Bài kiểm tra định kì cuối học kì 1 môn tiếng Việt lớp 3 năm học 2012 - 2013

pdf 18 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 997Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì 1 môn tiếng Việt lớp 3 năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra định kì cuối học kì 1 môn tiếng Việt lớp 3 năm học 2012 - 2013
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA HOÀ 
Họ tên ............................................. 
Lớp 3...... 
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 
Năm học 2012 - 2013 
(Thời gian 60 phút, không thời gian giao đề và kiểm tra đọc thành tiếng) 
ĐIỂM 
Đọc : 
Viết : 
TB : 
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 
... 
... 
... 
A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 
 I. Đọc thành tiếng: ( ./5 điểm) 
 Bài đọc ............................................................................................. 
 II. Đọc hiểu: (./5 điểm) (20 phút) - Đọc thầm bài đọc sau: 
Đường bờ ruộng sau đêm mưa 
Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học 
sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi 
trượt chân xuống ruộng. 
Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ 
còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. 
Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. 
Bạn Hương cầm lấy tay cụ: 
- Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. 
Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: 
 - Cụ để cháu dắt em bé. 
 Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: 
 - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. 
Các em vội đáp: 
- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải 
giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. 
 (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) 
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp 
các bài tập sau: 
Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? 
 A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ. 
 B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. 
 C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ. 
Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì? 
 A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. 
 B. Nhường đường cho hai bà cháu. 
 C. Không nhường đường cho hai bà cháu. 
Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 
A. Phải chăm học, chăm làm. 
B. Đi đến nơi, về đến chốn. 
C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. 
Câu 4 (1 điểm): 
a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ." 
b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ 
mỡ." là: 
 A. đổ. B. mỡ. C. trơn. 
Câu 5 (1 điểm): Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ " được cấu tạo theo mẫu câu: 
 A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ? 
Câu 6 (1 điểm): Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh. 
. 
 B - KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 
1. Chính tả: (5 điểm) - 15 phút 
 Nghe - viết: Bài Vầng trăng quê em (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 142) 
2. Tập làm văn (5 điểm) - 25 phút. 
Đề 1: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em. 
Họ tên GV coi, chấm 
......................................................... 
......................................................... 
 Phụ huynh HS 
............................................................ 
............................................................. 
 Trường TH Long Tân Thứ sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2014 
 Lớp: 3...... KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - Năm học 2013 - 2014 
 Họ và tên: .......................................... Môn: Tiếng Việt (Viết) 
 Thời gian: 40 phút. 
Điểm 
Lời phê của giáo viên 
1.Chính tả (Nghe - Viết): (5điểm) 
 Bài: 
2. Tập làm văn: (5điểm) 
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà 
được xem. 
Gợi ý: 
 a. Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì? ( kịch, ca nhạc, xiếc, múa) 
b. Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào? 
c. Em cùng đi xem với những ai? 
d. Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? 
đ. Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy. 
e. Em có suy nghĩ gì về buổi biểu diễn nghệ thuật đó? 
Bài làm 
Trường TH Long Tân Thứ sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2014 
Lớp: 3.... KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - Năm học 2013 - 2014 
Họ và tên: .................................. Môn: Tiếng Việt ( Đọc - Hiểu) 
 Thời gian: 40 phút. 
ĐTT: 
ĐH: 
Điểm 
Lời phê của giáo viên 
Đề: Đọc - Hiểu (4 điểm) 
 Đọc thầm bài sau: Bài: Nhà ảo thuật 
 Ở nhiều nơi trong thành phố, người ta dán quảng cáo về một buổi biểu diễn của một 
nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho học 
sinh đi xem. Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm viện, các em 
biết mẹ rất cần tiền. 
 Tình cờ trong lúc ra ga mua sữa, hai chị em gặp chú Lí nhà ảo thuật. Các em giúp 
chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. Biết hai chị em thích xem ảo thuật, chú Lí 
bảo các em chờ một lát. Nhưng chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được 
làm phiền người khác. 
 Thế rồi, chẳng biết hỏi ai, buổi tối hôm ấy, chú Lí tìm tới nhà. Lúc đó, mẹ đang 
chuẩn bị bữa tối. Bước vào nhà, chú nói : 
 - Tôi đến cảm ơn các con chị. Các cháu rất ngoan. 
 Mẹ mời chú Lí uống trà. Chú nhận lời. Nhưng từ lúc chú ngồi vào bàn, Cả nhà cứ 
chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Xô-phi lấy một cái bánh, đến lúc đặt vào đĩa 
lại thành hai cái. Khi mẹ mở nắp lọ đường, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. 
Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân. Hoá ra, đó là chú 
thỏ trắng mắt hồng . 
 Hai chị em thán phục nhìn chú Lí. Đúng là một nhà ảo thuật đại tài. 
 Theo BLAI-TƠN 
 (Lương Hùng dịch) 
 Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 3 dưới đây: 
Câu 1. Hai chị em gặp chú Lí ở đâu? (0,5đ) 
a. Ở rạp xiếc. 
b. Ở nhà ga. 
c. Ở chỗ bán vé. 
 Câu 2. Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? (0,5đ) 
a. Vì bố đang bị ốm. 
b. Vì không có tiền. 
c. Vì hai chị em Xô-phi không thích xem ảo thuật. 
Câu 3. Khoanh vào trước câu có hình ảnh nhân hoá: (0,5đ) 
 a. Hôm nay, trời trong xanh và cao. 
 b.Trong vườn, những đoá hoa đang toả hương thơm ngát. 
 c. Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. 
 Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong câu: (0,5đ) 
 Hai chị em thán phục nhìn chú Lí. 
 Câu 5. Viết 2 từ chỉ trí thức mà em biết: 
 Câu 6. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao trong câu dưới đây? (0,5đ) 
 Họa Mi vui mừng vì đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây, gió. 
 Câu 7. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: (0,5đ) 
 Mùa xuân hoa mai hoa cúc khoe sắc vang tươi. 
 Câu 8. Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa. (0,5đ) 
Hết 
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG TH LONG TÂN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc 
 Long Tân, ngày 3 tháng 3 năm 2014 
ĐÁP ÁN 
 Kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2013-2014 
Môn Tiếng Việt - Lớp 3. 
I. Phần Đọc: (10 điểm) 
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Giáo viên cho học sinh kiểm tra rải đều trong các tiết ôn tập. 
2. Đọc – Hiểu: (4 điểm) 
Làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm 
Câu 1 Câu 2 Câu 3 
b a c 
 Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong câu: (0,5đ) 
 - Hai chị em thán phục nhìn chú Lí. 
 - Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào? 
 Câu 5. Viết 2 từ chỉ trí thức mà em biết: (0,5đ) 
 Giáo viên; kĩ sư. (Mỗi từ đúng đạt 0,25đ) 
 (Học sinh có thể viết những từ khác nhưng đảm bảo theo yêu cầu vẫn đạt 0,5 điểm) 
 Câu 6. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao trong câu dưới đây? (0,5đ) 
 Họa Mi vui mừng vì đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây, gió. 
 Câu 7. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: (0,5đ) 
 Mùa xuân, hoa mai, hoa cúc khoe sắc vang tươi. (Mỗi dấu phẩy đặt đúng đạt 0,25đ) 
 Câu 8. Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa. (0,5đ) 
 Những chị ong vàng đang mải mê hút mật. 
 (Học sinh có thể đặt những câu khác nhưng đảm bảo theo yêu cầu vẫn đạt 0,5 điểm) 
 * Lưu ý: Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm thì trừ 0,25 điểm. 
 II. Phần Viết: (10 điểm) 
 1. Chính tả: (5điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: 
Bài: Ông tổ nghề thêu. 
 Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo 
vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc 
sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 
 Theo NGỌC VŨ 
* Hướng dẫn chấm: 
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn đạt 5 điểm. 
- Sai âm đầu, vần, dấu thanh, danh từ riêng không viết hoa mỗi lỗi trừ 0,5 điểm. 
- Chữ viết không đúng quy định, sai độ cao, khoảng cách, không sạch sẽ trừ 1điểm 
toàn bài. 
2.Tập làm văn: (5 điểm) 
* Yêu cầu: 
- Giới thiệu được buổi biểu diễn nghệ thuật, tổ chức ở đâu, khi nào. 
- Kể được: cùng đi với ai, có những tiết mục nào. 
- Nói được cụ thể tiết mục mà em thích. 
- Nêu được suy nghĩ của bản thân về buổi biểu diễn đó. 
* Biểu điểm: 
 - Điểm 4,5 - 5: Thực hiện tốt các yêu cầu (thể loại, nội dung, hình thức). Lời văn diễn 
đạt gãy gọn, mạch lạc. Lỗi chung không đáng kể. 
 - Điểm 3,5 - 4: Thực hiện đúng các yêu cầu nhưng lời văn còn khuôn sáo, liên kết 
câu chưa chặt chẽ. 
 - Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thực hiện ở mức trung bình, nội dung còn đơn điệu, chỉ 
viết được một số ý ở mức độ chung chung. 
 - Điểm 1,5 - 2: Các yêu cầu chưa được thực hiện đầy đủ. Câu văn rời rạc hoặc chỉ 
mới viết 1- 2 câu, hình thức trình bày chưa đúng. 
 - Điểm 0,5 - 1: Không viết được hoặc viết không tròn câu, không đủ ý diễn đạt. 
 Hết 
ĐỀ THI GHKII TIẾNG VIỆT LỚP 3C 
NĂM HỌC : 201 -2012 
I/Đọc thành tiếng : 5 điểm. 
- Ở lại với chiến khu (Trang 13) 
- Ông tổ nghề thêu (Trang 22) 
-Hội vật (Trang 58) 
-Đối đáp với vua (Trang 49) 
-Nhà bác học và bà cụ. (Trang 31) 
II/Đọc hiểu : 
-Học sinh đọc thầm bài “Ở lại với chiến khu” trả lời câu hỏi. 
1/ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? 
2/ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ? 
3/ Nêu nội dung của bài “Ở lại với chiến khu”. 
4/Ông học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ. Câu này theo mẫu câu 
nào dưới dây ? 
a. Ở đâu ? 
b. Ai là gì ? 
c. Khi nào? 
5/ Tìm hai từ chỉ các môn nghệ thuật. 
III/Chính tả : 5 điểm. 
-Bài : Ê – đi – xơn. (Trang 33). 
IV/Tập làm văn : 5 điểm. 
-Em hãy viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu). Về một buổi biểu diển nghệ thuật mà 
em đã được xem. 
ĐÁNH GIÁ : 
I/ Đọc thành tiếng : 5 điểm. 
-HS bóc thăm, đọc bài. HS đọc bài trôi chảy diễn cảm, đạt 5 điểm. tuy theo mức 
độ đọc của HS mà GV chấm điểm. 
II/ Đọc hiểu : 5 điểm. 
-Mỗi câu 1 điểm. 
Câu 1 : Ông đến thông báo ý kiến của trung đoàn. Cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về 
sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ nhiều hơn , 
các em khó lòng chịu nổi. 
Câu 2 : Các bạn sẳng sàn chịu gian khổ, sống chết trên chiến khu, không muốn bỏ 
chiến khu về sống chung với tụi Tây, tụi Việt gian. 
Câu 3 : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các 
chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. 
Câu 4 : (a) 
Câu 5 : (điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng cổ..) 
III/ Chính tả : 5 điểm. 
Sai một chữ trừ 0,5 điểm, một chữ sai nhiều lần chỉ trừ điểm 1 lần, sai dấu trừ 0,25 
điểm. 
IV/ Tập làm văn : 5 điểm. 
-HS nêu được tên môn nghệ thuật thì đạt 1 điểm Nói được đia điểm thời gian, đi 
xem cùng ai, có những tiết mục nào đạt 2 điểm. Nói lên được mình thích tiết mục 
nào nhất, nói cụ thể về tiết mục đó đạt 1 điểm. 
-HS điễn đạt bài văn trành mạch, không sai chính tả đạt 1 điểm. 
Long Vĩnh ; 20/02/2013 
 GVRĐ 
 Lê Thanh Hải 
 Trường tiểu học Đức Lập Thượng A 
 Lớp: 3 
Họ và tên: 
KIỂM TRA GIỮA KỲ II 
MÔN: Tiếng Việt–Lớp 3 
Năm học: 2012-2013 
Ngày .... tháng 3 năm 2013 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
I/ KIỂM TRA ĐỌC: 
1/ Đọc thành tiếng các bài : 6 đ 
 Ông tổ nghề thêu. - SGK Tiếng Việt 3 – tập 2 trang 22. 
 Nhà ảo thuật - SGK Tiếng Việt 3 – tập 2 trang 40. 
 Đối đáp với vua..- SGK Tiếng Việt 3 – tập 2, trang 49. 
 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử .- SGK Tiếng Việt 3 – tập 2, trang 65. 
- GV cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn trong các bài trên và trả lời 1 câu hỏi trong đoạn, 
bài đã đọc . 
2/Phần đọc hiểu: (4đ) 
Đọc thầm bài “Đối đáp với vua” ”( sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 49 ). Hãy đánh dấu X vào 
trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: ( 4 điểm) 
Câu 1: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? 
a.  Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Huế. 
b.  Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. 
c.  Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hà Nội. 
Câu 2: Vì sao Vua bắt Cao Bá Quát đối? 
a.  Vua muốn thử tài cậu. 
b.  Vua cho cậu cơ hội chuộc lỗi. 
c.  Cả hai ý trên. 
 Câu 3: Qua câu chuyện, em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào? 
 a.  Cao Bá Quát là người giỏi võ nghệ. 
 b.  Cao Bá Quát là người nhanh nhẹn. 
 c.  Cao Bá Quát là người thông minh, nhanh trí và có bản lĩnh từ nhỏ. 
Câu 4: Từ ngữ nào chỉ người hoạt động nghệ thuật? 
a.  Diễn viên. 
b.  Sân khấu. 
Điểm 
Đọc:... 
 TB:.. 
Viết:... 
Chữ ký của giáo viên coi 
và chấm thi 
c.  Điện ảnh. 
I /CHÍNH TẢ :( 5 điểm) Nghe – viết : Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử( từ Sau khi đã về trời 
đến tưởng nhớ ông.) 
II/ TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm) 
* ĐỀ BÀI : Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) kể về một người lao 
động trí óc mà em biết dựa vào các gợi ý sau : 
a. Người đó là ai ? Làm nghề gì? 
b. Hàng ngày người đó làm những việc gì ? 
c. Người đó làm việc như thế nào ? 
Đề thi giữa học kì 2 lớp 3 
môn tiếng Việt năm 2014 
(P2) 
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề số 2 
A.KIỂM TRA ĐỌC: 
I.Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèm theo. 
II.Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) 
ĐƯỜNG VÀO BẢN 
 Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ 
huyện lị vào bản tôi rất đẹp . 
 Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước 
suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm 
tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách 
gần xa đi về thăm bản . 
 Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá 
nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng. Bên trên là sườn núi 
thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, lên cao mãi. Con đường ven theo một bãi rừng 
vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn 
gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời. Những 
con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi 
chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con 
nháo nhác. 
 Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa cũng đã từng đón 
mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất 
trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. 
 Theo Hồ Thủy Giang 
 Đọc thầm bài đọc trên và hoàn thành các bài tập sau: 
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau : 
a) Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về như thế nào ? 
 A. Phải vượt qua một con thác tung bọt trắng xóa. 
 B. Phải vượt qua con suối to bốn mùa trong veo, rào rạt. 
 C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải. 
b) Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là cây: 
 A. Cây vầu, cây trám đen, trám trắng. 
 B. Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò. 
 C. Cây vầu, cây trám, cây hoa ban. 
 c) Trong bài có các con vật nào ? 
 A. Con ngựa, con gà, con lợn.. 
 B. Con cá, con gà, con lợn. 
 C. Con cá, con gà mái, con lợn. 
d) Câu: “Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.” là kiểu câu: 
 A. Ai thế nào? 
 B. Ai là gì ? 
 C. Ai làm gì? 
Câu 2: Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: vì sao? trong câu sau: 
 Bạn Huy luôn được mọi người quý mến vì bạn là một học sinh ngoan. 
Câu 3: Tìm và ghi lại một câu có hình ảnh so sánh, một câu có hình ảnh nhân hóa trong 
bài. 
Câu 4: Ghi lại từ so sánh và từ nhân hóa trong câu em tìm được ở câu 3. 
 B.KIỂM TRA VIẾT: 
I. Chính tả : (5 điểm) Bài viết: Tiếng đàn (Tiếng Việt 3- tập 2- trang 55) 
(Giáo viên đọc cho học sinh viết từ Tiếng đàn bay ra vườn .. đến hết bài.) 
II. Tập làm văn (5 điểm ) 
Đề bài: Hãy kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ mà em được xem. 
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG 
A. Bài đọc: 
- Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một 
câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 
1. Ở lại với chiến khu (TV3 – Tập 2 – trang 13) 
- Học sinh đọc đoạn 1. 
Hỏi: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? 
(Gợi ý trả lời: Để nói với các em rằng: ở chiến khu rất gian khổ, thiếu thốn đủ thứ. Vậy 
em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. 
2. Bàn tay cô giáo (TV 3 – Tập 2 – trang 25) 
- HS đọc cả bài. Hỏi: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ? 
( Gợi ý trả lời: Cô làm chiếc thuyền, mặt trời, nhiều tia nắng, sóng biển.....) 
3- Nhà ảo thuật (TV 3 – Tập 2 – trang 40) 
 - Học sinh đọc đoạn 4. 
Hỏi: Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người ngồi uống trà? 
- Gợi ý trả lời: Xô-phi lấy một cái bánh, đến lúc đặt vào đĩa lại thành 2 cái. Mẹ mở nắp lọ 
đường có dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. Mác đang ngồi thấy một khối nóng mềm trên 
chân  
4- Đối đáp với vua ( TV 3- tập 2 – trang 49) 
- HS đọc đoạn 3. 
 + Hỏi: Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối 
( Gợi ý trả lời: Vì Cao Bá Quát tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi). 
5- Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử ( TV 3 - tập 2 – trang 65) 
- HS đọc đoạn 3+4. Hỏi: Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã làm gì để giúp dân làng? 
(Đã truyền cho dân làng cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải) 
6- Rước đèn ông sao (TV 3 - tập 2 – trang 71) 
- HS đọc từ “Chiều rồi đêm xuống” đến hết. 
 + Hỏi: Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ? 
(Đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có 
những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftoan_3.pdf