Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 môn thi: Hóa học

pdf 24 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 môn thi: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 môn thi: Hóa học
Trang 1/7 
ĐỀ THI THỬ 
(Đề thi gồm 07 trang) 
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 
Môn thi: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài:90 phút, không kể thời gian giao đề 
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: 
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Rb = 85,5; K = 39; Li = 7; 
Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; F = 19; Mg = 24; P = 31; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Br = 80; I = 127; Au = 197; Pb 
= 207; Ni = 59; Si = 28; Sn = 119. 
Câu 1: Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng điện tích của ion và được gọi 
là điện hóa trị của nguyên tố đó. Trong muối ăn, điện hóa trị của nguyên tố natri và clo tương ứng là 
 A. 1 và 1. B. +1 và –1. C. 1+ và 1–. D. 0 và 0. 
Câu 2: Trong sản xuất công nghiệp, quá trình hóa học nào sau đây được tiến hành ở áp suất cao nhằm 
thúc đẩy cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận? 
 A. CaCO3 (r)  CaO (r) + CO2 (k). B. FeO (r) + CO (k)  Fe (r) + CO2 (k). 
 C. N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k). D. C (r) + H2O (k)  CO (k) + H2 (k). 
Câu 3: Trong hóa học, nước vừa là môi trường nhưng vừa có thể trực tiếp tham gia phản ứng với vai trò là 
axit, bazơ, chất oxi hóa, chất khử. Ở điều kiện thường, nước thể hiện tính khử khi tác dụng với chất 
nào sau đây? 
 A. SO3. B. CaO. C. Na. D. F2. 
Câu 4: Oxi và nitơ là hai nguyên tố phi kim điển hình, đồng thời cũng là hai chất khí phổ biến trong khí 
quyển. Nếu giả thiết không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích thì khối lượng riêng của không khí 
(ở đktc) gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 0,00 g/L. B. 1,30 g/L. C. 1,12 g/L. D. 1,00 g/L. 
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, có thể chứng minh khả năng tan rất tốt trong nước của một số chất khí 
theo hình vẽ: 
 Bạn sẽ chọn thí nghiệm trên để áp dụng với khí nào sau đây? 
 A. CO2. B. NH3. C. N2. D. O2. 
Câu 6: Tính dẫn điện của kim loại chủ yếu được gây ra bởi sự chuyển động có hướng của các electron tự 
do trong kim loại dưới tác dụng của điện trường. Trong số các kim loại, dẫn điện tốt nhất là Ag, vị trí 
thứ hai và thứ ba lần lượt thuộc về 
 A. Cu và Au. B. Al và Fe. C. Na và Ca. D. Mg và Zn. 
Câu 7: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) tới phản ứng hoàn toàn, thu 
được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là 
Trang 2/7 
 A. 27%. B. 18%. C. 54%. D. 36%. 
Câu 8: Khi phân tích thành phần muối sunfat của kim loại M (ứng với hóa trị n) thì thấy nguyên tố M 
chiếm 20% khối lượng, còn lại là oxi và lưu huỳnh. Kim loại M là 
 A. Ca. B. Fe. C. Mg. D. Cu. 
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, tiến hành điều chế H2 bằng cách cho Zn tác dụng với dung dịch HCl 
loãng. Khí H2 sẽ thoát ra nhanh hơn nếu thêm vào hệ phản ứng vài giọt dung dịch nào sau đây? 
 A. CuCl2. B. MgCl2. C. AlCl3. D. NaCl. 
Câu 10: Phương pháp thủy luyện dùng các kim loại mạnh hơn để khử ion của kim loại yếu hơn (trong 
dung dịch muối hoặc phức chất) thành kim loại. Để “đẩy” được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 thì 
không dùng kim loại nào sau đây? 
 A. Na. B. Mg. C. Fe. D. Zn. 
Câu 11: Hợp chất nào sau đây được dùng để làm bột nở cho bánh kẹo, chất tạo khí trong thuốc sủi bọt và 
làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit? 
 A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. NaCl. D. NaOH. 
Câu 12: Cho sơ đồ gồm hai phản ứng: Al  X  Al(OH)3. Hợp chất X nào sau đây không thỏa 
mãn sơ đồ? 
 A. NaAlO2. B. Al2O3. C. AlCl3. D. Al(NO3)3. 
Câu 13: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân bằng 100%) với cường độ 
dòng điện 150000A trong thời gian t giờ, thu được 252 kg Al ở catot. Giá trị gần nhất với t là 
 A. 5. B. 6. C. 8. D. 10. 
Câu 14: Đưa dây sắt nóng đỏ vào bình khí oxi, dây sắt cháy sáng như được minh họa ở hình dưới đây: 
 Sản phẩm tạo thành trong thí nghiệm trên là 
 A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3. 
Câu 15: Crom là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm VIB trong bảng tuần hoàn và thường tạo ra các hợp chất 
với số oxi hóa +2, +3 và +6. Trong hợp chất nào sau đây thì crom có số oxi hóa cao nhất? 
 A. Cr2O3. B. Cr(OH)3. C. CrSO4. D. K2CrO4. 
Câu 16: Hai dung dịch nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) đều thu được kết tủa khi 
các phản ứng kết thúc? 
 A. NaHCO3 và AlCl3. B. ZnSO4 và MgSO4. 
 C. FeCl2 và Ca(HCO3)2. D. Na2CrO4 và CrCl3. 
Câu 17: Ở gần các lò nung vôi, không khí bị ô nhiễm bởi nồng độ khí CO2 cao, làm cây cối, hoa màu 
thường không phát triển được. Nếu một tuần lò nung vôi sản xuất được 4,2 tấn vôi sống thì thể tích 
khí CO2 (đktc) đã tạo ra là 
 A. 1120 m
3
. B. 1344 m
3
. C. 1680 m
3
. D. 1792 m
3
. 
Fe 
Cát 
Trang 3/7 
Câu 18: Ở điều kiện thích hợp, thí nghiệm nào sau đây tạo ra sản phẩm hữu cơ chỉ chứa liên kết xích ma 
( )? 
 A. Hiđrat hóa etilen. B. Thủy phân canxi cacbua. 
 C. Trùng hợp buta-1,3-đien. D. Hiđrat hóa axetilen. 
Câu 19: Cho các cặp chất sau tác dụng với nhau ở điều kiện thích hợp, trường hợp nào không xảy ra phản 
ứng thế nguyên tử hiđro trong hợp chất hữu cơ? 
 A. etan và clo. B. axetilen và dung dịch bạc nitrat. 
 C. etilen và dung dịch brom. D. benzen và brom lỏng. 
Câu 20: Ở điều kiện thường, dung dịch ancol nào sau đây có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung 
dịch màu xanh lam? 
 A. propan–1–ol. B. glixerol. C. etanol. D. propan–2–ol. 
Câu 21: Xét sơ đồ phản ứng (trong dung dịch) giữa các hợp chất hữu cơ: 
 3 3
)
   2 0 0
4
+ AgNO + NH+ H O + HCl
(HgSO , t ) (t
CH CH X Y Z. 
 Công thức của Z là 
 A. CH3CHO. B. HO–CH2–CHO. C. CH3COONH4. D. CH3COOH. 
Câu 22: Etyl axetat có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên được dùng làm dung môi để tách, chiết chất 
hữu cơ. Etyl axetat được tổng hợp khi đun nóng hỗn hợp etanol và axit axetic với chất xúc tác là 
 A. niken. B. axit sunfuric đặc. 
 C. thủy ngân(II) sunfat. D. bột sắt. 
Câu 23: Hợp chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức là CH3COOC6H4OH. Khi đun nóng, a mol 
X tác dụng được với tối đa bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch? 
A. a mol. B. 2a mol. C. 3a mol. D. 4a mol. 
Câu 24: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng 
kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất 
 A. glucozơ và glixerol. B. xà phòng và ancol etylic. 
 C. xà phòng và glixerol. D. glucozơ và ancol etylic. 
Câu 25: Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh. 
Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần có chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là 
A. glucozơ. B. amilozơ. C. amilopectin. D. saccarozơ. 
Câu 26: Trong cây thuốc lá tự nhiên và khói thuốc lá có chứa hàm lượng cao một chất gây nghiện, thực tế 
là một amin với cấu tạo như sau: 
 Amin này làm tăng huyết áp và nhịp tim, có khả năng gây sơ vữa động mạnh vành và suy giảm trí nhớ. 
Tên gọi của amin là 
A. cafein. B. anilin. C. triolein. D. nicotin. 
Trang 4/7 
Câu 27: Trong phân tử tetrapeptit Ala-Gly-Val-Glu, amino axit đầu N là 
 A. Val. B. Glu. C. Ala. D. Gly. 
Câu 28: Có thể phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic bằng phương pháp hóa học khi dùng 
thuốc thử là 
 A. natri clorua. B. quỳ tím. C. natri hiđroxit. D. phenolphtalein. 
Câu 29: Tơ nilon-6,6 có tính dai, mềm, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô, được dùng để dệt vải may 
mặc, dệt bít tất, đan lưới, bện dây cáp, dây dù. Polime tạo thành tơ nilon-6,6 có tên là 
A. poliacrilonitrin. B. poli(etylen terephtalat). 
C. poli(hexametylen ađipamit). D. xenlulozơ triaxetat. 
Câu 30: Cho dãy các chất: metyl acrylat, triolein, saccarozơ, metylamin, glyxylalanin. Số chất bị thủy 
phân khi đun nóng trong môi trường axit là 
 A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. 
Câu 31: Tiến hành các thí nghiệm khi sục chất khí sau vào dung dịch tương ứng ở điều kiện thường: 
 (a) SO2 vào H2S; (b) F2 vào NaF; (c) O2 (dư) vào H2S; 
 (d) Cl2 vào NH3; (e) SO2 vào KMnO4; (g) CO2 vào Na2SiO3. 
 Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là 
 A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. 
Câu 32: Cho các hỗn hợp sau vào dung dịch NaOH (loãng, dư) ở điều kiện thường: 
 (a) Cr2O3 và CrO3. (b) Al và Al2O3. (c) Na và Zn. 
 (d) Si và SiO2; (e) NaHCO3 và CaCl2; (g) FeO và FeSO4. 
 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm chỉ tạo thành dung dịch là 
 A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. 
Câu 33: Trong phòng thí nghiệm, khi đun nóng Na2SO3 tinh thể với axit H2SO4 đặc thu được khí SO2 
(xem sơ đồ hình vẽ bên dưới). 
 Phát biểu nào sau đây là sai về quá trình trên? 
 A. Khi tham gia phản ứng, H2SO4 đặc là chất oxi hóa, Na2SO3 là chất khử. 
 B. Nếu thay axit H2SO4 đặc bằng axit H2SO4 loãng thì tốc độ phản ứng giảm. 
 C. Đốt nóng bình cầu bằng ngọn lửa đèn cồn để làm tăng tốc độ phản ứng. 
 D. Bông tẩm nước vôi có tác dụng ngăn không cho khí SO2 thoát ra ngoài. 
Câu 34: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 mL dung dịch Y gồm HCl 0,1M và AlCl3 
0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 1,008 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị gần nhất với m là 
 A. 0,8. B. 1,6. C. 2,4. D. 3,2. 
Câu 35: Hấp thụ hoàn toàn 896 mL khí CO2 (đktc) vào 200 mL dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 
H2SO4 (đặc) 
Na2SO3 Bông tẩm nước vôi 
SO2 
Trang 5/7 
0,3M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi bắt đầu có khí 
sinh ra thì hết V mL. Giá trị của V là 
 A. 80. B. 40. C. 60. D. 120. 
Câu 36: Nhiệt phân m gam hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3, thu được V lít khí O2 (đktc) và 5,75 gam chất 
rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Dẫn toàn bộ lượng O2 tạo thành đi qua cacbon nóng đỏ, thấy có 0,36 
gam cacbon đã phản ứng, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Lấy 224 mL X (đktc) 
sục vào nước vôi trong (dư), sinh ra 0,4 gam kết tủa. Giá trị gần nhất với m là 
 A. 6,0. B. 7,2. C. 8,4. D. 9,6. 
Câu 37: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH, thu 
được một muối của axit cacboxylic Y và ancol Z. Biết dung dịch của Z hoà tan được Cu(OH)2 tạo 
thành màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là 
 A. HCOOCH2CH2OOCCH3. B. HCOOCH2CH2CH2OOCH. 
 C. CH3COOCH2CH2OOCCH3. D. HCOOCH2CH(CH3)OOCH. 
Câu 38: Nhiệt phân metan trong lò hồ quang ở nhiệt độ 15000C thu được hỗn hợp X gồm metan, axetilen 
và hiđro. Tỉ khối của X so với H2 bằng 5. Dẫn 1,792 lít X (đktc) vào dung dịch brom dư, khối lượng 
brom tối đa tham gia phản ứng là 
 A. 3,2 gam. B. 8,0 gam. C. 6,4 gam. D. 4,8 gam. 
Câu 39: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất sau: C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol), 
C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: 
Chất X Y Z T 
Nhiệt độ sôi, 0C 182,0 –33,4 16,6 184,0 
pH (dung dịch nồng độ 0,1 mol/L) 8,8 11,1 11,9 5,4 
 Nhận xét nào sau đây đúng? 
 A. T là C6H5NH2. B. Z là C2H5NH2. C. X là NH3. D. Y là C6H5OH. 
Câu 40: Hỗn hợp X gồm axit acrylic, metyl acrylat, axit metacrylic, metyl metacrylat. Đốt cháy hoàn toàn 
m gam X, thu được V lít khí CO2 (đktc) và a mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, V và a là 
 A. 
11V
m = 30a.
5,6
 B. 
11V
m = 18a.
5,6
 C. 
11V
m = 14a.
5,6
 D. 
11V
m = 16a.
5,6
 
Câu 41: Cho axit cacboxylic X có mạch cacbon không phân nhánh, phân tử chứa không nhiều hơn 4 
nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a mol X, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 2a mol. 
Cho a mol X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2a mol khí CO2. Phát biểu nào sau đây về cấu 
tạo phân tử của X là sai? 
A. X chứa hai nhóm chức cacboxyl. B. X chứa một liên kết đôi C=C. 
C. X không có đồng phân hình học. D. X chứa ba liên kết π (pi). 
Câu 42: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối 
lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%, 
thu được 8,8 gam muối. Giá trị của m là 
 A. 5,6. B. 6,4. C. 4,8. D. 7,2. 
Câu 43: Hoà tan hoàn toàn m gam Al bằng 620 mL dung dịch HNO3 1M (vừa đủ) thu được hỗn hợp khí 
X (gồm hai khí) và dung dịch Y chứa 8m gam muối. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thấy có 25,84 
gam NaOH phản ứng. Hai khí trong X là cặp khí nào sau đây? 
 A. NO và NO2. B. NO và H2. C. NO và N2O. D. N2O và N2. 
Trang 6/7 
Câu 44: Điện phân 400 mL (không đổi) dung dịch gồm NaCl, HCl và CuSO4 0,02M (điện cực trơ, màng 
ngăn xốp) với cường độ dòng điện 1,93A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch 
điện phân được biểu diễn trên đồ thị dưới đây. 
 Giá trị của t trên đồ thị là 
 A. 3600. B. 1200. C. 3000. D. 1800. 
Câu 45: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được 
hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí 
H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu 
được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của 
H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
 A. 6,29. B. 6,48. C. 6,96. D. 5,04. 
Câu 46: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố sắt chiếm 52,5% khối lượng). 
 Cho m gam X tác dụng với 84 mL dung dịch HCl 2M (dư) tới phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch 
Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO và 28,32 
gam kết tủa. 
 Giá trị của m là 
 A. 8,0. B. 6,4. C. 8,8. D. 9,6. 
Câu 47: Hỗn hợp E gồm một axit cacboxylic no, hai chức (có phần trăm khối lượng cacbon lớn hơn 30%) 
và hai ancol X, Y đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 8,96 lít khí 
O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Đun nóng 0,2 mol E với axit sunfuric đặc, thu được 
m gam các hợp chất có chức este. Biết phần trăm số mol tham gia phản ứng este hóa của X và Y tương 
ứng bằng 30% và 20%. Giá trị lớn nhất của m là 
 A. 6,32. B. 6,18. C. 2,78. D. 4,86. 
Câu 48: Đun hỗn hợp glixerol và axit cacboxylic X (phân tử có mạch cacbon không phân nhánh và chỉ 
chứa nhóm chức –COOH) với xúc tác H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong đó có 
chất hữu cơ Y mạch hở. 
 Đốt cháy hoàn toàn 3,80 gam Y bằng O2, thu được 6,16 gam CO2 và 1,80 gam H2O. Biết Y có công 
thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, Y phản ứng được với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 
1 : 2. 
 Phát biểu nào sau đây là sai? 
 A. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 10. 
 B. Y không có phản ứng tráng bạc. 
 C. Y có khả năng phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. 
 D. X có đồng phân hình học. 
Câu 49: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa hai liên kết π; Z là ancol 
hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y và Z. 
Trang 7/7 
 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 28,56 lít O2 (đktc), thu được 45,1 
gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng với tối đa 16 gam Br2 trong dung dịch. Nếu 
cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thì thu được bao nhiêu gam muối? 
 A. 11,0 gam. B. 12,9 gam. C. 25,3 gam. D. 10,1 gam. 
Câu 50: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X, Y (đều được tạo thành từ hai amino axit no, có chứa một 
nhóm chức amino và một nhóm chức cacboxyl, MX < MY). 
 Thủy phân hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, chỉ thu được hai muối có số 
mol là 0,08 mol và 0,20 mol. 
 Đốt cháy hoàn toàn 10,20 gam E cần vừa đủ 15,84 gam khí O2, tạo thành sản phẩm gồm CO2, H2O và 
N2. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của X và Y bằng 8. 
 Tổng số nguyên tử trong một phân tử của Y là 
 A. 54. B. 66. C. 57. D. 63. 
-------- Hết --------- 
1 
ĐÁP ÁN THI THỬ 
(Đáp án gồm 17 trang) 
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 
Môn thi: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề 
1. C 2. C 3. D 4. B 5. B 6. A 7. D 8. C 9. A 10. A 
11. B 12. B 13. A 14. C 15. D 16. C 17. C 18. A 19. C 20. B 
21. D 22. B 23. C 24. C 25. C 26. D 27. C 28. B 29. C 30. D 
31. B 32. A 33. A 34. A 35. A 36. B 37. D 38. D 39. B 40. A 
41. C 42. B 43. C 44. C 45. C 46. B 47. D 48. A 49. D 50. D 
Hướng dẫn giải do thầy Lê Đăng Khương – Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội, Giáo viên Hóa – 
HOCMAI thực hiện. 
Câu 1: 
 Điện hóa trị = Điện tích ion (dấu +, – đặt sau trị số) Đáp án C. 
Câu 2: 
 Tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch làm giảm áp suất, tức giảm số phân tử khí. 
  Đáp án C. 
Câu 3: 
 Nước thể hiện tính khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh, đó là F2. 
   2 2 22F + 2H O 4HF + O  Đáp án D. 
Câu 4: 
 Xét 22,4 lít không khí (đktc) gồm:
2 2
N : 0,8 (mol), O : 0,2 (mol). 
28.0,8 + 32.0,2
D = 1,30 (g/L)
22,4
 Đáp án B. 
Câu 5: 
 Khí X phải là khí tan tốt trong nước để làm áp suất trong bình giảm nhanh chóng, tạo ra hiện tượng 
nước phun trào vào bình Đáp án B. 
Câu 6: 
 Bốn kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag > Cu > Au > Al Đáp án A. 
Câu 7: 
  
  
     
 
2 4 2 4 3 2
Al 
 2Al + 3H SO Al (SO ) + 3H 
0,2
 m = .27 = 0,2
3Mol: 0,1
3
1,8 (gam). 
2 
 
 
 
Al
1,8
%m = .100% = 36%
5
 Đáp án D. 
Câu 8: 
 Gọi công thức muối sunfat là .
2 4 n
M (SO ) Theo bài ta có: 
4
%M 20 2M 20
= = M = 12n n = 2, M = 24 (Mg)
SO 80 96n 80%
    Đáp án C. 
Câu 9: 
 Khi cho thêm muối CuCl2: 2 2Zn + CuCl ZnCl + Cu 
 Cu sinh ra bám vào bề mặt Zn, tạo ra pin điện Zn-Cu, làm tăng tốc độ thoát khí hiđro. 
  Đáp án A. 
Câu 10: 
 Na là kim loại mạnh, cho vào dung dịch muối sẽ khử nước, tạo khí H2: 
 
  
 
   
2 2
4 2 2 4
1
Na + H O NaOH + H
2
2NaOH + CuSO Cu(O
 H) + SNa O
  Đáp án A. 
Câu 11: 
   3 2 2NaHCO + HCl NaCl + CO + H O  Đáp án B. 
Câu 12: 
 Al2O3 không tác dụng với H2O để tạo thành Al(OH)3. 
  
 
  
    
2 2 2 3 3
3 3
3 3 3 3
NaAlO + CO + 2H Al(OH) + NaHCO
AlCl + 3NaOH Al(O
 O 
) 
H) + 3NaCl
Al(NO + 3NaOH Al(OH) + 3NaNO 
 Đáp án B. 
Câu 13: 
  
3
đpnc
2 3 2 e Al
It 150000t 3.252.10
2Al O 4Al + 3O n = 3n = = 
F 96500 27
   
  t = 180013 (s) = 5 (h)  Đáp án A. 
Câu 14: 
  02 t 3 43Fe + 2O Fe O  Đáp án C. 
Câu 15: 
 Trong hợp chất K2CrO4, số oxi hóa của crom bằng +6 là lớn nhất Đáp án D. 
Câu 16: 
 Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3 đều lưỡng tính và tan khi cho NaOH dư: Loại A, B, D. 
  
 
   
2 2
3 2 3 2 3 2
FeCl + 2NaOH Fe(OH)
Ca(HCO 
 + 2NaCl
) + N+ 2NaOH CaCO + 2 OHa CO
 Đáp án C. 
Câu 17: 
  0
2
6
t 6
C O3 O2 Ca
4,2.10
 n = n = = 0,075.10 (mol).
5
CaCO CaO + O
6
 C 
3 
2
6 6 3
CO
V = 0,075.10 .22,4 = 1,68.10 (L) = 1680 (m )  Đáp án C. 
Câu 18: 
 
+
0
0
0
4
0
H
2 2 2 3 2t
t
2 2 2
xt, p
2 2 2 2t n
HgSO
2 3t
CH CH + H O CH CH OH
CaC + H O Ca(OH) + CH CH
nCH CH CH CH CH CH CH CH
CH CH + H O CH CH O
    
 
   
 
         
 
     
 Đáp án A. 
Câu 19: 
0
as
2 6 2 2 5
2 2 2 2 2
3 3 4 3
Fe
6 6 2 6 5t
C H + Cl C H Cl + HCl
CH CH + Br CH Br CH Br
CH CH + 2AgNO + 2NH AgC CAg + 2NH NO
C H + Br C H Br + HBr 
 
 
   
 
    
  
 Etilen và dung dịch brom xảy ra phản ứng cộng  Đáp án C. 
Câu 20: 
 Dung dịch ancol đa chức (có  2 nhóm –OH liền kề) hòa tan Cu(OH)2: 
     3 5 3 2 3 5 2 222C H (OH) + Cu(OH) C H (OH) O Cu + 2H O 
  Đáp án B. 
Câu 21: 
4
0
0
HgSO
2 3t
t
3 3 3 2 3 4 4 3
3 4 3 4
CH CH + H O CH CHO
CH CHO + 2AgNO + 3NH + H O CH COONH + 2Ag + 2NH NO
CH COONH + HCl CH COOH + NH Cl
   
 
   
 
   
 
  Đáp án D. 
Câu 22: 
  2 40H SO3 2 5 3 2 5 2 tCH COOH + C H OH CH COOC H + H O  Đáp án B. 
Câu 23: 
 3 6 4 3 6 4 2
 CH COO C H OH + 3NaOH CH COONa + NaO C H ONa + 2H O
Mol: a 3a
     
 
  
  Đáp án C. 
Câu 24: 
 Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được xà phòng và glixerol: 
  
3 3 5 3 5 3
(R + 3NaOH COO) C H COONa 3R (+ C OH)H 
  Đáp án C. 
Câu 25: 
 Tinh bột = Amilozơ (mạch không phân nhánh) + Amilopectin (mạch phân nhánh). 
4 
 Y là amilopectin  Đáp án C. 
Câu 26: 
 Amin đó là nicotin  Đáp án D. 
Câu 27: 
 Qui ước trong phân tử peptit: Amino axit đầu tiên còn nhóm chức amino (–NH2) được gọi là 
amino axit đầu N, amino axit cuối cùng còn nhóm cacboxyl (–COOH) là amino axit đầu C. Như 
vậy, Ala là amino axit đầu N, Glu là amino axit đầu C. 
  Đáp án C. 
Câu 28: 
 Dung dịch metylamin làm quì tím đổi sang màu xanh, axit axetic làm quì tím đổi sang màu đỏ, còn 
anilin không làm đổi màu  Đáp án B. 
Câu 29: 
 Poli(hexametylen ađipamit) dùng để sản xuất tơ nilon-6,6 được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng 
hexametilenđiamin và axit ađipic. 
  Đáp án C. 
Câu 30: 
 Các chất bị thủy phân gồm: metyl acrylat, triolein, saccarozơ, glyxylalanin. 
 Metylamin tác dụng với dung dịch axit, không bị thủy phân trong môi trường axit. 
  Đáp án D. 
Câu 31: 
 (a) 2H2S + SO2  3S + 2H2O (*) 
 (b) 2F2 + 2H2O  4HF + O2 (*) 
 (c) 2H2S + O2  2S + 2H2O (*) 
 O2 tác dụng với H2S ở trong dung dịch thì chỉ tạo ra lưu huỳnh. 
 (d) 3Cl2 + 2NH3  6HCl + N2 (*) 
 (e) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 
 (g) Na2SiO3 + 2CO2 + 2H2O  H2SiO3 + 2NaHCO3 
  Đáp án B. 
Câu 32: 
(a) CrO3 + 2NaOH  Na2CrO4 + H2O (Cr2O3 không tan). 
 (b) Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + 
3
2
H2 
 Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O (*) 
 (c) Zn + 2NaOH  Na2ZnO2 + H2 
 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 (*) 
 (d) Si + 2NaOH + H2O  Na2SiO3 + 2H2 (SiO2 không tan ). 
 (e) NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O 
5 
 CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaCl 
 (g) FeSO4 + 2NaOH  Fe(OH)2 + Na2SO4 (FeO không tan) 
  Đáp án A. 
Câu 33: 
 Phản ứng điều chế SO2 ở trên chỉ là phản ứng trao đổi (không có sự thay đổi số oxi hóa của các 
nguyên tố): 
  ot2 3 2 4 2 4 2 2Na SO + H SO Na SO + SO + H O :  A sai. 
 Thay axit H2SO4 đặc bằng axit H2SO4 loãng thì tốc độ phản ứng giảm (tốc độ phản ứng phụ thuộc 
vào nồng độ). Hơn nữa, dung dịch H2SO4 loãng có chứa nhiều nước hơn, khí SO2 lại tan tốt trong 
nước, cũng làm giảm lượng khí bay ra: B đúng. 
 Đun nóng sẽ làm tăng tốc độ phản ứng tăng (tốc độ tăng theo nhiệt độ): C đúng. 
 Bông tẩm nước vôi có khả năng hấp thụ SO2 do có phản ứng: 
  2 2 3 2Ca(OH) SO CaSO + + H O :  D đúng. 
  Đáp án A. 
Câu 34: 
 1. Đánh giá 
 (i) Xảy ra phản ứng của Ba, Na với axit và với nước, tạo kết tủa Al(OH)3. 
 (ii) Để tính m cần biết số mol OH– sinh ra, lưu ý Al(OH)3 lưỡng tính. 
 2. Lời giải 
 Sơ đồ phản ứng: 
 2
3
3
2
HCl : 0,02 (mol)
H : 0,045 (mol)Na
 + AlCl : 0,02 (mol) 
Al(OH) : ?Ba
H O

  
  
  

 Các quá trình sản sinh khí hiđro: 
+ 2e + 2e
2 2 2
 2HCl 2Cl + H 2H O 2OH + H
Mol: 0,02 0,01 Mol: 
  
 0,07 0,035
 
 
  
 Các quá trình tạo thành và hoàn tan một phần kết tủa: 
3
3 3 2
       
 
    
2
 Al + 3OH Al(OH) Al(OH) + OH AlO H O
Mol: 0,02 0,06 0,02 Mol: 0,01 0,01 
3Al(OH)
m = m = 0,01.78 = 0,78 (gam)  Đáp án A. 
 3. Sai lầm 
 (i) Qui kết 
   
333
AlClAl OH Al OH
n n = 0,02 (mol) m = 1,56 (gam):  Chọn B. 
 (ii) Viết phản ứng Na, Ba đẩy Al ra khỏi muối AlCl3. 
 4. 30 giây 
 3
2 3H HCl Al(OH)OH Al OH
n = 2n n = 0,07 (mol); n = 4n n = 4.0,02 0,07 = 0,01 (mol).     
Câu 35: 
 1. Đánh giá 
6 
 (i) 2
2 2
NaOHOH Ba(OH)
CO CO
n 2n + n 0,04 + 0,06
 = = = 2,5 > 2:
n n 0,04

Bazơ dư, chỉ tạo muối cacbonat. 
 (ii) Thứ tự phản ứng với HCl: Bazơ > Muối cacbonat > Muối hiđrocacbonat. 
 2. Lời giải 
 + Hấp thu CO2 vào dung dịch kiềm 
 2 2 3 2
 Ba + CO BaC + H O
Mol: 0,02 0,02
(OH) 
0
O
,02
 

 
 
 
    
 (1) 
 2
2
2 3
 2Na + CO Na C + HOH O
Mol: 0,04 0,02 0,02
O


 
 

   

 (2) 
 + Cho từ từ HCl vào dung dịch X gồm NaOH dư (0,02 mol) và Na2CO3 (0,02 mol). 
2
 NaOH + HCl NaCl + H O
Mo
l: 0,02 0,02
 
 

  

 (3) 
2 3 3
 Na + HCl NaHC + NaCl
Mol: 0,02
CO
0,0
 O
2
 
 

  

 (4) 
 Sau phản ứng (4) mới đến phản ứng tạo khí CO2 (đến phản ứng này thì dừng): 
 3 2 2
 NaH + HCl NaCl + C + H O 
Mol: 
CO O 
 

 



 (5) 
HCl
0,04
n = 0,02 + 0,02 = 0,04 (mol) V = = 0,08 (L) = 80 (mL)
0,5
   Đáp án A. 
 3. Sai lầm 
 (i) Quên phản ứng (3): 
0,02
V = = 0,04 (L) = 40 (mL):
0,5
 Chọn B. 
 (ii) Tính cả số mol HCl tham gia phản ứng (5): V = 0,12 (L) = 120 (mL): Chọn D. 
 4. 30 giây 
2 2+
2 2 3 2
2
3
NaOHOH (X) Ba(OH) CO CO (X) CO Ba
HCl OH (X) CO (X)
n = 2n + n 2n = 0,02 (mol); n = n n = 0,02 (mol)
0,04
n = n + n = 0,04 (mol) V = = 0,08 (L) = 80 (mL)
0,5
 
 
  
 
 
 
 
Câu 36: 
 1. Đánh giá 
 (i) Dẫn khí O2 đi qua cacbon nóng đỏ có thể thu được hỗn hợp gồm CO, CO2 và O2 dư. 
 (ii) Cần liên hệ giữa một phần thể tích của X (224 mL) với toàn bộ X. 
 2. Lời giải 
2
0
0
t
MnO
4 2 4 2 2
t3 2
2KMnO K MnO + MnO + O
2KClO 2KCl + 3O
 
 
  
 Các phản ứng đốt cháy cacbon: 
  0 02 2 2t t2C + O 2CO C + O O C  
7 
 Xét 224 mL X: 
2
2
CO : x 
x + y + z = 0,01
CO : y 
28x + 44y + 32z = 18.2.0,01 = 0,36
O : z 

 
 


 Khi cho X vào nước vôi trong dư, chỉ có CO2 bị hấp thụ: 
2 2 3 2
 CO + Ca(OH) CaCO + H O
Mol: 0,004 0,0
04
   
 
  
  y = 0,004 (mol). Từ đó tính được x = 0,002 (mol) và z = 0,004 (mol). 
 Trong 224 mL X: 
2 2 2C CO CO O O CO CO 
n = n + n = 0,006; n = 2n + 2n + n = 0,018 (mol). 
 Theo bài, đã có 0,03 mol cacbon bị đốt cháy nên trong toàn bộ X thì: 
2O O
0,030
n = 0,018. = 0,09 (mol) n = 0,045 (mol).
0,006
 
 Bảo toàn khối lượng: 
2O
m = 5,75 + m = 5,75 + 0,045.32 = 7,19 (gam)  Đáp án B. 
 3. Sai lầm 
 (i) Xét thiếu thành phần khi coi hỗn hợp X gồm CO và CO2 hoặc CO2 và O2. 
 (ii) Coi 224 mL X là toàn bộ X: m = 5,75 + (0,018 : 2).32 = 6,038: Chọn A. 
 4. 30 giây 
2O
0,030
m = 5,75 + m = 5,75 + .0,018 : 2 .32 = 7,19 (gam).
0,006
 
 
 
Câu 37: 
 1. Đánh giá 
 (i) X là este hai chức và Z có chứa hai nhóm –OH liền kề. 
 (ii) X chứa 5 nguyên tử cacbon và được tạo bởi một axit và một ancol hai chức nên Y chứa một 
cacbon và Z chứa ba cacbon. 
 2. Lời giải 
 A: HCOOCH2CH2OOCCH3 + 2NaOH  2HCOONa + CH3COONa + HOCH2CH2OH 
 (Loại A vì tạo thành hai muối). 
 B: HCOOCH2CH(CH3)OOCH + 2NaOH  2HCOONa + HOCH2CH2CH2OH 
 (Loại B vì tạo thành ancol có hai nhóm –OH xa nhau) 
 C: Loại vì có chứa 6 nguyên tử cacbon. 
 D: HCOOCH2CH(CH3)OOCH + 2NaOH  2HCOONa + HOCH2CH(OH)CH3
(*) 
  Đáp án D. 
Câu 38: 
 1. Đánh giá 
 (i) Khối lượng X sau phản ứng = Khối lượng metan trước phản ứng. 
 (ii) Số mol khí H2 sinh ra = Số mol khí tăng thêm = Số mol liên kết pi tạo thành. 
 2. Lời giải 
 Phản ứng nhiệt phân metan: 
8 
0
1500 C
4 2 2 2 
Mol: 2a
 2CH C H 
 a 3a
+ 3H 
 
 





X X X
1,792
M = 2.5 = 10; n = = 0,08 (mol) m = 0,08.10 = 0,8 (gam).
22,4

Bảo toàn khối lượng: 
4 4tr s CH X CH
0,8
m = m m = m = 0,8 (gam) n = = 0,05 (mol).
16
  

4X CH
Δn = n n = 0,08 0,05 = 0,03 (mol)   (a + 3a) 2a = 0,03 a = 0,015 (mol).  
 Phản ứng khi cho X tác dụng với Br2: 
2 2 2
 CH CH + 2Br CHBr C
Mol: 0,015 0,03
HBr  
 
 



2Br
m = 0,03.160 = 4,8 (gam)  Đáp án D. 
 3. Sai lầm 
 (i) Quên áp dụng bảo toàn khối lượng cho hệ khí trước và sau phản ứng. 
 4. 30 giây 
4 2X CH Br lk π
0,08.10
Δn = n n = 0,08 = 0,03 (mol); n = n = Δn = 0,03 (mol) 4,8 (gam).
16
 
   
 
Câu 39: 
 1. Đánh giá 
 (i) Trạng thái các chất ở điều kiện thường: phenol (rắn), anilin (lỏng), etylamin (khí) và amoniac 
(khí, có phân tử khối nhỏ nhất). 
 (ii) Tính bazơ: etylamin > amoniac > anilin > phenol. 
 2. Lời giải 
 Dựa theo trạng thái (rắn, lỏng khí) của các chất, có thể dự đoán: Hai chất có nhiệt độ sôi cao là 
phenol và anilin; hai chất có nhiệt độ sôi thấp là etylamin và amoniac. 
 pH tỉ lệ với lực lực bazơ: etylamin (11,9) > amoniac (11,1) > anilin (8,8) > phenol (5,4). 
 Vậy: X là C6H5NH2, Y là NH3, Z là C2H5NH2 và T là C6H5OH. 
 Đáp án B. 
Câu 40: 
 1. Đánh giá 
 (i) Phân tử mỗi chất đều chứa 2 liên kết pi ứng với công thức chung 
n 2n 2 2
C H O .

 2. Lời giải 
 Phản ứng đốt cháy X: 
 
n 2n 2 2 2 2 2
n 2n 2 2
3(n 1)
 C H O + O nCO + (n 1)H O
2X C H O 
3a
Mol: a 
2


 
  
 
  
 
 Bảo toàn khối lượng: 
3a V 11V
m + 32 = 44 + 18a m = 30a
2 22,4 5,6
   
    
   
 Đáp án A. 
9 
 3. Sai lầm 
 (i) Không tìm thấy điểm chung của các chất về công thức phân tử. 
 (ii) Không nhận ra mối quan hệ tỉ lệ giữa hệ số 
3n 3
2

 của O2 và (n 1) của H2O. 
 4. 30 giây 
2 2 2CO H O O
V 3a 11V
m = m + m m = 44 + 18a 32 = 30a.
22,4 2 5,6
   
     
   
Câu 41: 
 1. Đánh giá 
 (i) Số liên kết π = 2 2
CO H O
X
n n 2a
 + 1 = + 1 = 3:
n a
   
       
 Phát biểu D đúng. 
 (ii) Số nhóm chức cacboxyl = 2
CO
X
n 2a
 = = 2:
n a
 Phát biểu A đúng. 
 2. Lời giải 
 Số liên kết đôi C=C bằng số liên kết π trừ số nhóm cacboxyl = 3 – 2 = 1. 
 X là axit cacboxylic không no, một nối đôi C=C, hai chức X chứa  4 cacbon. 
 Theo bài: X chứa số cacbon  4 và có mạch cacbon không phân nhánh nên công thức cấu tạo phù 
hợp của X là: HOOC CH=CH COOH.  
 Như vậy, X có đồng phân hình học, phát biểu C sai Đáp án C. 
Câu 42: 
 1. Đánh giá 
 (i) Mối quan hệ giữa số mol nguyên tố oxi và số mol nhóm chức: 
O COOH
n = 2n .

 2. Lời giải 
COOH O NaOH KOH
1 1 0,4m m 2,0 2,8 m m
n = n = = (mol) n : n = : = 1 : 1 = .
2 2 16 80 40 56 160 160
; :

 
 
 
 Sơ đồ phản ứng: 
2
mGly NaOH : (mol)
m160Ala + ? + H O: (mol)
m 80
KOH : (mol)Glu
160

 
 
 
 
Bảo toàn khối lượng: 
40m 56m 18m
m + + 1,375m= 8,8 + = m 8,8 = 6,4 (gam).
160 160 80
  
 3. Sai lầm 
 (i) Gọi số mol cho mỗi amino axit và cố gắng tìm các ẩn số này: thiếu dữ kiện giải. 
 4. 30 giây 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_thu_mon_HOA_bao_Dan_tri_2016_H_L3.pdf