Đề thi tuyển Lam Sơn năm học 2001 - 2002 môn: Vật lý. Thời gian làm bài 150 phút

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1109Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển Lam Sơn năm học 2001 - 2002 môn: Vật lý. Thời gian làm bài 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển Lam Sơn năm học 2001 - 2002 môn: Vật lý. Thời gian làm bài 150 phút
Đề thi tuyển Lam sơn năm học 2001-2002
Môn: Vật lý.
Thời gian làm bài 150 phút 
Câu 1 (3,0 điểm): Cho mạch điện hình 1. UAB = 75 V , R1 = 30 ôm , R2= 60 ôm , R3 = 30 ôm , R4 là biến trở. Bỏ qua điện trở Ampekế và các dây nối.
Tình cường độ dòng điện qua mối điện trở và Ampekế khi R4 = 15 ôm.
Xác định giá trị R4 để Ampekế chỉ số 0.
Thay Ampekế bằng Vônkế có điện trở rất lớn thì số chỉ của Vônkế trong mỗi trường hợp trên là bao nhiêu ?
Câu 2 (2,0 điểm): Cho hai gương phẳng giống nhau đặt cách nhau một khoảng a. hình 2. Điểm sáng S đặt chíng giữa AC. Mắt đặt cách đều 2 gương và cách S một khoảng 100 cm. Kích thước gương AB = CD = 89 cm.
Vẽ đường đi của tia sáng từ S đến mắt M sau khi phản xạ 2 lần trên gương AB và 1 lần trên gương CD.
Tính số ảnh của S mà mắt quan sát được trong hai gương.
Câu 3 (2,0 điểm): Thả một miếng sắt khối lượng m1 = 200 gam ở nhiệt độ t1= 5000C vào khối lượng nước m2 = 2 kg ở nhiệt độ t2= 200C. Một phần nước đã bay hơi quanh miếng sắt. Khi hệ cân bằng nhiệt độ thì t = 240C. Tính lượng nước đã bay hơi.
 Coi rằng hiệu suất trao đổi nhiệt là 100%.
Câu 4 (1,5 điểm): Thang nhiệt độ Celsi (kí hiệu 0C) lấy nhiệt độ nước đá đang tan là 00C, còn hơi nước đang sôi là 1000C. Thang nhiệt độ Farenheit (kí hiệu 0F) lấy nhiệt độ nước đá đang tan là 320F, còn hơi nước đang sôi là 2120F. 
Số đo nhiệt độ của hai thang đo trên có cùng giá trị ở nhiệt độ nào ?
Nhiệt dung riêng của nước trong thang nhiệt độ Celsi là 4200 J/kg.độ. sẽ có giá trị bao nhiêu trong thang nhiệt độ Farenheit ?
Câu 5 (1,5 điểm): Hãy đưa ra cách xác định gần đúng hệ số ma sát của gỗ với gỗ bằng các dụng cụ sau đây : Một thước kẻ li ; Một khối hình hộp bằng gỗ , một tấm ván bằng gỗ cùng loại.
 R1 R3	 M
	 B D
A
 A	 B 
	 A C
 R2 R4 S
Hướng dẫn chấm
Câu 1 (3,0 điểm): 
+ R12 = R1R2/ (R1+R2) = 15 ôm. và R34=R3R4/ (R3+R4) = 10 ôm. -> RAB= 25 ôm -> I = U/RAB = 3A. 
 và U1 = U2 = IR12 = 45 V ; U3 = U4 = IR34 = 30 V 
+ Dòng qua các nhánh 
I1 = U1/R1 = 2,25 A, 	 I2 = U2/R2 = 0,75 A, I3 = U3/R3 = 1,0 A, I4 = U4/R4 = 2,0 A. 
+ Dòng qua Ampekế là: IA = I1-I3 = I4-I2 = 1,25 A.
+ Để cho IA = 0 thì U1/ U3 = U2 / U4 và I1=I3 ; I4=I2. Suy ra R4= R3 R2 / R1 = 90 ôm. 
+ Khi thay bằng Vônkế với R4 = 15 ôm. thì:
 I1=I3 = U/ (R1 + R3) = 1,5 A. và I2=I4 = U/ (R2 + R4) = 1,0 A.
 Ta tìm được UV = -U1+ U2 = -I1R1+I2R2 = 30 V.
 Với R4 = 90 ôm dòng qua Ampekế không có nên Vôn kế chỉ số 0.
Câu 2 (2,0 điểm): 
+ Lấy S1 đối xứng với S qua AB ; Lấy S2 đối xứng với S1 qua CD ; Lấy S3 đối xứng với S2 qua AB. Sau đó nối MS3 ta được I3 ; nối I3S2 ta được I2 ; nối I2S1 ta được I1 . Đường SI1I2I3M là đường truyền của tia sáng cần tìm.
+ Trong vô số ảnh trên đường xy cách đều nhau những khoảng a = AC thì mắt chỉ nhìn thấy các ảnh nằm trong góc BMD.
 Từ tam giác đồng dạng ta có Sy/HD = MS/MH --> Sy = 4,55a -> trong khoảng này thấy được 4 ảnh. => trong khoảng xy thấy được 8 ảnh.
	 B 	 M D
 	 I3 H
 I2
 I1
 x S3 Ss A S C S2 	 y
Câu 3 (2,0 điểm): 
+ Nhiệt lượng sắt toả ra Q = c1m1(t1-t) ; Nhiệt lượng nước tăng nhiệt độ Q1 = c2m2(t-t2) 
 Nhiệt lượng nước tăng nhiệt đọ từ t -> 100 và hoá hơi là Q2 = c2m(100-t) + mL
+ Phương trình cân bằng nhiệt Q = Q1+Q2 cho kết quả m = = 0,004 kg.
Câu 4 (1,5 điểm): 
+ Từ nhiệt độ nước đá đang tan đến nhiệt độ hơi nước đang sôi thang 0C có 100 vạch, thang 0F có 180 vạch => 1 vạch 0C ứng với 1,8 vạch 0F
 Gọi tx là nhiệt độ mà hai thang trùng nhau. Theo trên ta có (tx-0) .1,8 = (tx-32).1,0 -> tx = - 400 
+ Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.0C = 4200 J/kg.1,80F = 2333,3 J/kg0F.
Câu 5 (1,5 điểm):
+ đặt khối gỗ lên trên tấm gỗ rồi nâng từ từ một đầu tấm gỗ ã
lên cho tới khi khối gỗ bắt đầu trược đều xuống dốc. F1
Lúc đó Fms = F1 = kF2 => k = F1/F2 = h/a.
+ Như vậy chỉ cần đo độ cao h và độ dài L bắt đầu từ vị trí trượt. 	F2
	 h
 R1 R3 
A
	a
 R2 R4 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen LS 2001-2002.doc