SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN DƯƠNG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2016 - 2017 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao, nhận đề) PHẦN I: (4 điểm) Đọc khổ thơ và trả lời các câu hỏỉ sau: " Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu" ( Trích Ngữ văn 9 tập 2 trang 70) 1. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác gia là ai? (0,5 đ) 2. Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ? (1đ) 3. Nội dung chính của khô thơ là gì? (0,5đ) d. Viết đoạn văn ngắn ( Khoảng 200 từ ) trình bày những cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2đ) PHẦN II: ( 6 điểm) Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. ( Theo Ngữ văn 9, tập 1, trang 202, Nxb Giáo dục Việt Nam 2013) Hãy phân tích đoạn trích đã học trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên. .Hết. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN DƯƠNG HƯỚNG DÂN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2016 - 2017 A. YÊU CẦU CHUNG. - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ. PHẦN I: ( 4 điểm) Nội dung Điểm 1. Khổ thơ trên được trích trong bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. 0,5 2. Khổ thơ sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: - Phép đối và từ láy: dềnh dàng >< vội vã - Phép nhân hóa: Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu 0,5 0,5 3. Nội dung chính của khổ thơ: Nhà thơ miêu tả cảnh đất trời chuyển mình sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. 0,5 4. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ. * Về hình thức: Đoạn văn có bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả. * Về nội dung đảm bảo các ý sau: + Khổ thơ trích trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên đất trời sang thu với những hình ảnh đẹp + Những hình ảnh được diễn tả bằng những từ ngữ gợi cảm, phép đối, phép nhân hóa có sự tưởng tượng sáng tạoThiên nhiên đất trời ngả dần sang thu một cách nhẹ nhàng mà rõ rệt. + Nhà thơ đang say sưa , ngây ngất ngắm nhìn đất trời chuyển mình sang thu. Đó là tình yêu tha thiết của tác giả dành cho quê hương. 0,5 1 0,5 PHẦN II: (6 điểm) a. Về kĩ năng: Cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Nội dung Điểm 1.Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Quang Sáng là người con của mảnh đất Nam bộ. Sáng tác của ông chủ yếu tập trung viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hoà bình. Truyện ngắn " Chiếc lược ngà" được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, - Nêu ý kiến : Truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 0,5 0,5 2. Thân bài: Phân tích để làm sáng tỏ ý kiến. * Hoàn cảnh éo le bộc tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu: + Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái của mình – bé Thu. + Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con. Nhưng, bé Thu nhất định không chịu nhận ông là cha. Đến lúc em nhận ra cha và và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. 0,75 0,75 * Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu: + Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, thậm chí ngang ngạnh, bướng bỉnh với ông Sáu. + Khi nhận ra ông Sáu chính là cha mình, bé Thu muốn nhận ba nhưng không dám vì trót làm ba giận. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé cất tiếng gọi “Ba...a...a...ba!” như xé ruột và thể hiện tình cảm yêu quý mãnh liệt với ba. 0,75 0,75 - Tình cảm ông Sáu dành cho con: + Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng. 0,5 + Trước thái độ lạnh nhạt của con, ông rất đau khổ, cảm thấy bất lực, ân hận vì đã đánh con. + Khi con đã nhận ra mình, ông Sáu vô cùng xúc động, vui xướng, hạnh phúc. + Điều cảm động nhất là khi trở lại căn cứ ông tự làm chiếc lược ngà gửi lại cho con trước lúc hy sinh. Chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa. 0,25 0,25 0,25 0,25 - Nghệ thuật thể hiện: Xây dựng tình huống éo le, kịch tính, miêu tả tâm lý nhân vật vừa tinh tế, lựa chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm. 0,5 Kết bài: (Đánh giá ) Tình cha con sâu nặng đó đã làm bừng sáng vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật, khiến người đọc cảm động và thấm thía một sự thật tình cảm cao đẹp thiêng liêng của con người sẽ mãi bất tử trước sự tàn khốc của chiến tranh. 0,5 Chú ý: Nếu học sinh có ý sáng tạo so với đáo án thì sẽ cho điểm khuyến khích ( tùy theo mức độ) Nhưng điểm của bài làm không vượt quá tổng điểm của câu hỏi này. ..Hết Tú Thịnh, ngày 4 tháng 3 năm 2016 Giáo viên ra đề Dương Thị Cúc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN DƯƠNG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 Năm học 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Cho khổ thơ: " Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu" ( Trích Ngữ văn 9 tập 2 trang 70) Đọc kỹ đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi sau: a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào của ai? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt? (0,5 đ) b. Khổ thơ có nhiều hình ảnh đẹp, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? (1đ) c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ trên? (0,5đ) d. Viết đoạn văn ngắn ( Khoảng 20 dòng) trình bày những cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2đ) Câu 2: ( 6 điểm) Truyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. ( Theo Ngữ văn 9, tập 1, trang 202, Nxb Giáo dục Việt Nam 2013) Hãy phân tích đoạn trích đã họ trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên. ..Hết.
Tài liệu đính kèm: