UBND HUYỆN NA HANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 01 trang Phần I: Đọc hiểu (4 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” (Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58) Câu 1. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy. (0,5 điểm). Câu 2. Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu. (1 điểm). Câu 3. Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ "bảy mươi chín mùa xuân" có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào? (0,5 điểm). Câu 4. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2 điểm). Phần II: Làm văn (6 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân. --- Hết --- UBND HUYỆN NA HANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (Đáp án này có 03 trang) Phần I: Đọc hiểu (4 điểm) Câu 1. (0,5 điểm). Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương. Câu 2. (1 điểm). - Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ trên là: mặt trời trong lăng (0,25 điểm) - Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ (0,75 điểm) Tác giả đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông, đất nước ta. Câu 3. (0,5 điểm). Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của cụm từ " bảy mươi chín mùa xuân" được hiểu là 79 tuổi, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Câu 4. (2 điểm). 1. Về hình thức: - HS viết được đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận về khổ thơ, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Đoạn văn viết mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. 2. Về nội dung: HS có thể có nhiều cách viết nhưng cần đảm bảo những nội dung chính như sau: Nội dung cần đạt Biểu điểm a. Mở đoạn: Giới thiệu ví trí và nội dung chính của khổ thơ: Khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Đoạn thơ thể hiện sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người. b. Thân đoạn: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ (1 điểm): - Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực, trong câu thơ thứ hai "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng, thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. - Hình ảnh ẩn dụ: “Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân” Kết tràng hoa: Tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc Việt Nam đối với Bác; dâng bảy mươi chín mùa xuân đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. - Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt. c. Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 Phần II: Làm văn (6 điểm) 1. Về hình thức: - HS viết được bài văn nghị luận, có bố cục 3 phần: mở bài, thân đoạn, kết bài. - Bài văn viết mạch lạc, có cảm xúc không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đúng chính tả. 2. Về nội dung: HS có thể có nhiều cách viết nhưng cần đảm bảo những nội dung chính như sau: Nội dung cần đạt Biểu điểm 1. Mở bài - Giới thiệu chung về tác giả, khái quát về tác phẩm. - Nêu cảm nhận chung về nhân vật ông Hai: Là người nông dân có tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước. 2. Thân bài * Ông Hai là người nông dân yêu làng quê bằng tình yêu đặc biệt - Yêu làng quê tới mức say đắm, tự hào: đi đâu, gặp ai cũng say mê kể chuyện làng, khoe làng, tự hào về làng (trước cách mạng, sau cách mạng, khoe về cảnh vật, về tinh thần kháng chiến của dân làng: đào giao thông hào, tập quân sự...). - Kháng chiến bùng nổ: + Tự hào về làng kháng chiến: Tập quân sự đắp ụ chiến đấu... + Tình nguyện ở lại làng cùng bộ đội du kích chiến đấu. + Khi đi tản cư xa làng: sống trong tâm trạng nhớ nhung buồn bực, tối nào cũng sang bác Thứ nói chuyện về làng cho khuây nỗi nhớ; hỏi thăm tin tức của làng; đọc báo để theo dõi tin tức kháng chiến... . => Tình yêu làng trước và sau cách mạng có sự phát triển, thể hiện sự phát triển về nhận thức chính trị của ông Hai nói riêng và của người nông dân nói chung. * Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước - Nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai nghe tin làng Dầu theo Tây làm Việt gian. + Khi mới nghe tin: Sững sờ (cổ họng nghẹn ắng ... da mặt tê rân rân...) + Trên đường về - khi về đến nhà: Cái tin đó đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt khiến ông đau xót, tủi hổ đến mức tuyệt vọng (cúi gằm mặt xuống, nằm vật ra giường ... tủi thân nước mắt cứ giàn ra...) + Những ngày sau đó: Không dám đi đâu, dứt khoát lựa chọn theo suy nghĩ của mình: Yêu làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. (Phân tích đoạn trò chuyện với đứa con – là đỉnh điểm của tình yêu làng, yêu nước). - Vui sướng hả hê khi nghe tin làng chợ Dầu vẫn là làng kháng chiến: + Nghe tin cải chính – vui sướng hả hê: “... tươi vui, rạng rỡ ... cặp mắt... hấp háy ... chia quà cho con”. + Hả hê, sung sướng khoe nhà bị Tây đốt. (bình về hình ảnh ngọn lửa ...). - Nhận xét đánh giá về nhân vật ông Hai. + Hình tượng ông Hai tạo ấn tượng sâu sắc. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tạo tình huống, chi tiết chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lý tính tế. + Hình tượng ông Hai là hình ảnh người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Yêu làng, yêu nước. c. Kết bài Nhận xét, đánh giá về nhân vật ông Hai 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 --- Hết ---
Tài liệu đính kèm: