Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 

Đọc văn bản sau:

 

Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:

 

- Mẹ ơi, giúp con với!. - Con trai, mẹ sẵn sàng giúp con, nhưng mẹ không thể. Mọi thứ mẹ có, mẹ đã cho con rồi. Chàng trai đến gặp một nhà thông thái:

 

- Thưa ngài, hãy chỉ cho tôi, ở đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh để biến ước mơ của mình thành hiện thực?

 

- Người ta bảo trên ngọn Everest ấy. Ta đã tới nhưng không tìm thấy gì ngoài những cơn gió tuyết lạnh. Và khi ta trở về, thời gian đã mất không lấy lại được.

 

Chàng trai đi hỏi rất nhiều người nữa, nhưng kết quả của hành trình đi tìm sức mạnh vẫn chỉ là sự hoang mang.

 

- Tại sao cháu có vẻ lo lắng vậy? Một ông lão đi ngang qua hỏi chàng trai.

 

- Cháu có một ước mơ, ông ạ. Nhưng cháu không biết lấy đâu ra sức mạnh để thực hiện ước mơ ấy. Cháu đã hỏi khắp rồi nhưng không ai có thể giúp cháu.

 

- Không ai à, ông lão nháy mắt – cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

 

(Theo Bạn chỉ sống có một lần, Bộ sách Keep Calm, Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ 2017, trang 8-9)

 

Thực hiện các yêu cầu:

 

Câu 1. Chỉ ra 01 thành phần biệt lập và 01 phép liên kết trong đoạn sau:

 

Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:

 

 - Mẹ ơi, giúp con với!

 

Câu 2. Em hiểu như thế nào về lời của ông lão: cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

 

Câu 3. Nêu 01 khó khăn mà mỗi người có thể gặp trong quá trình thực hiện ước mơ của mình.

 

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

 

Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người.

 

Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong hai khổ thơ sau:

 

Mọc giữa dòng sông xanh

 

Một bông hoa tím biếc

 

Ơi con chim chiền chiện

 

Hót chi mà vang trời

 

Từng giọt long lanh rơi

 

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

 

Lộc giắt đầy trên lưng

 

Mùa xuân người ra đồng

 

Lộc trải dài nương mạ

 

Tất cả như hối hả

 

Tất cả như xôn xao.

 

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục 2013, trang 55-56)

 

docx 126 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 07/06/2024 Lượt xem 154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 (Đề thi gồm có 02 trang)
 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
 Ngày thi: 07/6/2022
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc văn bản sau:
Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:
- Mẹ ơi, giúp con với!. - Con trai, mẹ sẵn sàng giúp con, nhưng mẹ không thể. Mọi thứ mẹ có, mẹ đã cho con rồi. Chàng trai đến gặp một nhà thông thái:
- Thưa ngài, hãy chỉ cho tôi, ở đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh để biến ước mơ của mình thành hiện thực?
- Người ta bảo trên ngọn Everest ấy. Ta đã tới nhưng không tìm thấy gì ngoài những cơn gió tuyết lạnh. Và khi ta trở về, thời gian đã mất không lấy lại được...
Chàng trai đi hỏi rất nhiều người nữa, nhưng kết quả của hành trình đi tìm sức mạnh vẫn chỉ là sự hoang mang.
- Tại sao cháu có vẻ lo lắng vậy? Một ông lão đi ngang qua hỏi chàng trai.
- Cháu có một ước mơ, ông ạ. Nhưng cháu không biết lấy đâu ra sức mạnh để thực hiện ước mơ ấy. Cháu đã hỏi khắp rồi nhưng không ai có thể giúp cháu.
- Không ai à, ông lão nháy mắt – cháu đã hỏi bản thân mình chưa? 
(Theo Bạn chỉ sống có một lần, Bộ sách Keep Calm, Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ 2017, trang 8-9) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Chỉ ra 01 thành phần biệt lập và 01 phép liên kết trong đoạn sau:
Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ: 
 - Mẹ ơi, giúp con với! 
Câu 2. Em hiểu như thế nào về lời của ông lão: cháu đã hỏi bản thân mình chưa? 
Câu 3. Nêu 01 khó khăn mà mỗi người có thể gặp trong quá trình thực hiện ước mơ của mình. 
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người. 
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong hai khổ thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng 
Mùa xuân người ra đồng 
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao... 
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục 2013, trang 55-56)
.. HẾT
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT - NĂM HỌC 2022-2023
GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN
Phần
Câu
Đáp án
Điểm
I. Phần đọc- hiểu
( 3 điểm)
1
Thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn là thành phần gọi - đáp: “ơi”
0.5
Học sinh xác định được một trong các phép liên kết sau: 
- Phép thế: “anh ta” thế cho “một chàng trai”; 
- Phép nối: bằng quan hệ từ “nhưng”;
- Phép lặp từ ngữ “anh ta”.
0.5
2
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, đảm bảo tính thuyết phục khi lí giải nhận định của bản thân. 
Ví dụ: Trả lời câu hỏi của chàng trai, ông lão đặt lại bằng một câu hỏi tu từ “cháu đã hỏi bản thân mình chưa?”. Thực vậy, để biến ước mơ của mình thành hiện thực, chúng ta cần câu trả lời ở chính sự can đảm và nỗ lực của bản thân. Bởi chỉ có chúng ta mới có thể biết chính xác ước mơ của mình là gì.
1.0
3
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Tuy nhiên phải xác định rõ một khó khăn cụ thể và giải thích được lí do nó là trở ngại cho mỗi người.
Ví dụ: Trở ngại lớn nhất mà một người có thể gặp phải trong quá trình thực hiện ước mơ của mình, theo tôi đó niềm tin vào bản thân. Bởi ước mơ có thể vô cùng đẹp đẽ, vô cùng hoài bão. Nhưng nếu chúng ta không có đủ niềm tin vào chính mình thì sẽ không có đủ sức mạnh để đi đến cùng. Lúc đó, ước mơ sẽ chỉ mãi là ước mơ mà thôi.

0,5
0,5
II. Phần làm văn
( 7 điểm)
1
* Đảm bảo về hình thức trình bày về một đoạn văn nghị luận xã hội, không có lỗi chính tả; đảm bảo tính lập luận chặt chẽ.
0,25
* Nội dung dàn ý: 
- Mở đoạn: Khẳng định vai trò quan trọng của ước mơ và ý nghĩa to lớn của nó đối với mỗi con người. 
0,25
- Giải thích: 
+ Ước mơ là gì? Đó là những mơ ước tốt đẹp của con người về điều bản thân mong muốn mình sẽ trở thành trong tương lai.
+ Ước mơ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó chính là động lực đề con người ta cố gắng phấn đấu vươn tới. Từ đó hoàn thiện bản thân hơn.
0,5
- Dẫn chứng về những ước mơ làm thay đổi con người.
0,25
- Lợi ích cụ thể khi ta biết nỗ lực biến ước mơ thành hành động.
0,25
- Mở rộng vấn đề: Phê bình những con người thiếu nghị lực sống, không có ý chí thay đổi cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
0,25
- Liên hệ bản thân: Đưa ra nhận thức và hành động đúng đắn của bản thân lúc này để nuôi dưỡng và biến ước mơ của mình thành hiện thực.
0,25
2
* Đảm bảo hình thức trình bày một văn bản nghị luận về một đoạn thơ; không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi trình bày; khuyến khích những bài làm mang tính sáng tạo.
0,5
a. Mở bài: 
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và vị trí trích đoạn

0,25
- Nêu được vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước được tác giả thể hiện qua hai khổ thơ đầu của bài thơ.
0,25
b. Thân bài: 
- Từ sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên đã khơi nguồn cảm hứng của nhà thơ về mùa xuân của đất trời.
+ Những đặc điểm tiêu biểu của mùa xuân đã được tác giả liệt kê qua những màu sắc của như “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” cho tới âm thanh của tiếng chim“chiền chiện” đánh thức cả đất trời.
+ Hình ảnh ẩn dụ của “giọt long lanh” là biểu tượng cho những vẻ đẹp tinh tuý nhất của thiên nhiên dường như được cụ thể hoá thành những giọt sương mai có thể nâng niu chạm lấy được. 
-> Mùa xuân của đất trời vừa có cả chiều sâu theo cả dòng sông xuân, lại vừa có cả không gian cao, xa của trời xuân bao la, rộng lớn. Điều đó khiến lòng người lâng lâng ngây ngất trong niềm vui hân hoan của thời khắc chuyển mùa.
1,5

- Bên cạnh sự thay đổi của đất trời, mùa xuân về còn làm cho không khí lao động và chiến đấu càng thêm vui tươi, rộn rã. 
+ Điệp từ “mùa xuân” nhấn mạnh hình tượng những người
chiến sĩ đang ra sức bảo vệ quê hương và hình ảnh những người lao động đang xây dựng đất nước trở nên càng kì vĩ, lớn lao. 
+ “Lộc” xuân ở đây không chỉ là màu lá nguỵ trang, mùa của mạ non xanh bát ngát mà còn là ẩn dụ cho sức sống, sự phát triển đi lên không ngừng của cả một dân tộc anh hùng. -> Khí thế hăng say ấy như hừng hực cháy trong tất cả mọi người với tâm thể hối hả, hăng say không chút mệt mỏi.
1,5
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
0,5
c. Kết bài:
 - Thông qua ba khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải đã bày tỏ tình yêu và sự tự hào của bản thân dành cho tổ quốc. 
- Liên hệ bản thân.
0,5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 17/6/2022
(Đề thi có 02 phần, gồm 02 trang)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:
- Con thấy chuyến đi thế nào? 
- Rất tuyệt bố ạ! 
Người bố hỏi: 
- Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? 
- Vâng, con thấy rồi ạ! 
- Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?
Cậu bé trả lời:
- Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.
Cậu bé nói thêm: 
- Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!
Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp:
- Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ! 
(“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo  2018) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 
Câu 2. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thú một ngôi làng? 
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”. 
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có” trong văn bản không? Vì sao? 
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi 
Đêm ngày dệt biến muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! 
(Trích Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam, năm 2018, tr.139, tr.140)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
---------------------- Hết ---------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 - 2023
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN
Phần/ Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức tự sự /Tự sự.
Hướng dẫn chấm: 
- Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. 
- Nếu thí sinh nếu được phương thức thực sự và nêu thêm phương thức khác thì khuyến khích cho 0,25 điểm.
 - Thí sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. 
0,5
2
Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. 
Hướng dẫn chấm: 
- Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. 
- Thí sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. 
0,5
3
Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”: 
- Các hình ảnh liệt kê: “những bức tường”, “ti vi”, “bạn bè, gia đình”, “họ hàng” 
- Biện pháp liệt kê nhân mạnh những sự khác biệt trong cuộc sống của hai cha con và những người ở ngôi làng mà họ đến thăm. Qua đó, thấy được suy nghĩ của cậu bé về giàu, nghèo. Từ đó giúp người đọc nhận ra giá trị tinh thần như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, họ hàng mới là những giá trị đích thực làm cho cuộc sống con người thực sự giàu có. 
- Giúp cho đoạn văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm.
Hướng dẫn chấm: 
- Thí sinh trả lời đầy đủ như đáp án: 1,0 điểm. 
- Thí sinh trả lời đầy đủ ý 1 như đáp án: 0,25 điểm. 
- Thí sinh trả lời đầy đủ ý 2 trong đáp án: 0,5 điểm 
- Thí sinh trả lời ý 3 như đáp án: 0,25 điểm. 
- Thí sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. 
(Lưu ý: Thí sinh có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý trong đáp án vẫn cho điểm).

0,25
0,5
0,25

 - Thí sinh bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/không đồng tình/không hoàn toàn đồng tình. 
- Lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Hướng dẫn chấm:
 - Thí sinh bày tỏ quan điểm cá nhân và lí giải hợp lí, thuyết phục: 1,0 điểm. 
- Thí sinh bày tỏ quan điệm cá nhân và lí giải hợp lí nhưng chưa thật đầy đủ: 0,75 điểm. - Thí sinh chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân, không lí giải: 0,5 điểm.
 - Thí sinh không trả lời hoặc trả lời nhưng lí giải không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp huật: không cho điểm.
0,5
0,5
II
TẠO LẬP VĂN BẢN
7,0
1
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống. 
2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng - phân - hợp, song hành. 
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống. 
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận. 
Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần tập trung làm rõ ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: 
1,25
- Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế, giúp con người mở rộng tầm nhìn, làm giàu vốn sống, kĩ năng, nâng cao giá trị của bản thân. Từ đó có những đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
- Trải nghiệm giúp con người khám phá chính mình, tôi luyện bản lĩnh cá nhân, dũng cảm dấn thân, bình tĩnh đón nhận và vượt qua nghịch cảnh để trưởng thành hơn, mở ra cánh cửa thành công, hạnh phúc. 
- Trải nghiệm sẽ giúp con người cảm nhận được sự đa dạng, phong phú của cuộc sống, góp phần làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn... 
(Thí sinh lấy dẫn chứng phù hợp để làm rõ vấn đề).

Hướng dẫn chấm: 
- Thí sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu: 1,25 điểm. - Thí sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu: 1,0 điểm. 
- Thí sinh lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ chưa thật xác đáng, dẫn chứng chưa phù hợp: 0,75 điểm. 
- Thí sinh lập luận chung chung, lí lẽ không xác đáng, không liên quan đến vấn đề cần nghị luận, không có dẫn chứng: 0,5 điểm. 
- Thí sinh không xác định được vấn đề nghị luận, không lập luận, không lí giải, không có dân chúng không cho điểm.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu, sáng tạo:
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 
0,25
2
Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 
5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và những nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ, nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận 
Thí sinh biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; biết vận dụng tốt các phương pháp lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: 

* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ. 
- Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Huy Cận dồi dào cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, con người. Đặc biệt sau Cách mạng, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở trở lại, hòa với niềm vui chung của cuộc sống mới, con người mới. 
- Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận sáng tác vào giữa năm 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được in trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng”, là tác phẩm tiêu biểu cho hôn thơ Huy Cận sau Cách mạng. Đoạn thơ là hai khổ đầu của tác phẩm. 
0,5
* Cảm nhận đoạn thơ.
- Nội dung: Đoạn thơ đã miêu tả vẻ đẹp của biển cả khi hoàng hôn buông xuống và hình ảnh người dân vùng biên lúc ra khơi.
2,25
+ Khung cảnh hoàng hôn trên biển tráng lệ, ấm áp, thân quen, gần gũi, mặt trời rực rỡ như hòn lửa, vũ trụ như ngôi nhà lớn Sóng cài then, đêm sập cửa. Biển cả lung linh, huyền ảo, trù phú được dệt bởi vẻ đẹp của cá bạc biên Đông lặng, cá thu biển Đông như đoàn thoi.

+ Hình ảnh ngư dân gắn với công việc lao động quen thuộc hàng ngày, ra khơi với tinh thần lạc quan, tư thế khỏe khoắn. Họ cất cao tiếng hát câu hát căng buồm, hát rằng..., thể hiện niềm tin, mong ước chuyến ra khơi bội thu. 

+ Con người và thiên nhiên hài hòa, thiên nhiên tôn vinh vẻ đẹp của con người, con người gần gũi, thân thiết với thiên nhiên. Trong mối quan hệ ấy, con người luôn làm chủ thiên nhiên. 

- Đặc sắc nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, liệt kê. Thể thơ thất ngôn, chủ yếu ngắt nhịp 4/3, tiết tấu nhanh dần tạo âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng. Bút pháp lãng mạn cùng hình ảnh, ngôn ngữ thơ độc đáo, phong phú, giàu sức gợi.

=> Đánh giá: Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu nặng cùng thái độ trân trọng, ngợi ca, tự hào của tác giả về những con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tất cả bắt nguồn từ cảm hứng yêu nước của nhà thơ. Từ đó khơi dậy ở người đọc tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, tình yêu lao động... 
0,25
* Nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 
- Những con người lao động đời thường có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ đã và đang ngày đêm lặng lẽ cống hiến sức mình để dệt nên giang sơn gấm vóc này. Đặc biệt trong thời kì hiện nay, khi đất nước đang đứng trước những thách thức và thời cơ mới, họ càng có vai trò quan trọng, là chủ nhân để đưa đất nước đi lên, phát triển vững bền. 
- Những con người lao động đời thường có vai trò tiếp nối, gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
(Lưu ý: Nếu trường hợp thi sinh không tách thành luận điểm riêng mà trả lời gộp trong phân cảm nhận về đoạn thơ thì giám khảo cân linh hoạt cho điểm phù hợp với phần trả lời của thí sinh). 
0,5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5

Lưu ý chung: 
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu câu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
--------Hết-------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG	TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2022 – 2023 
	Môn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC	Thời gian làm bài: 120 phút
	 (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm) 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
TÌNH YÊU PHẢI CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM
Có một cô bé giận dỗi mẹ đã chạy ra ngoài. Cô bé lang thang trên đường rất lâu, vừa đói vừa khát.
Đúng lúc ấy, cô nhìn thấy có một quán mì ven đường, mùi thơm của mì nóng thật là hấp dẫn! Cô bé đứng ở bên cạnh quán mì, thèm nhỏ nước dãi. Cô chủ quán liền nói: “Cô bé, có ăn mì không?".
“Nhưng... cháu không có tiền!”
“Không sao, trông cháu có vẻ đói lắm rồi, mau ăn đi!” Cô chủ quán nhanh tay làm cho cô bé một bát. Ăn bát mì nóng hổi mà cô bé không kìm được nước mắt. Ăn xong, cô bé luôn miệng cảm ơn cô bán hàng.
"Không cần cảm ơn cô, chỉ là một bát mì thôi mà! Ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng canh ngọt của mẹ, cháu có nhớ cảm ơn mẹ không?"
Cô bé không biết nói gì.
“Cô bé, cô đoán là cháu đang giận bố mẹ chuyện gì nên mới bỏ nhà chạy ra đây. Cháu biết nói cảm ơn với một người xa lạ cho cháu một bát mì, tại sao lại không coi trọng những việc bố mẹ đã làm cho mình? Cháu mau về nhà đi, người nhà chắc đang lo lắm đấy!”
Cô bé vội vàng chạy về nhà, mẹ cô bé đang đứng ở cửa, lo lắng nhìn ra ngoài, vừa nhìn thấy cô bé về liền ôm chầm lấy. Cô bé ôm lấy mẹ thật chặt, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con xin lỗi, mẹ hãy tha thứ cho con nhé!”. 
 Người mẹ vô cùng kinh ngạc, sau đó hôn lên má con gái và nói: “Con ngoan của mẹ, con lớn thật rồi!".
(Ngọc Linh biên soạn, 168 câu chuyện hay nhất, Phẩm chất - thói quen tốt, NXB Thế giới, 2016, tr.135-136)
Hãy cho biết từ in đậm thực hiện phép liên kết nào? (0,5 điểm)
Xác định một thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập đó trong câu văn được gạch chân. (0,5 điểm)
Theo em, vì sao cô bé vội vàng chạy về nhà và xin lỗi mẹ? (0,5 điểm)
Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta.
Câu 3. (5,0 điểm) 
Phân tích một trong hai đoạn trích sau để thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.129)
Chị Thao lại gần khi Nho đã nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to.
Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng. Ở, cái bà này ! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy ?
Thường thế, người ngoài cảm thấy đau hơn người bị thương mà.
Chị Thao quay mặt ra cửa hang, lại uống nước trong bị động. Nho gác một cánh tay lên mặt. Nó cũng biết bây giờ không nên uống nước. Tôi pha sữa cho nó trong cái ca sắt.
Cho nhiều đường vào. Pha đặc! - Chị Thảo bảo.
Uống sữa xong. Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị Thảo dựa vào tường, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi,
Hát đi, Phường Định, mày thích bài gì nhất, hát đi ! 
 [...] Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. 
Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 119)
-----HẾT-----
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2022 - 2023
 ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung
- Cán bộ chấm thi cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Cán bộ chấm thi cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và biểu điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.	 
II. Hướng dẫn chấm chi tiết
Câu
Nội dung
Điểm
1
Phép lặp từ ngữ/Phép lặp.
Mẹ ơi: Thành phần gọi - đáp.
 nhé: Thành phần tình thái.
Lưu ý: Thí sinh trả lời một trong hai đáp án hoặc cả hai đáp án trên thì được 0,5 điểm.
Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt, sau đây là gợi ý:
- Cô bé cảm thấy có lỗi khi đã giận dỗi mẹ, khiến mẹ lo lắng. 
- Cô bé nhận ra mình đã không coi trọng những điều tốt đẹp mà mẹ đã làm cho mình.
- 
Lưu ý: Thí sinh trả lời một ý phù hợp vẫn được 0,5 điểm.
d) Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt, sau đây là gợi ý:
- Biết yêu thương, kính trọng cha mẹ. 
- Biết trân trọng, biết ơn những điều người khác đã làm cho mình.
- 
Lưu ý: Thí sinh trả lời một ý phù hợp vẫn được 0,5 điểm.
0,5
0,5
0,5
0,5

2
1. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn hoặc bài văn ngắn; đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận
2,25
a) Giải thích: Biết trân trọng những điều bình dị là yêu quý, coi trọng những gì bình thường, giản dị, gần gũi trong cuộc sống.
b) Bàn luận
- Biết trân trọng những điều bình dị quanh ta giúp mỗi người cảm nhận được vẻ đẹp, hạnh phúc mà cuộc sống mang lại; yêu thương và gắn kết với mọi người; giữ gìn và phát huy giá trị của những điều bình dị ấy để cuộc đời ngày càng trở nên ấm áp, tốt đẹp hơn; 
- Phê phán những người chưa biết coi trọng những điều bình dị của cuộc sống xung quanh, sống hời hợt, ích kỉ, vô ơn, 
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị của cuộc sống quanh ta.
- Sống sâu sắc hơn và thể hiện thái độ trân trọng những điều bình dị của cuộc sống bằng những lời nói, hành động cụ thể, có ý nghĩa. 
0,5
1,25
0,5
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,25
3
Đoạn trích trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu)
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề và Kết bài khái quát được vấn đề); viết đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp 
0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận
3,75
3.1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích
0,25
3.2. Phân tích đoạn trích để thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội
- Tình đồng chí, đồng đội giúp những người lính cùng nhau sẻ chia và vượt qua mọi gian nan, thiếu thốn: Người lính đối diện với bệnh tật (cơn ớn lạnh, sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi), những thiếu thốn về vật chất (áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá, chân không giày),... Thế nhưng, họ luôn lạc quan, yêu thương, gắn bó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua mọi thử thách (miệng cười, thương nhau tay nắm lấy bàn tay).
- Tình đồng chí, đồng đội đã tạo nên sức mạnh để những người lính luôn kề vai sát cánh, cùng chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp của thời đại: dù hoàn cảnh khắc nghiệt (rừng hoang sương muối) nhưng những người lính vẫn luôn bên nhau trong tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu (đứng bên nhau chờ giặc tới). Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội kết tinh trong hình ảnh đầu súng trăng treo - biểu tượng cho tâm hồn và lí tưởng cao đẹp của những người lính cách mạng. 
2,75

 3.3. Đánh giá
- Hình ảnh thơ vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng; những câu thơ sóng đôi, đối ứng; bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn; ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi; giọng điệu tâm tình, sâu lắng;
- Đoạn trích góp phần thể hiện tình đồng chí, đồng đội cao đẹp của những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. 
- Đoạn trích thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
0,75
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,5
Đoạn trích trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề và Kết bài khái quát được vấn đề); viết đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận
3,75
3.1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích
0,25
3.2. Phân tích vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong đoạn trích
- Tình đồng chí, đồng đội thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho nhau trong hoàn cảnh hiểm nguy: Khi Nho bị thương, chị Thao và Phương Định cảm thấy rất căng thẳng, lo lắng (người ngoài cảm thấy đau hơn người bị thương; chị Thao cuống quýt, cứ đưa mắt nhìn Nho; Phương Định không muốn hát lúc này, đâm cáu với chị Thao) và cả hai đã chăm sóc Nho chu đáo, ân cần (Nho nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to; chị Thao lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc cho Nho; Phương Định pha sữa cho Nho uống).
- Tình đồng chí, đồng đội thể hiện qua sự đồng cảm, thấu hiểu, động viên nhau vượt qua hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường: Phương Định và Nho đều cảm nhận được tình cảm của chị Thao dành cho Nho; cả ba người đều cố tỏ ra cứng cỏi, mạnh mẽ để trở thành điểm tựa của nhau (Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ; Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó;).
2,75
3.3. Đánh giá
- Điểm nhìn trần thuật theo ngôi thứ nhất; nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật chân thực, sinh động; cách xây dựng chi tiết cụ thể; ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ;
- Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng, thiêng liêng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Đoạn trích bộc lộ niềm tự hào, ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. 
0,75
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài : 120 phút, không tính thời gian phát đề 
(Đề thi gồm 1 trang )
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD Việt Nam, 2016, trang 2).
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ là lời của người cha nói với ai? ".
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm từ thể hiện tình cảm của người cha với “người đồng mình”.
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Câu 4 (1,0 điểm). Em hãy nêu suy nghĩ về vẻ đẹp của người đồng mình được thể hiện trong đoạn thơ trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bảy suy nghĩ về ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong hành trình để một con người trưởng thành.
Câu 2 (5,0 điểm)
Em hãy trình bày cảm nhận về diễn biến tâm trạng của ông Hai qua đoạn văn bản dưới đây:
“Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_20.docx