Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022

pdf 23 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 837Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022
1 
2 
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 3 
(Năm học 2021 – 2022) 
SƠ KHẢO CẤP TRƯỜNG 
Bài 1: Khỉ con nhanh trí 
Em hãy giúp bạn khỉ nối ô trên với ô giữa và ô giữa với ô dưới để tạo thành từ đúng. 
Chú ý: Có những ô không ghép được với ô giữa. 
3 
Bài 2: Hổ con thiên tài 
Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ để tạo thành câu. 
nước tranh hoạ xanh Non đồ. biếc như 
 Lá lá đùm rách. lành 
 học Quê là đi hương đường 
 Tiếng gióng giả. trống trường 
rợp Con bướm vàng về bay. 
4 
Mười đẹp Tháp sen. nhất bông 
xứ vô Nghệ quanh. Đường quanh 
 tha đầy Kiến lâu cũng tổ. 
 ai gi kh ảng 
 đ iệp ngh ồng 
5 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Tìm từ bắt đầu bằng "s" hoặc "x" là môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác 
khéo léo, hấp dẫn của người hoặc thú. 
A. xoan B. xiếc C. xẩm D. sáo 
2. Ai là người có bàn tay khéo léo trong khổ thơ sau? 
 Bàn tay cô giáo 
 Tết tóc cho em 
 Về nhà bà khen 
 Tay cô đến khéo! 
 (Định Hải) 
A. bà C. cô giáo 
B. em bé D. mẹ 
3. Câu văn nào dưới đây có từ viết sai chính tả? 
 A. Mẹ em đang đi gieo mạ trên đồng. 
 B. Lũ trẻ vừa thả diều vừa hò reo ầm ĩ. 
 C. Tiếng chuông reo leng keng trong gió. 
 D. Bà cẩn thận deo từng hạt giống xuống luống rau. 
4. Giải câu đố sau: 
 Ai làm bạn với gỗ cây 
 Làm ra bàn ghế đó đây đều dùng? 
A. thợ mộc C. thợ xây 
B. thợ may D. thợ rèn 
5. Tiếng nào có thể kết hợp với tiếng "ca" để tạo thành từ chỉ hoạt động? 
A. quốc C. nước 
B. hát D. thi 
6. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tinh thần đoàn kết? 
 A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. 
 B. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. 
 C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. 
 D. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. 
6 
7. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? 
 A. Nhà cao sừng sững như núi. 
 B. Ngọn núi ở lại cùng mây. 
 C. Mấy trăm cửa sổ gió reo. 
 D. Mặt trời theo về thành phố. 
8. Đáp án nào dưới đây là câu khiến? 
A. Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. 
B. Con chớ đi ra ngoài một mình. 
 C. Mẹ đưa em đi học. 
 D. Ai cũng yêu thương em. 
9. Câu nào dưới đây sử dụng sai dấu chấm hỏi? 
A. Tại sao hôm nay cậu nghỉ học? 
B. Con có làm sao không? 
 C. Không khí buổi sớm thật trong lành làm sao? 
 D. Sao nước sông ở đây bẩn thế nhỉ? 
10. Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết vì sao bác sĩ Đặng Văn Ngữ vẫn luôn giữ bên mình 
va li đựng nấm pê-ni-xi-lin dù phải trải qua chặng đường rất vất vả? 
 Năm 1948, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống 
thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, 
sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên Việt Bắc. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, 
lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên 
Nhật. Nhờ va li nấm này, bộ đội ta đã chế được thuốc chữa cho thương binh. 
 (Đức Hoài) 
 A. Vì va li nấm đó sẽ bán được rất nhiều tiền. 
B. Vì va li nấm đó có thể chế tạo ra thuốc chữa bệnh cho thương binh. 
 C. Vì va li nấm đó sẽ giúp ông trở thành một bác sĩ nổi tiếng. 
 D. Vì loại nấm đó có độc rất nguy hiểm. 
7 
THI HƯƠNG - CẤP HUYỆN 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác 
Em hãy giúp bạn trâu điền từ còn thiếu vào chỗ trống 
 Yêu nước nòi 
một 
 Tôn trật tự 
 Mưa dầm thấm 
 Cũ người mới 
 Chung đấu cật 
Thương người như thể thương 
 Mất lòng trước được lòng 
 Con sâu làm rầu nồi 
Chớ thấy sóng cả mà rã chèo 
 Cha mẹ sinh trời sinh tính 
8 
Bài 2: Ngựa con dũng cảm 
Em hãy giúp bạn ngựa ghép từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải. 
 Hạt sương long lanh bò ngang trên luống cỏ. 
 Chú voi thơm ngát trong đầm. 
 Con cua là loài biết nói tiếng người. 
 Con hổ gầm lên thật dũng mãnh. 
 Dòng sông uốn lượn là một chiếc đèn lồng tí hon. 
 Những bông hoa sen đọng trên ngọn cỏ xanh. 
 Mỗi quả hồng chín như một dải lụa. 
 Chim bồ câu lấp lánh trên bầu trời đêm. 
 Chim vẹt là biểu tượng của hoà bình. 
 Ngôi sao khuya huơ vòi uống nước bên suối. 
9 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Đọc văn bản sau và cho biết thiên nhiên ở Sa Pa có điểm gì đặc biệt? 
 Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong 
khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, 
mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm 
quý. 
 Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta. 
 (Nguyễn Phan Hách) 
 A. Thiên nhiên Sa Pa thay đổi đa dạng trong một ngày. 
 B. Thiên nhiên Sa Pa rất khắc nghiệt. 
 C. Thiên nhiên Sa Pa giống thiên nhiên mùa thu ở miền Bắc. 
 D. Thiên nhiên Sa Pa đang bị tàn phá và cần được bảo vệ. 
2. Đọc đoạn thơ sau và cho biết đoạn thơ miêu tả hoạt động gì của các bạn học sinh? 
 Ngày đẹp lắm bạn ơi! 
 Nắng vàng trải khắp nơi 
 Chim ca trong bóng lá 
 Ra sân ta cùng chơi. 
 Quả cầu giấy xanh xanh 
 Qua chân tôi, chân anh 
 Bay lên rồi lộn xuống 
 Đi từng vòng quanh quanh. 
 (Tập đọc 3, 1980) 
A. Chơi đá cầu C. Chơi nhảy dây 
B. Chơi cầu lông D. Chơi đá bóng 
3. Từ nào dưới đây có nghĩa là "không ngủ được vì có điều phải suy nghĩ"? 
A. hoang mang B. hào phóng C. thao thức D. phân vân 
4. Câu nào dưới đây có từ viết sai chính tả? 
 A. Những quả bóng bay nơ lửng trên bầu trời. 
 B. Tết năm nào Nga cũng nhận được những bao lì xì xinh xắn. 
 C. Cơn gió nhẹ làm lung lay những ngọn cỏ ven đường. 
 D. Hiền được mẹ mua cho một chiếc nơ màu đỏ. 
10 
5. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? 
A. suất sắc B. sản suất C. suất bản D. năng suất 
6. Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả? 
A. trôi chảy, chao đảo C. chứa chan, trung tâm 
B. chót vót, leo chèo D. chênh lệch, chằng chịt 
7. Câu văn nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh? 
 A. Bức tranh thiên nhiên rất tươi sáng và sinh động. 
 B. Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương khổng lồ. 
 C. Cánh đồng lúa chín vàng xuộm, trải rộng mênh mông. 
 D. Bầu trời đêm lấp lánh muôn ngàn vì sao. 
8. Tìm tiếng bắt đầu bằng "l" hoặc "n" là tên một loại cây lá nhỏ, hoa màu đỏ, quả chứa 
nhiều hạt mọng nước, khi chín thường có màu đỏ. 
A. lê B. lạc C. na D. lựu 
9. Đáp án nào dưới đây là tục ngữ? 
 A. Nhà đẹp thì mát, bát sạch ngon cơm. 
 B. Nhà rộng thì mát, bát sạch ngon cơm. 
 C. Nhà cao thì mát, bát sạch ngon cơm. 
 D. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. 
10. Chọn tiếng bắt đầu bằng "s" hoặc "x" thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: 
 Bác Tuấn là thợ .... Bác thường chia ... thức ăn với những người thợ khác. Mọi người rất 
yêu quý bác. 
A. xẻ - xẻ B. xẻ - sẻ C. sẻ - xẻ D. sẻ - sẻ 
11. Những sự vật nào được so sánh với nhau trong đoạn văn dưới đây? 
 Đêm nay trăng sáng quá! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con 
đom đóm. 
 (Ngọc Linh) 
A. trăng - đom đóm C. ngôi sao - đom đóm 
B. bầu trời - đom đóm D. bầu trời - ngôi sao 
11 
12. Chọn từ còn thiếu để điền vào câu tục ngữ sau: 
 Cái ..., cái tóc là góc con người. 
A. tay B. da C. môi D. răng 
13. Thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây nói về thói quen tiết kiệm, dành dụm? 
 A. Cần cù bù thông minh 
 B. Tích tiểu thành đại 
 C. Lên thác xuống ghềnh 
 D. Tự lực cánh sinh 
 14. Giải câu đố sau: 
 Để nguyên sông ở Hoà Bình 
 Bỏ huyền cây lớn sân đình làng quê. 
 Từ bỏ huyền là từ gì? 
A. da B. xa C. ca D. đa 
15. Giải câu đố sau: 
 Tỉnh nào có vịnh Hạ Long 
 Tuần Châu, Bãi Cháy xanh trong biển trời? 
A. Quảng Ninh C. Quảng Bình 
B. Quảng Trị D. Quảng Ngãi 
16. Câu nào dưới đây là câu giới thiệu? 
 A. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. 
 B. Buổi sáng, chim hót véo von trong vòm lá. 
 C. Những giọt sương lấp lánh trong nắng mai. 
 D. Hoa đào là sứ giả của mùa xuân. 
17. Cặp từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau? 
A. hiền - lành B. xấu - đẹp C. sáng - sớm D. tối - đen 
18. Câu nào dưới đây là câu nêu hoạt động? 
 A. Cạnh cây sồi già là một cây sung nhỏ. 
 B. Bầu trời mùa thu xanh trong và lộng gió. 
 C. Những giọt sương long lanh như ngọc. 
 D. Cá lớn, cá bé bơi lướt qua những rạn san hô đỏ. 
12 
19. Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm? 
 A. Cô giáo giảng bài trong lớp học. 
 B. Lũ trẻ ngồi quây quần bên bếp lửa nghe các cụ già kể chuyện. 
 C. Mẹ đang tưới hoa ngoài ban công. 
 D. Đôi mắt bé tròn xoe, lúc nào cũng ánh lên vẻ vui tươi, tinh nghịch. 
20. Từ 3 tiếng "giản, ca, đơn", em có thể ghép được bao nhiêu từ? 
A. 2 từ B. 3 từ C. 4 từ D. 5 từ 
21. Từ nào dưới đây có nghĩa là "ngay thẳng, thật thà, phản ánh lại đúng với sự thật"? 
A. trung bình C. trung tâm 
B. trung thực D. trung chuyển 
22. Đoạn văn dưới đây có những từ chỉ hoạt động nào? 
 Ngày xưa, hươu rất nhút nhát. Hươu sợ bóng tối, sợ thú dữ, sợ cả tiếng động lạ. Tuy vậy, 
hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng. Một hôm nghe tin bác gấu ốm nặng, hươu xin 
phép mẹ đến thăm bác gấu. 
 (Theo Thu Hằng) 
 A. nhút nhát, tốt bụng 
 B. xin phép, thăm 
 C. nhanh nhẹn, chăm chỉ 
 D. ốm nặng, tiếng động 
 23. Từ nào dưới đây là từ chỉ hoạt động? 
A. ngó nghiêng C. mềm mại 
B. dẻo dai D. long lanh 
24. Từ nào dưới đây là từ chỉ đặc điểm vóc dáng của con người? 
A. lực lượng B. lực sĩ C. lực lưỡng D. lực kế 
25. Từ nào dưới đây là từ chỉ đặc điểm? 
A. chu vi B. chu kì C. chu cấp D. chu đáo 
26. Từ nào dưới đây dùng để mô tả tiếng chim? 
A. rậm rạp B. véo von C. vun vút D. rì rào 
13 
27. Câu nào dưới đây sử dụng đúng dấu phẩy? 
A. Tiếng chim không ngớt, vang xa vọng, mãi lên trời cao xanh thẳm. 
B. Cây non vừa trồi, lá đã, xoà sát mặt, đất. 
C. Ánh trăng trong, chảy khắp, trên cành cây kẽ lá, tràn ngập trên, con đường trắng xoá. 
D. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. 
28. Câu nào dưới đây sử dụng đúng dấu chấm? 
A. Cây bưởi có rụng lá vào mùa đông không. 
B. Hoa bưởi có màu gì. 
C. Cây bưởi đẹp nhất vào thời gian nào. 
D. Cây bưởi đẹp nhất là vào độ tháng hai, tháng ba. 
29. Câu nào dưới đây sử dụng đúng dấu chấm hỏi? 
A. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao? 
B. Sao biển xuất hiện nhiều ở đâu? 
C. Những ngôi sao khuya lấp lánh trên bầu trời đêm? 
D. Sao chè là công việc rất vất vả và tốn nhiều công sức của mẹ? 
30. Câu nào dưới đây sử dụng đúng dấu chấm than? 
A. Ngày mai các bạn đi học từ mấy giờ! 
B. Bầu trời hôm nay như thế nào! 
 C. Ngoài đồng, hương lúa chín thơm biết bao! 
D. Trên sân trường, các bạn nam đang đá cầu phải không! 
14 
THI HỘI - CẤP TỈNH 
Bài 1: Hổ con thiên tài 
Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ để tạo thành câu. 
nhau nước trong thương Người một phải cùng. 
 lấy phủ giá điều gương Nhiễu 
 đổ sông dòng sâu. Muôn biển 
 thì thì sáo ráo, Quạ tắm mưa. tắm 
15 
 biển sông chê đâu còn? nước Biển nhỏ, 
 mưa chóng Nắng trưa, tối. chóng 
 lòng. cùng chung một rét Khi 
 dạ. đói Khi một cùng chung 
 ườ iên ng k c 
 ph m â ục kh 
16 
Bài 2: Mèo con nhanh nhẹn 
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng. 
biểu dương anh dũng bổ ích hữu ích hoạt bát 
 cẩn thận thật thà nhà thơ nhanh nhẹn minh bạch 
 hài hước can đảm sáng tỏ thành thực sĩ tử 
 thí sinh thi sĩ chu đáo vui tính khen ngợi 
17 
Bài 3: Điền từ 
1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành khổ thơ dưới đây: 
 Bạn bè ríu rít tìm nhau 
 Qua con đường đất rực màu  phơi. 
 Bóng tre mát rợp vai người 
 Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm. 
 (Theo Chử Văn Long) 
2. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành văn bản sau: 
 Đang đi, vịt con thấy một bạn đang nằm trong một cái túi trước ngực của mẹ. Vịt con cất 
tiếng chào: 
 - Chào bạn! Bạn tên là gì thế 
 - Chào vịt con! Tôi là chuột túi. Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không? 
Vịt con gật đầu, chuột túi liền kể: 
 - Tôi còn bé nên được ở trong cái túi trước bụng của mẹ tôi. Thật là êm ái Đã bao lần 
mẹ tôi mang tôi chạy băng qua cánh rừng qua đồng cỏ mênh mông để tránh hổ dữ Mẹ thở 
hổn hển, ướt đẫm mồ hôi. Ôi Tôi yêu mẹ biết bao! 
 (Theo Nguyễn Thị Thảo) 
3. Điền số thích hợp vào chỗ trống: 
 Ngôi sao ngủ với bầu trời 
 Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà 
 Gió còn ngủ tận thung xa 
 Để con chim ngủ la đà ngọn cây 
 Núi cao ngủ giữa chăn mây 
 Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường. 
 (Theo Quang Huy) 
 Trong đoạn thơ trên có  từ chỉ đặc điểm. 
4. Điền số thích hợp vào chỗ trống để được một nhận xét đúng: 
(1) Mặt biển mênh mông, tĩnh lặng tựa tấm thảm khổng lồ, trải dài đến tận chân trời. 
(2) Anh hoạ sĩ tựa lưng vào gốc dừa, hướng ánh mắt ra biển, ngắm hoàng hôn. 
(3) Cây tầm gửi mọc trên cành khế, nó lớn dần từng ngày, nương tựa vào cây khế để sống. 
Câu số  có sử dụng hình ảnh so sánh. 
5. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống: 
 Thơ ca dân gian của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng, thường đi kèm 
với một trò chơi nhất định gọi là đồng .. 
18 
6. Điền số thích hợp vào chỗ trống để được nhận xét đúng: 
(1) Những chú vẹt đang bắt chước nói tiếng người. 
(2) Bộ lông của chúng sặc sỡ nhiều màu sắc. 
(3) Vẹt là loài chim vô cùng thông minh. 
Câu số  là câu giới thiệu. 
Câu số  là câu nêu hoạt động. 
Câu số  là câu nêu đặc điểm. 
7. Điền từ chứa vần "ao" hoặc "oao" thích hợp vào chỗ trống: 
 Động vật ăn thịt cùng họ với hổ, nhưng bé hơn, lông thường màu vàng, điểm nhiều chấm 
đen có tên gọi là  
8. Điền vào chỗ trống "tr" hoặc "ch": 
  ông cậy 
  ông mong 
  ông gai 
9. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ sau: 
 Tay làm hàm nhai, tay  miệng trễ. 
10. Giải câu đố sau: 
 Để nguyên đóng mở ra vào 
 Mất hỏi cắt xẻ gỗ nào bạn ơi. 
 Từ mất hỏi là từ  
19 
Bài 4: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Đàn kiến trong đoạn văn dưới đây hiện lên như thế nào? 
 Trong lúc đàn kiến chăm chỉ suốt mùa hè để tích trữ đồ ăn thì châu chấu lại mải mê chơi 
đùa. Thế rồi, khi mùa đông sang, đàn kiến no đủ trong hang ấm áp còn châu chấu đói lả và 
rét run. Đàn kiến thấy vậy đã cứu đói và cưu mang châu chấu suốt mùa đông. Lúc này, châu 
chấu mới hiểu được vì sao kiến lại làm việc chăm chỉ suốt mùa hè như vậy. Tất cả để chuẩn bị 
cho một mùa đông rét buốt khó kiếm thức ăn. 
 (Theo truyện ngụ ngôn "Kiến và châu chấu") 
 A. Đàn kiến làm việc chăm chỉ nhưng vẫn còn nhút nhát. 
 B. Đàn kiến làm việc chăm chỉ, liều lĩnh và ích kỉ. 
 C. Đàn kiến làm việc chăm chỉ, có kế hoạch và tốt bụng. 
 D. Đàn kiến làm việc chăm chỉ, dũng cảm và nghiêm khắc. 
2. Trong câu ca dao dưới đây, từ "canh gà" có nghĩa là gì? 
 Gió đưa cành trúc la đà 
 Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. 
 A. Một món canh nổi tiếng của Thọ Xương 
 B. Tiếng gà gáy lúc trời sắp sáng 
 C. Một địa danh nổi tiếng ở Thọ Xương 
 D. Tiếng gà gáy lúc trời sắp tối 
3. Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả? 
 A. chín chắn, che chắn, trú ẩn 
 B. trang trại, chải chuốt, trang chải 
 C. trông chờ, trù bị, trôi chảy 
 D. chân chính, chăm chú, phụ trách 
4. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc nhóm từ nào? 
 Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan 
xa phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng 
luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh... 
 (Theo Đoàn Giỏi) 
 A. Từ chỉ người 
 B. Từ chỉ đặc điểm 
 C. Từ chỉ hoạt động 
 D. Từ chỉ sự vật 
20 
5. Những sự vật nào được so sánh với nhau trong đoạn trích sau? 
 Đây là những ô ruộng bậc thang nằm gọn trong thung lũng. Mãi dưới kia, có dòng suối 
chảy xiết đang làm quay một chiếc xe nước. Guồng xe này nom hao hao chiếc đu quay mà các 
bạn vẫn thấy ở công viên. 
 (Theo Phong Thu) 
 A. guồng xe - chiếc đu quay 
 B. thung lũng - công viên 
 C. ruộng bậc thang - dòng suối 
 D. ruộng bậc thang - công viên 
6. Thành ngữ nào dưới đây thích hợp để điền vào chỗ trống? 
 Cô ấy đang rơi vào tình thế ...... 
 A. ngàn cân treo sợi tóc 
 B. công thành danh toại 
 C. nghiêng nước nghiêng thành 
 D. công ăn việc làm 
7. Dấu phẩy thích hợp điền vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây? 
 Mùa đông đã về thực sự rồi (1) Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống (2) chốc 
chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe 
(3) từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào (4) quanh co đã thu 
mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại (5) những 
chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn (6) và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. 
 (Theo Ma Văn Kháng) 
 A. Vị trí (2), (5), (6) 
 B. Vị trí (2), (3), (4) 
 C. Vị trí (1), (2), (3) 
 D. Vị trí (1), (5), (6) 
8. Đáp án nào dưới đây là tục ngữ? 
 A. Chim có tổ, người có quê. 
 B. Chim có tổ, người có tông. 
 C. Cây có gốc, người có quê. 
 D. Cây có tông, người có gốc. 
21 
9. Nhận xét nào đúng với đoạn văn dưới đây? 
 (1) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. (2) Thân nó 
khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, 
chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. (3) Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. (4) 
Vậy mà khi trái chín, hương ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. 
 (Theo Mai Văn Tạo) 
A. Đoạn văn có 3 câu nêu hoạt động. 
B. Đoạn văn có 1 câu giới thiệu. 
C. Câu (2), (4) là câu nêu đặc điểm. 
D. Câu (1), (2), (4) là câu nêu hoạt động. 
10. Tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho con được gọi là gì? 
A. Tình huynh đệ C. Tình bằng hữu 
B. Tình mẫu tử D. Tình phụ tử 
11. Trong bài tập đọc "Cửa Tùng", người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống với hình ảnh 
nào? 
 A. Chiếc lược ngà cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển 
 B. Chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển 
 C. Chiếc cặp tóc bạch kim cài vào mái tóc xanh của biển 
 D. Chiếc cặp tóc đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển 
12. Sự vật nào được nhân hoá trong đoạn thơ dưới đây? 
 Một chị gà mái 
 Áo trắng như bông 
 Yếm đỏ hoa vông 
 Cánh phồng bắp chuối 
 Xăm xăm xúi xúi 
 Tìm ổ quanh nhà 
 Chạy vào chạy ra 
 Tót - tót - tót - tót. 
 (Theo Võ Quảng) 
A. áo trắng B. gà mái C. bắp chuối D. hoa vông 
13. Từ nào dưới đây có nghĩa là "trơ trọi giữa khoảng trống rộng, không biết bấu víu vào 
đâu"? 
A. chơi bời B. chơi vơi C. lơ thơ D. trơ tráo 
22 
14. Những câu nào dưới đây là câu nêu hoạt động? 
(1) Mùa xuân đến, chim hoạ mi hót líu lo trên cành. 
(2) Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. 
(3) Trời sắp mưa, các loài vật trong rừng chạy đi tìm nơi ẩn nấp. 
(4) Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. 
 A. Câu (2) và (3) 
 B. Câu (1) và (3) 
 C. Câu (2) và (4) 
 D. Câu (1) và (4) 
15. Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ đặc điểm? 
A. vi vu, vấp váp, vướng víu 
 B. mênh mông, mày mò, múa may 
 C. chông chênh, chỉn chu, chang chang 
 D. lao lực, lên lớp, leng keng 
16. Đáp án nào dưới đây gồm các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau? 
 Chiều buông xuống. Rừng bỗng trở nên âm u. Loáng một cái, mây sám ào ạt phủ kín 
bầu trời. Chớp nhoang nhoáng phía xa. Dòng suối ban sáng hiền lành là thế, giờ sầm mặt lại, 
giéo ồ ồ chông thật dữ tợn. 
 (Theo Nguyễn Hữu Lập) 
 A. giéo, chông, sám 
 B. sám, sầm, dữ tợn 
 C. xuống, sáng, giéo 
 D. chớp, chông, sầm 
17. Câu nào dưới đây sử dụng đúng dấu chấm hỏi? 
 A. Nhanh lên, sắp đến nơi rồi? 
 B. Con trồng được bao nhiêu cái cây rồi? 
 C. Con rửa bát xong rồi ạ? 
 D. Mẹ ơi, bà ngoại đến rồi? 
18. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về miền đất bình yên, hiếu khách, ai cũng muốn đến 
thăm hoặc di cư tới? 
 A. Đất có thổ công, sông có hà bá 
 B. Đất có lề, quê có thói 
 C. Đất khách quê người 
 D. Đất lành chim đậu 
23 
19. Giải câu đố sau: 
 Anh hùng quê ở Nghệ An 
 Đặt bom diệt Pháp gian nan vô cùng 
 Giặc đuổi nhưng vẫn ung dung 
 Gieo mình cảm tử xuống dòng Châu Giang. 
 Người anh hùng đó là ai? 
A. Lê Hồng Phong B. Phạm Hồng Thái C. Cù Chính Lan D. Tô Vĩnh Diện 
20. Em hãy sắp xếp thứ tự các câu sau sao cho đúng để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh 
miêu tả Cửa Tùng của nhà văn Thuỵ Chương. 
(1) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. 
(2) Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà Chúa của các bãi tắm". 
(3) Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. 
(4) Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. 
(5) Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. 
(6) Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu 
hồng nhạt. 
 A. (5) - (3) - (2) - (6) - (1) - (4) 
 B. (5) - (2) - (3) - (6) - (1) - (4) 
 C. (5) - (2) - (3) - (4) - (6) - (1) 
 D. (5) - (3) - (2) - (4) - (6) - (1) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021_2022.pdf