Đề thi học kì I, năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí lớp: 9 thời gian làm bài: 45 phút (không kê thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1087Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I, năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí lớp: 9 thời gian làm bài: 45 phút (không kê thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I, năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí lớp: 9 thời gian làm bài: 45 phút (không kê thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015 - 2016
 MÔN: Vật lí 
 Lớp: 9
 Thời gian làm bài: 45 phút (không kê thời gian giao đề)
 Họ và tên:; Lớp:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4,0 điểm):
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước ý trả lời đúng rồi ghi vào tờ bài làm.
Câu 1. Đơn vị của điện trở là:
 A. Ôm B. Ôm. Mét C. Am pe D. Vôn
Câu 2. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối quan hệ giữa điện trở R của dây với chiều dài l ,với tiết diện S và điện trở suất của vật liệu làm dây.
 A. R = r.l.S B. R =ρ C. l.S/r D. S.l/r
Câu 3. Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế 6V, thì cường độ dòng điện qua điện trở là 0,5 A. Hỏi điện trở R có giá trị bao nhiêu?
 A. R = 12 Ω B. R = 6 Ω C. R = 1,5 Ω D. R = 18 Ω
Câu 4. Tại sao dây đốt nóng của ấm điện và nồi cơm điện thường làm bằng hợp kim?
 A. Vì dây hợp kim có điện trở lớn nên có thể tỏa nhiệt nhiều
 B. Vì dây hợp kim khó nóng chảy
 C. Vì dây hợp kim có điện trở nhỏ nên có thể tỏa nhiệt nhiều
 D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 5. Một nam châm điện gồm:
 A. Cuộn dây không có lõi B. Cuộn dây có lõi là một thanh thép
 C. Cuộn dây có lõi là một thanh nam châm D. Cuộn dây có lõi là một thanh sắt non
Câu 6. Theo quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực điện từ tác dụng lên một dòng điện thẳng đặt trong từ trường thì ngón giữa hướng theo:
 A. Chiều của đường sức từ B. Chiều của lực điện từ
 C. Chiều của dòng điện D. Không theo hướng nào như trên
Câu 7. La bàn là dụng cụ để xác định :
 A. Phương hướng B. Nhiệt độ C. Độ cao D. Hướng gió thổi
Câu 8. Trong hình sau lực từ tác dụng vào dây AB có chiều như thế nào?
 A. Phương ngang, chiều hướng vào trong
 B. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên S
 C. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới
 D. Phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra ngoài
	A	B
	N
II. Tự luận (6 đ)
Câu 1(1đ). Hãy trình bày nội dung định luật Jun – Len xơ và viết biểu thức của định luật.
Câu 2 (2đ): Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 6Ω, R2 = 30 Ω, R3 = 15 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 24V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở 
	A	R1	 R2 B
 R3
Câu 3 (2đ): Một ấm điện có ghi 120V - 480W 
	a)Tính điện trở của ấm và cường độ dòng điện qua ấm khi dùng ở hiệu điện thế 120V
 b)Dùng ấm trên ở hiệu điện thế 120V để đun sôi 1,2 l nước ở 200C thì cần thời gian là 20 phút .Tính hiệu suất của ấm, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/KgK
Câu 4 (1đ): Khi đưa một thanh sắt lại gần một điểm giữa của thanh nam châm thẳng, nam châm không hút được sắt có thể kết luận nam châm mất hết từ tính được hay không? Tại sao?
.Hết
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1.A, 2B, 3A, 4A, 5D, 6C, 7A, 8D
II. Tự luận
Câu 9. Nêu đúng nội dung định luật (0,5đ)
Viết đúng biểu thức (0,5đ)
Câu 10 a) Ta có R1 nt (R2//R3) → Rtđ = R1+ = 16 Ω (1đ)
b) Theo định luật Ôm: I = = 1,5A, mà I1 = I = 1,5 A (0,25 đ)
U1 = I. R1 = 1,5.6 = 9V (0,25đ)
Suy ra U2 = U3 = 15 V, I2 = U2/ R2 = 15/30 = 0,5A (0,25đ)
I3 = I – I2 = 1A (0,25đ)
Câu 11. - Tóm tắt đầy đủ	(0,5 điểm)
a. (W) (0,5 điểm)
I = (A) (0,25 điểm)
b. Qi = mc = 1,2.4200.80 = 403200 (J) (0,5 điểm)
 Q = I2.Rt = 42.30 .1200 = 576000 (J) (0,5 điểm)
H = 	(0,5 điểm
Câu 12.Không thể. Vì từ tính của nam châm tập trung ở các cực, ở điểm giữa rất yếu nên dù nam châm mới nó vẫn hút sắt yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKI_LI_9.doc