nhiệt độ cao ( không có không khí ) . Hoà tan hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thu được chất rắn A nặng 0,4 g ; khí C có tỉ khối so với H2 bằng 9. Khí C sục từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 thấy tạo thành 11,95 g kết tủa.
a- Tính a,b?
b- Tính hiệu suất phản ứng giữa Fe và S.
Giải:
1- Lấy mỗi chất một ít cho vào dung dịch HCl, hiện tượng như sau:
- Nhận ra CuO: tan trong dd HCl tạo dung dịch màu xanh.
	CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
- Nhận ra FeO: tan trong dd HCl:
	FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
- Nhận ra MnO2: tan trong dd HCl, cho khí màu vàng thoát ra:
	MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
- Nhận ra Fe3O4: tan trong dd HCl tạo dd có màu vàng:
	Fe3O4 + 8HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
- Nhận ra Ag2O: chất rắn chuyển từ màu đen sang màu trắng:
	Ag2O + 2HCl 2AgCl + H2O
- Nhận ra FeS: tan trong dd HCl, có khí mùi trứng thối thoát ra:
	FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
- Nhận ra hỗn hợp (FeO và Fe): tan trong dd HCl, có khí không màu thoát ra:
	FeO + 2HCl FeCl2 + H2O 
	Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
2- 
a) Phương trình phản ứng:
	Fe + S FeS	(1)
	FeS + 2HCl FeCl2 + H2S	(2)
	H2S + Pb(NO3)2 PbS + 2HNO3	(3)
	Fe + 2HCl FeCl2 + H2	(4)
- Chất rắn A không tan trong dd HCl là S : 0,4 g.
- = 9 => C có khí H2 => sau phản ứng S + Fe còn S và Fe chưa phản ứng hết.
Theo (1) ; (2) và (3) số mol Fe, S tham gia phản ứng: 
Gọi số mol H2 trong C là x: . Tìm được x = 0,05 . Theo (4) số mol Fe còn lại sau pư với S là 0,05 mol.
Vậy: a = (0,05+0,05).56 = 5,6 (g) ; b = 0,05.32 + 0,4 = 2 (g)
b) So sánh số mol Fe và S còn lại sau phản ứng 1 thấy số mol Fe = 0,05> số mol S = 0,0125 vậy tính hiệu suất phản ứng theo S.
Hiệu suất phản ứng: Hs = = 80%
Bài 5: 
Trong 1 bình kín có thể tích V lít chứa 1,6 g khí oxi và 14,4 g hỗn hợp bột M gồm các chất: CaCO3 ; MgCO3 ; CuCO3 và C . Nung M trong bình cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình tăng 5 lần so với áp suất ban đầu (thể tích chất rắn trong bình coi không đáng kể). Tỉ khối hỗn hợp khí sau phản ứng so với khí N2: 1< <1,57. Chất rắn còn lại sau khi nung có khối lượng 6,6 g được đem hoà tan trong lượng dư dung dịch HCl thấy còn 3,2 g chất rắn không tan.
1- Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
2-Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.
Giải:
1- Các phương trình phản ứng có thể xảy ra:
	C + O2 CO2	(1)
	CaCO3 CaO + CO2 	(2)
	MgCO3 MgO + CO2	(3)
	CuCO3 CuO + CO2	(4)
	C + CO2 2CO	(5)
	C + CuO Cu + CO	(6)
	CO + CuO Cu + CO2	(7)
	CaO + 2HCl CaCl2 + H2O	(8)
	MgO + 2HCl MgCl2 + H2O	(9)
	CuO + 2HCl CuCl2 + H2O	(10)
2- Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp:
- Vì 1< <1,57 nên hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và CO.
- Vì sau phản ứng có CO và CO2 , các phản ứng xẩy ra hoàn toàn nên chất rắn còn lại sau khi nung là: CaO ; MgO và Cu vậy không có phản ứng (10).
- Khối lượng Cu = 3,2 g => khối lượng CuCO3 trong hh: = 6,2 (g)
- Gọi số mol C; CaCO3 ; MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là a,b,c.
- Theo đầu bài khối lượng CaO và MgO : 6,6 - 3,2 = 3,4 (g)
	=> 56b + 40c = 3,4. (*)
- Số mol CO và CO2 sau phản ứng nhiệt phân: = 0,25 ( mol)
- Số mol C trong CO và CO2 bằng số mol C đơn chất và số mol C trong các muối cacbonat của hỗn hợp: a + b + c + 0,05 = 0,25. (**)
- Khối lượng hh là 14,4 g nên: 12a + 100b + 84c = 14,4 - 6,2 (***)
Kết hợp (*) ; (**) ; (***) ta có hệ phương trình:
	Giải được: a = 0,125 ; b = 0,025 ; c = 0,05
% Khối lượng các chất trong M:
%KL C = 
%KL CaCO3 = 
%KL MgCO3 = 
% KL CuCO3 = 

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa C-04.doc