Đề thi học kì 2 - Đề số 1

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì 2 - Đề số 1
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
Đề số 1
Phần I: (6 điểm)
	Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết: 
	“ Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu”.
1. Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
2. Giải thích từ: Chùng chình, dềnh dàng.
3. Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng – Phân – Hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép thế và thành phần phụ chú. (Gạch chân và chú thích)
Phần II: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
 Hãy tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê bằng một đoạn văn. Trong đoạn văn đó có dùng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú đó.)
Câu 2: (2 điểm)
 Hãy làm rõ những nét riêng của ba nữ thanh niên xung phong trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II- đề số 1
Năm học: 2012 – 2013
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I: 6 điểm
Câu 1: Chép 6 câu thơ nằm trong khổ 1 và 2 – đúng chính tả. (1 đ)
Câu 2: Giải thích được 2 từ “chùng chình”, “dềnh dàng” theo SGK. (1 đ)
Câu 3: 
* Yêu cầu về hình thức:
Viết đúng đoạn văn tổng – phân – hợp có độ dài 10 – 12 câu, có phép thế và thành phần phụ chú. (1 đ)
*Yêu cầu về nội dung: ( 3 đ)
- Dùng câu đã cho làm mở đoạn, sau đó: 
* Phân tích 2 khổ thơ đầu đề thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ về lúc giao mùa qua biến chuyển của cảnh vật.
- Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét: Ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương chùng chình, rồi xa hơn là dòng sông, cánh chim, làn mây.
- Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động, tính chất: gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình .tập trung phân tích hình ảnh đặc sắc “có đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu”.
- Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái sự vật mà còn ở cảm nhận bâng khuâng xao xuyến của con người: “bỗng”, “hình như”.
Phần II: 4 điểm
Câu 1: (2 điểm)
Đoạn tóm tắt truyện gồm các ý sau:
- Tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba nữ thanh niên xung phong rất trẻ là: Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao.
- Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
- Cuộc sống của họ gian khổ, hiểm nguy nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản mơ mộng và dù mỗi người một tính, họ vẫn rất yêu thương nhau.
Phương Định là cô gái mơ mộng, hồn nhiên và dũng cảm. Phần cuối truyện kể về hành động, tâm trạng của các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị thương khi phá bom.
- Chú ý: Đoạn văn phải có thành phần phụ chú nếu thiếu trừ 0,5 điểm.
Câu 2: (2 điểm)
Giới thiệu nét riêng của từng người:
* Nho là em út trong tổ trinh sát, thích ăn kẹo, có dáng người bé nhỏ nhưng rất rắn giỏi, có bản lĩnh 
* Chị Thao là chị cả chăm chép bài hát, trong công việc thì dũng cảm táo bạo, quyết đoán nhưng sợ máu và vắt
* Phương Định là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, dũng cảm
* Tùy theo mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm sao cho phù hợp, trân trọng sự sáng tạo và cảm thụ của học sinh.
ĐỀ THI KÌ 2 VĂN 9
ĐỀ SỐ 2
Phần I ( 6 điểm ) 
Bằng hiểu biết về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải em hãy:
1. Chép chính xác 6 câu thơ đầu của bài thơ và chép 4 câu thơ của tác giả khác viết về mùa xuân trong chương trình Ngữ văn 9.(1,5 điểm)
2. Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ.(1,0 điểm)
3. Viết một đoạn văn 10 đến 12 câu để phân tích khổ thơ trên? ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng phép thế, phép nối, thành phần phụ chú, 1 câu cảm thán rồi chỉ rõ các yếu tố đó.) 
Phần II: ( 4 điểm)
 Cho đoạn văn: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tý! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
1. Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào, do ai sáng tác? (1 điểm).
Điều gì đã được kể trong đoạn truyện? Em có nhận xét gì về cách đặt câu của đoạn truyện và tác dụng của cách đặt câu ấy? (1,5 điểm)
Tác phẩm được kể bằng lời kể của ai, thuộc ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm? (1,5 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 2
Năm học: 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ văn- Lớp 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I ( 6 điểm ) 
Bằng hiểu biết về Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em hãy:
1. Chép chính xác 6 câu thơ đầu của bài thơ và chép 4 câu thơ của tác giả khác viết về mùa xuân trong chương trình Ngữ văn 9:
* Sáu câu thơ đầu của Mùa xuân nho nhỏ 
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
* Bốn câu tả cảnh xuân trong Cảnh ngày xuân ( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi,
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
2. 
- Nghệ thuật đảo từ, dùng từ : Mọc giữa dòng sông xanh 
- Nghệ thuật ẩn dụ cảm giác : Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
+ Âm thanh vốn được cảm nhận bằng thính giác
+ Ẩn dụ cảm giác đã khiến âm thanh thành giọt âm thanh cảm nhận bằng thị giác và xúc giác.
3. Viết một đoạn văn 10 đến 12 câu để phân tích khổ thơ trên ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng thành phần phụ chú, 1 câu cảm và gạch chân các yếu tố đó ):
- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 đến 12 câu
+ Nội dung khái quát của khổ: Mùa xuân của thiên nhiên đất trời qua cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
+ Các ý cần có:
• Bức tranh mùa xuân tươi thắm với những hình ảnh, màu sắc và âm thanh sống động. Một không gian cao rộng với dòng sông, mặt đất và bầu trời bao la
Sắc thắm của mùa xuân thể hiên ở màu xanh của dòng sông, sắc tím biếc- sắc màu đặc trưng của xứ Huế trên nhành hoa.
 Âm thanh vang vọng tươi vui của chú chim chiền chiện hót vang trời
• Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của đất trời
 Nhà thơ đưa tay hứng từng “giọt long lanh rơi” của mùa xuân : có thể hiểu đây là từng giọt mưa xuân long lanh, cũng có thể là từng giọt sương mai trên cỏ cây hoa lá
 Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả cảnh sắc tuyệt đẹp: Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh của mùa xuân ( gắn với hai câu thơ trước ). Tiếng chim được cảm nhận bằng thính giác được cảm nhận bằng thịt giác đã thành hữu hình ; Với hình ảnh “tôi đưa tay tôi hứng” thì từng “giọt long lanh” ánh sáng và màu sắc ấy có thể cảm nhận bằng xúc giác.
- Mỗi ý có thể triển khai thành năm câu( một câu mở đoạn và một câu kết đoạn )
- Đoạn văn tổng- phân - hợp: 
+ Sử dụng ý khái quát đã nêu ở trên để tạo câu mở chứa đựng ý khái quát của toàn đoạn
+ Câu kết đoạn: khẳng định giá trị của khổ thơ 
- Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp:
+ Thành phần phụ chú: giọt long lanh - giọt âm thanh tiếng chim chền chiện
+ Câu cảm: thể hiện cảm xúc của mình trước khung cảnh mùa xuân được phác hoạ bởi hồn thơ Thanh Hải.
- Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn.
Phần I (4 điểm)
1. Đoạn văn được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê (1 điểm).
2. Đoạn truyện tả tâm trạng của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm (0,5 điểm).
- Cách đặt câu trong đoạn: tác giả dùng những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: Đất rắn  Nhanh lên một tý! Một dấu hiệu chẳng lành  Hoặc là câu: mặt trời nung nóng (0,5 điểm)
- Tác dụng: cách đặt câu như vậy tạo được nhịp nhanh cho đoạn truyện, phù hợp với tâm trạng hồi hộp, lo lắng  của nhân vật và diễn biến nhanh của hành động (0,5 điểm)
3. Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” được kể theo ngôi thứ nhất. (0,5 điểm)
- Người kể là Phương Định, một trong ba cô gái của tổ trinh sát mặt đường và cũng là nhân vật chính của truyện. (0,5 điểm)
- Việc lựa chọn ngôi kể như vậy giúp cho việc miêu tả nội tâm nhân vật. Những suy nghĩ, cảm xúc và hồi tưởng  hiện lên trực tiếp qua lời nhân vật nên có sắc thái riêng. Nhân vật tự kể nên dễ gần gũi với người đọc, dễ chuyển nội dung câu chuyện đến người đọc. (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_HK2_van_9_moi_2016_hay.docx