Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

docx 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1331Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
MÃ KÍ HIỆU:..................
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 9 câu, 2 trang) 
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 điểm)
 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới
 Hai ông con theo bậc cấp xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào trong nhà. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ
đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.
 ( Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long-Ngữ văn 9, tập 1 trang 188)
Câu 1: Quê hương tác giả là nơi có danh thắng?
Phố cổ Hội An
Sông Hương núi Ngự
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Sông Lam núi Hồng
Câu 2: Theo em chủ đề chính của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?
Trân trọng những khao khát sáng tạo nghệ thuật
Ca ngợi những con người lao động bình thường và ‎‎y nghĩa của những công việc thầm lặng.
Nói đến quan niệm hạnh phúc: hạnh phúc là phải biết hi sinh vì người khác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung
Đề cao bản lĩnh của mỗi người trong việc lựa chọn con đường đi của mình
Câu 3: Tên văn bản cũng được viết vào giai đoạn lịch sử giống như Lặng lẽ Sa pa:
Viếng Lăng Bác 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Sang thu
Những ngôi sao xa xôi
Câu 4: Câu văn nào không sử dụng phép so sánh:
Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.
Các anh chị cứ như con bướm. 
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. 
Câu 5: ( 1 điểm)
Cho hai câu thơ: 
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Ngữ văn 9, tập 1
NXB giáo dục,2005, trang 84)
Nêu ấn tượng của em về vẻ đẹp của hai câu thơ trên.
Câu 6: (1 điểm)
a. Kể tên các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Bày tỏ suy nghĩ của em về cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long.
b. Giả sử một ngày nào đó em được lựa chọn: một là đi làm công việc yêu thích trên đỉnh núi hiu quạnh, suốt năm tháng chỉ làm bạn với mây mù và hoa cỏ; hoặc là một công việc không yêu thích nhưng lại ở ngay thành phố. Em sẽ lựa chọn như thế nào?
TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
 Câu1: (3.0 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ: 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân.
 (Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2 trang 58)
Câu 2: (4.0 điểm) 
Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
-----------------------------Hết-----------------------
MÃ ĐỀ:.............
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐÁP ÁN 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
Phần đọc hiểu: 
( 1,0 điểm : mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
B
D
D
Câu 5: (1 điểm)
CÁC TIÊU CHÍ
KIẾN THỨC KĨ NĂNG
ĐIỂM
Có thể nêu những nét đẹp sau:
Nét đẹp của cảnh sắc mùa xuân.
Nét đẹp trong cảm xúc con người.
Nét đẹp về nghệ thuật
1.0
Câu 6: (1 điểm)
CÁC TIÊU CHÍ
KIẾN THỨC KĨ NĂNG
ĐIỂM
a.
- Kể tên đầy đủ các nhân vật
+ Xuất hiện trực tiếp: anh thanh niên, bác tài xế, ông họa sĩ, cô kĩ sư.
+ Xuất hiện gián tiếp: đồng nghiệp của anh thanh niên, đồng chí cán bộ nghiên cứu sét, ông kĩ sư nông nghiệp.
 + Cách đặt tên các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là một dụng y nghệ thuật của tác giả Nguyễn Thành Long, dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp nhân vật cũng đều không có tên riêng mà được gọi bằng tên công việc họ đang làm.
+ Họ là bất cứ người lao động nào mà ta bắt gặp trên đất nước ta. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau nhưng họ đều chung một tâm hồn trong sáng, suy nghĩ sâu sắc và nhất là thái độ sống, lao động và cống hiến hết mình cho Tổ quốc.
0,5
b.
- Học sinh lựa chọn theo quan điểm cá nhân một các đúng đắn, tích cực, có lí giải thuyết phục..
0.5
Tạo lập văn bản: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
CÁC TIÊU CHÍ
KIẾN THỨC KĨ NĂNG
ĐIỂM
Nội dung
- Mức tối đa: Học sinh giới thiệu được tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng Lăng Bác và khổ thơ cần nghị luận; giới thiệu vấn đề nghị luận hay tạo ấn tượng, có sự sáng tạo
- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ
- Không đạt: lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sài cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài
0,25
a. Hình ảnh mặt trời thực và mặt trời với nghĩa ẩn dụ sóng đôi với nhau; thể hiện niềm tôn kính vô hạn của nhà thơ, của dân tộc dành cho Bác, khẳng định công lao trời biển của Bác; tình cảm của dân tộc Việt Nam dành cho Bác 
- Mức tối đa: học sinh biết cách phân tích, thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp và y nghĩa của hình ảnh mặt trời.
- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách phân tích khái quát được nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ nhưng còn sơ sài 
- Không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đên y này.
b. Hai câu cuối của đoạn trích gợi không khí trang nghiêm thành kính đầy ắp nỗi niềm thương nhớ Bác; y nghĩa của hình ảnh dòng người kết tràng hoa dâng lên Bác; giá trị của các biện pháp tu từ, điệp ngữ, ẩn dụ. 
- Mức tối đa: cảm nhận sâu sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của hai câu cuối.
- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách phân tích khái quát được nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ nhưng còn sơ sài 
- Không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đên y này.
Tổng: 1.0
1.0
0,5
0.0
Tổng:1.0
1.0
0,5
0.0
Nêu ấn tượng suy nghĩ của bản thân về khổ thơ hoặc đưa ra những đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
0,25
Các tiêu chí khác
1. Hình thức 
- Mức tối đa: Học sinh viết một bài văn bố cục đủ 3 phần, các y trong thân bài sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số ít lỗi chính tả
2. Sáng tạo:
- Có được quan điểm riêng, hợp lí, mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể
- Sử dụng ngôn ngữ chọn lọc
- Thể hiện được sự tìm tòi trong diễn đạt
- Lập luân logic, chặt chẽ..
0.25
0.25
 Câu 2: (4điểm)
CÁC TIÊU CHÍ
KIẾN THỨC KĨ NĂNG
ĐIỂM
HÌNH THỨC
a. bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ
0.25
b. diễn đạt trôi chảy; câu và chữ đúng văn phạm
0.25
NỘI DUNG
* có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt được một số nội dung sau:
I.Giới thiệu
- giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
- giới thiệu và nêu cảm nhận chung về nhân vật phương định
0.25
II. Cảm nhận về nhân vật Phương Định
1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu
- Phương Định cùng với chị Thao và Nho làm thành một tổ trinh sát mặt đường
- Công việc của Phương Định và đồng đội đặc biệt nguy hiểm
0.25
2. Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định
a. Có lí tưởng cao đẹp
- Phương Định vốn là một nữ sinh Hà Nội. Cô tự nguyện xa gia đình Vì lí tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Phương Định và biết bao nam nữ thanh niên xung phong khác đã đén nơi gian khổ ác liệt nhất vào những năm tháng tuổi thanh xuân của cuộc đời.
b. Có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, gan dạ, dũng cảm và lạc quan.
- Phương Định là một người chiến sĩ có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ
- Gan dạ, dũng cảm là nét nổi bật trong phẩm chất của Phương Định. ..
- Thương xuyên đối mặt với hiểm nguy và cái chết nhưng ở người chiến sĩ ấy không hề mất đi niềm lạc quan
c. Tình đồng chí đồng đội gắn bó, thân thiết, sâu sắc
- Thuộc tính nết của từng chị em
- Sốt ruột, bồn chồn, lo lắng khi chị Thao và Nho đi trinh sát bom trên cao điểm chưa về
- Hết lòng chăm sóc chị Nho bị thương
- Cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người trong đơn vị, những chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận
d. Sự trong sáng, hồn nhiên, giàu mơ mộng
- Phương Định là một cô gái Hà Nội đầy nữ tính với y thức về bản thân rõ ràng, với điệu cảm, điệu nghĩ độc đáo, cá tính
- Phương Định là cô gái hay mơ mộngThế giới tâm hồn Phương Định thật phong phú với bao hồi ức về tuổi thơ, tuổi hoa niên, những kỉ niệm, khát khao Một trận mưa đá bất ngờ đổ xuống cũng khiến cô vui thích cuống cuồng Nét hồn nhiên, tươi trẻ của cô thanh niên xung phong ấy không thể bị bom đạn vùi lấp.
0.25
0.5
0.75
0.5
3. Thành công nghệ thuật của tác giả Lê Minh Khuê khi xây dựng nhân vật Phương Định.
- Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất
- nhà văn xây dựng nhân vật Phương Định có những nét tương đồng với những người đồng đội của mình lại có những nét cá tính. Điều đó khiến nhân vật vừa gần gũi vừa độc đáo.
0.5
III. Đánh giá
- Sụ kết hợp giữa phẩm chất anh hùng với sự bình dị đã tạo nên hình tượng nghệ thuật rất đẹp về nữ thanh niên xung phong Phương Định.
- Hình ảnh của Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong trong truyện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng của đất nước: ra trận đánh Mĩ với khí thế Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai ( Tố Hữu)
- Có thể liên hệ với một số tác phẩm như Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật); Khoảng trời hố bom (Lâm Thị Mĩ Dạ)  để thấy được vẻ đẹp của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐề văn TS vào 10 năm học 2015 - 2016 - 2.docx