Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên năm học 2015 - 2016 hướng dẫn chấm môn ngữ văn (dành cho tất cả thí sinh)

pdf 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 732Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên năm học 2015 - 2016 hướng dẫn chấm môn ngữ văn (dành cho tất cả thí sinh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên năm học 2015 - 2016 hướng dẫn chấm môn ngữ văn (dành cho tất cả thí sinh)
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THÁI BÌNH 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 
(Dành cho tất cả thí sinh) 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
Câu 1. HS nêu đúng các phương thức biểu đạt được sử dụng: biểu cảm, miêu tả, tự sự. 
Trả lời đúng 02 phương thức biểu đạt được 0,25 điểm, 01 phương thức không được điểm. 
Câu 2. HS nêu đúng 02 câu thơ có từ hoa và diễn đạt lại những câu thơ đó theo ý 
hiểu của mình: 
- Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng: tâm trạng đau đớn tái tê của người con gái 
đẹp, mỗi bước đi là từng hàng lệ tuôn rơi. 
- Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày: sự tủi hổ, ê chề của nhân vật, nhìn hoa 
mà thấy tủi thẹn, ngắm gương mà thấy sượng sùng. 
Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, 
có sức thuyết phục. 
Câu 3. HS nêu đúng 04 biện pháp tu từ sau: phép đối, điệp từ, so sánh, ẩn dụ. HS trả 
lời đúng 01 biện pháp được 0,25 điểm. 
Câu 4. HS viết được một đoạn văn khoảng 03-05 câu, không mắc lỗi chính tả và ngữ 
pháp, nêu được một số nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật: miêu tả nhân vật qua 
dáng vẻ, cử chỉ, qua bút pháp ước lệ có phần lí tưởng hóa nhân vật. 
Không cho điểm với trường hợp chỉ trả lời chung chung không liên quan đến đoạn 
trích hoặc trả lời không liên quan đến nghệ thuật miêu tả nhân vật. 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 
Câu 1. (3,0 điểm) 
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận 
xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; 
diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Nội dung trình bày (1,75 điểm) 
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò, tác động của thiên nhiên đối với cuộc 
sống của con người (0,25 điểm) 
- Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận, kết hợp lý lẽ và dẫn chứng: (1,25 điểm) 
+ Thiên nhiên thân thuộc luôn tồn tại quanh ta: một cánh đồng, một dòng sông, thời 
tiết lúc giao mùa, khu vườn đầy hoa trái 
+ Thiên nhiên giống như một người bạn tốt của con người: làm cho môi trường sống 
trở nên trong lành; giúp ta cảm nhận được những vẻ đẹp và hương sắc cuộc đời... 
+ Tuy nhiên, đôi khi thiên nhiên cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống 
của con người... 
+ Sống hài hòa với thiên nhiên chính là cách tốt nhất giúp con người nuôi dưỡng và 
phát triển những phẩm chất tốt đẹp 
+ Phê phán thái độ vô ý thức, tàn phá thiên nhiên hoặc thờ ơ vô cảm, không biết 
thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên 
 2 
- Rút ra bài học cho bản thân. (0,25 điểm) 
b) Hình thức trình bày (0,75 điểm) 
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,25 điểm) 
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc (0,25 điểm) 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm) 
c) Sáng tạo (0,5 điểm) 
- Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực 
đạo đức và pháp luật (0,25 điểm) 
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và 
các yếu tố biểu cảm) (0,25 điểm) 
Câu 2 (4,0 điểm). 
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận 
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; 
thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không 
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Nội dung trình bày (2,5 điểm) 
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm) 
- Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ (2,0 điểm) 
+ Bức tranh thiên nhiên hiện ra với nhiều vẻ đẹp: êm đềm, dân dã với những tín hiệu 
đặc trưng của mùa thu làng quê (hương ổi, gió se, sương thu); thơ mộng, gợi cảm, xao 
xuyến (dòng sông, đám mây)... 
+ Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên: Cảm nhận bằng nhiều giác quan 
với sự rung động tinh tế (phả, chùng chình, dềnh dàng, vắt..); bâng khuâng, vấn vương 
trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng (bỗng, hình như..). 
+ Nghệ thuật miêu tả: Thể thơ 5 chữ nhịp nhàng khoan thai mà suy tư, sâu lắng; hệ 
thống hình ảnh thơ mộng mà gợi cảm có hồn; sử dụng tài tình những từ ngữ diễn tả trạng 
thái mong manh, mơ hồ của cảm giác. 
(HS có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục). 
b) Hình thức trình bày (1,0 điểm) 
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,5 điểm) 
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc (0,25 điểm) 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm) 
c) Sáng tạo (0,5 điểm) 
- Thể hiện cảm nhận riêng, sâu sắc hoặc có ý mới, mang tính phát hiện về vấn đề cần 
nghị luận nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (0,25 điểm) 
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và 
các yếu tố biểu cảm) (0,25 điểm) 
---------Hết--------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf01 giải.pdf