Đề thi thử vào 10 năm học 2015 - 2016 thời gian: 120 phút

docx 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2047Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào 10 năm học 2015 - 2016 thời gian: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào 10 năm học 2015 - 2016 thời gian: 120 phút
ĐỀ THI THỬ VÀO 10
NĂM HỌC 2015-2016
Ngày thi: 28/05/2016
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN I: (6 điểm)
Cho đoạn văn sau: “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”
(Làng – Kim Lân)
1. Nhân vật “ông lão” được nói đến trong đoạn văn trên là ai? Đoạn văn diễn tả tâm trạng gì của nhân vật “ông lão”? Tâm trạng ấy diễn ra trong hoàn cảnh nào?
2. Nếu thay các dấu chấm hỏi và dấu ba chấm có trong đoạn văn bằng dấu chấm thì có ảnh hưởng đến việc bộc lộ tâm trạng nhân vật “ông lão” không? Vì sao?
3. Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?”có được dùng để hỏi không? Đó là lời của nhân vật “ông lão” hay lời của người dẫn truyện? Từ “ư” trong câu văn có phải là thành phần biệt lập không? 
4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng-phân-hợp để làm rõ tâm trạng của nhân vật “ông lão” đã được xác định ở câu hỏi 1, trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ (gạch dưới câu bị động và trợ từ đó).
5. Nếu không xét đến câu “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” Thì đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào là chủ yếu? Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có đoạn thơ đã sử dụng hình thức ngôn ngữ này. Hãy ghi lại những câu thơ đó? Và cho biết đó là bài thơ nào? Của ai? 
I. PHẦN II: (4 điểm)
Một nhà thơ đã viết mở đầu bài thơ của mình như sau:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ 
Đồng chỉ!”
1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì đặc biệt?
2. Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”? Từ “Súng”, “đầu” được tác giả nhắc lại ở một câu thơ khác. Đó là câu thơ nào? Chép lại chính xác câu thơ đó và cho biết cách sử dụng từ “Súng”, “đầu” trong hai câu thơ này có gì đặc biệt?
3. Từ đoạn thơ trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết văn bản nghị luận xã hội (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa tình yêu thương của tuổi trẻ hiện nay.
-----------Hết---------
ĐÁP ÁN:
I. PHẦN I: 
1. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
- Ông Hai (Hai Thu)
- Tâm trạng: Dằn vặt, đau đớn, tủi nhục..của kẻ bán nước theo Tây.
- Hoàn cảnh ông Hai trở về nhà sau khi nghe tin làn CD theo giặc.
2. Có ảnh hưởng đến việc bộc lộ tâm trạng nhân vật “ông lão” . Bởi đó là những câu trần thuật bình thường không diễn tả được tâm trạng rối bời, đau đớn, hụt hẫng, dằn vặt, tủi nhục,căm giận(0,5 điểm)
3. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
- Không được dùng để hỏi. 
- Đó là lời của nhân vật “ông lão.
 - Từ “ư” trong câu văn không phải là thành phần biệt lập. Đó là tình thái từ nghi vấn.
4. Viết đoạn:
- Hình thức: Đúng thể thức đoạn văn theo yêu cầu. (0,5 điểm)
- Nội dung: (2,0 điểm)
+ Ông Hai yêu quý, tự hào về cái làng của mình đến vậy mà giờ đây lại nghe tin làng theo giặc khiến ông không khỏi dằn vặt, cảm thấy nhục nhã. Ông nhục nhã bởi ông thấy mình như là kẻ bán nước...ông nghĩ đến thân phận những đứa con của ông phải chịu tiếng là kẻ theo giặc, bị người ta khing thường
+ Càng nghĩ ông càng cảm thấy nhục nhã và đau đớn vô cùng (ông chửi một cách vu vơ nhưng có ám chỉ). 
- Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động, một câu ghép và một trợ từ (gạch dưới câu bị động, câu ghép và trợ từ đó). (0,5 điểm)
5. 
- Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ chủ yếu là độc thoại nội tâm. (0,25 điểm)
- Ghi đúng đoạn thơ (0,5 điểm)
- Tác giả- bài thơ (0,25 điểm)
I. PHẦN II: 
1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. (0,5 điểm)
 - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Năm 1947. Sau thắng lợi chiến dịch VB- Thu Đông của ta(0,5 điểm)
2. Hiểu về câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. (0,5 điểm)
Cách nói hàm súc giàu hình tượng:
+ Súng bên súng”: Gợi lên trước mắt ta hình ảnh người lính kề vai sát cánh, cùng chung hành động, cùng chiến đấu đánh giặc để bảo vệ TQ.
+ “Đầu sát bên đầu”: Là hình ảnh hoán dụ diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao, cùng chung lý tưởng. 
- Từ “Súng”, “đầu” được tác giả nhắc lại ở một câu thơ cuối bài thơ. (0,5 điểm)
Cách sử dụng từ “Súng”, “đầu” trong hai câu thơ này đặc biệt: Vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng; Hai từ này ở câu thơ trong đoạn trích đứng tách riêng nhưng đến câu thơ cuối bài thơ lại kết hợp lại với nhau tạo nên một từ “đầu súng”, kết hợp với hình ảnh “trăng treo” khiến người đọc có nhiều liên tưởng thú vị
3. Văn nghị luận xã hội: (2,0 điểm)
Đây là dạng đề mở nên GV cần linh hoạt khi chấm. Cần nêu được những suy nghĩ chân thành, việc đã làm của bản thân. Cần đảm bảo các ý cơ bản:
- Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước). 
- Những biểu hiện của tình yêu thương: Ở sự đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất nước, từ suy nghĩ đến cả hành động
 - Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết trong cộng đồng... 
- Mở rộng vấn đề.
- NHận thức và hành động.
Trong bài viết, học sinh cần liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục. 
Tùy bài làm HS có sự sáng tạo để cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_THU_VAO_10_MON_VAN_RAT_HUU_ICH.docx