TRƯỜNG THCS TRỰC PHÚ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN NGỮ VĂN: LỚP 9 (Thời gian 120 phút – Không kể thời gian giao đề) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm). Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau và ghi lại vào tờ giấy thi. Câu 1: Bài thơ nào sau đây gợi nhắc chúng ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống? A. Mùa xuân nho nhỏ B. Sang thu C. Nói với con D. Viếng lăng Bác Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh: con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến? A/ Là những gì đẹp nhất của mùa xuân. B/ Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống. C/ Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ. D/ Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có. Câu 3: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.” A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 4: Câu nghi vấn sau: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?” được dùng với mục đích gì? A. Bộc lộ cảm xúc B. Trình bày một sự việc C. Bày tỏ ý nghi vấn D. Thể hiện sự cầu khiến Câu 5: Câu thành ngữ sau “Nói có sách, mách có chứng.” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm quan hệ C. Phương châm cách thức D. Phương châm về chất Câu 6: Văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống khác văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ở điểm nào? A. Về sự vận dụng thao tác lập luận B. Về ngôn ngữ diễn đạt C. Về nội dung nghị luận D. Về cấu trúc văn bản Câu 7: “Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”. Là câu A. Câu đơn B. Câu ghép đẳng lập C. Câu ghép chính phụ C. Câu đặc biệt Câu 8: Văn bản nào thường có nghĩa hàm ý nhiều nhất. A. Văn bản khoa học B. Văn bản nghệ thuật C. Văn bản hành chính công vụ D. Văn bản chính luận PHẦN II: TỰ LUẬN: (8 điểm). Câu 1: (2 điểm). Cho câu thơ: “Vẫn còn bao nhiêu nắng” a. Ghi lại theo trí nhớ của em những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ đó. b. Đoạn thơ em vừa ghi lại nằm trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? c. Trong đoạn thơ, câu nào vừa mang nghĩa tường minh, vừa mang hàm ý? Hày chỉ rõ nghĩa tường minh và hàm ý của những câu đó. Câu 2: (2 điểm). Em hãy viết một đoạn văn dài khoảng 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. Câu 3: (4 điểm). Trình bày cảm nhận của em về ba khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. ______________________________ Người ra đề: Phạm Văn Hà Duyệt của BGH Giáo viên: Trường THCS Trực Phú HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Trắc nghiệm. (2 điếm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D A D C A B Học sinh trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) a. Học sinh nêu được đúng, chính xác ba câu thơ cuối của đoạn thơ trong bài “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. (SGK Ngứ văn 9 - tập 2 trang 71, nhà xuất bản giáo dục). - Sai chính tả hoặc thiếu một từ (câu) không cho điểm. b. Học sinh nêu được: - Tên tác phẩm: “Sang thu”. - Tác giả: Hữu Thỉnh. c. Học sinh nêu được: - Trong đoạn thơ vừa mang nghĩa tường minh, vừa mang hàm ý là: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” - Nghĩa tường minh là: Lúc sang thu đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, đồng thời cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn liền cùng với những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có. - Hàm ý là: “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh. “Hàng cây đứng tuổi” gợi liên tưởng đến những con người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 1 (2 điểm) Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức, phương pháp viết đoạn văn, kiểm tra hiểu biết của học sinh về một vấn xã hội thường gặp trong cuộc sống. Cụ thể: 1. Hình thức: Viết đúng hình thức của một đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và đủ số câu theo yêu cầu của câu hỏi. 2. Nội dung: - Sống là giao tiếp với người khác; Có những cách giao tiếp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác; có những cách giao tiếp mang lại sự đau khổ và lòng thù hận. Để có một kết quả tốt đẹp khi giao tiếp, cần phải biết tế nhị và tôn trọng người khác... - Giải thích: + Tế nhị là tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ đến những điểm nhỏ thường dễ bị bỏ qua. + Tôn trọng là tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hay xúc phạm đến. - Phân tích: + Tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất cực kỳ quan trọng trong giao tiếp. + Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự hài hòa, vui vẻ và những kết quả tốt đẹp. + Để biết tế nhị và tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải, sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận lại được sự tế nhị. Dẫn chứng: (Ví dụ: Đôi khi vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tôn trọng đối với người khác mà chúng ta phải day dứt suốt đời...). - Phê phán: + Những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt, không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm điều gì cũng thất bại. + Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm, thiếu tế nhị để nói thẳng sự thật dù đố là sự thật xúc phạm người và làm đau lòng người khác. - Liên hệ bản thân: Phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đề quan trọng, cần được đưa vào giáo dục trong nhà trường ở tất cả các cấp học. Đó là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc; là những phẩm chất cần thiết của mỗi con người để tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp. *, Lưu ý: Học sinh viết sai từ 5 lỗi chính tả, lỗi câu hoặc diễn đạt không lưu loát trừ 0,25 điểm. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 Câu 3 (4 điểm) *, Yêu cầu: Học sinh nắm được cách làm bài nghị luận dưới dạng phân tích đoạn thơ trong một tác phẩm văn học (Phân tích được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó). Cụ thể: A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Nêu khái quát nội dung của ba khổ thơ đó: Đây là lời tâm niệm chân thành, tha thiết muốn được hòa vào cuộc sống chung của đất nước, khát vọng cống hiến của nhà thơ. Ghi lại ba khổ thơ đó. B. Thân bài: Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ khát khao chân thành, tha thiết, mãnh liệt khát vọng cống hiến của nhà thơ cho đất nước. Đây là khúc đoạn cảm xúc, suy ngẫm, tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước: Trích đẫn khổ thơ: “Ta làm.....xao xuyến.”. Nhà thơ đã bộc lộ rất tự nhiên, chân thành, tha thiết khát vọng được hòa nhập, cống hiến, muuoons được làm: “con chim hót, làm một cành hoa, làm một nốt trầm”. Đây vốn là những hình ảnh đẹp, tự nhiên, giản dị, đặc trưng của mùa xuân, phù hợp với hình ảnh của mùa xuân đất trời trong đoạn thơ trước đó tạo nên sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh đó giúp nhà thơ thể hiện niềm mong muốn tha thiết được sống có ích, cống hiến cho đời. Mong ước ấy là một lẽ tự nhiên như đã là con chim thì phải mang tiếng hót đến cho đời; là bông hoa thì tỏa hương khoe sắc; là nốt nhạc âm vang... Hình ảnh thơ tự nhiên, bình dị, đẹp lấp lánh ý nghĩa mới cùng với sự chuyển đổi cách xưng hô từ “tôi” (riêng) trước đó sang “ta” (chung) thể khát vọng được hòa nhập hơn bao giờ hết của tác giả. Cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ “ta”, “ta làm” cùng với nhịp thơ năm tiếng đều đặn, giọng thơ khỏe khoắn, sôi nổi đã góp phần xô dậy khát vọng tha thiết của nhà thơ. Ước nguyện được hòa nhập, dâng hiến cuộc đời riêng cho mùa xuân đất nước của nhà thơ càng được thể hiện rõ và khẳng định chắc chắn ở khổ thơ tiếp theo: “Một mùa........tóc bạc”. Hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ” là ẩn dụ khẳng định vẻ đẹp tự nhiên, bình dị, khiêm nhường. Đó không chỉ là mùa xuân của thiên nhiên mà còn gợi lên cả một cuộc đời đẹp, hữu ích cho dân tộc và kết vào trong đó còn có cả khát vọng tha thiết được sống hòa nhập, dâng hiến cho đời của nhà thơ. Với điệp ngữ “dù là”, hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi”; “khi tóc bạc”. Góp phần nhấn mạnh, khẳng định chắc chắn nghị lực, ý chí và nhiệt huyết bền vững trải rộng theo thời gian, không gian và suốt cả cuộc đời nhà thơ. Cả đoạn thơ đã làm sang lên vấn đề lớn của cuộc sống, về ý nghĩa của cuộc sống cá nhân trong mối quan hệ với với đời sống cộng đồng; về ý thức trách nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng dân tộc và đất nước mình. Khổ thơ cuối: “Mùa xuân....đất Huế”. Ngân lên với âm điệu dân ca xứ Huế: “Nam ai, Nam bình...”, cách gieo vần “bình - mình - tình”; điệp cấu trúc câu, tạo nên sự luyến láy tha thiết, thể hiện tình yêu, sự gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước của tác giả. Đánh giá: Gắn ba khổ thơ trên với bài thơ, đặt vào hoàn cảnh sáng tác, ta mới hiểu hết được cảm xúc thơ chân thành của tác giả. Với ba khổ thơ cuối, bài thơ không chỉ dừng lại ở hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước như ta thường thấy trong thơ ca mà đẫ năng lên tầm ý nghĩa lớn lao: Ước nguyện làm mùa xuân của con người. Đó là lý tưởng sống, khát vọng sống đẹp đẽ. Nhất là khát vọng sống ấy được thể hiện chân thành nhỏ nhẹ, không khoa trương nên càng đáng trân trọng. Bài thơ là một đóng góp nghệ thuật mới mẻ độc đáo về đề tài mùa xuân trong thơ ca. C. Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa của bài thơ. Cảm xúc, suy nghĩ, liên hệ với bản thân... Lưu ý: Phần thân bài: Hành văn trôi chảy mới cho điểm tối đa, mắc từ 5 lỗi diễn đạt trở lên trừ 0,25 điểm; từ 10 diễn đạt trở lên trừ 0,5 điểm. 0,25 0,25 0,75 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 ___________________________________________________
Tài liệu đính kèm: