ĐỀ THI TIẾNG VIỆT HỌC SINH GIỎI I. Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Câu nào sau đây là câu hỏi dùng để yêu cầu ? A. Anh đem hoa này để tặng ai vậy? B. Mình mới để cây bút ở đây mà nó biến đi đâu rồi nhỉ ? C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy? D. Bạn có thể cho mình mượn cây bút này được không ? Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động.” thuộc loại nào sau đây? A. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân B. Trạng ngữ chỉ mục đích C. Trạng ngữ chỉ điều kiện D. Trạng ngữ chỉ nơi chốn Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Sông Hương , lúc trăng lên, lấp lánh như được dát bạc .” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây? A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ B. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ C. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ D. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ Câu 4: Dòng nào sau đây là một câu hoàn chỉnh? A. Những bông hoa đẹp lộng lẫy trong khu vườn kia. B. Gió thổi. C. Trong xanh như dòng sông quê tôi, khi mùa thu đến. D. Vào mùa thu, dưới những tán lá xanh um mát rượi. Câu 5: Cho các câu: (1) Ngồi ở dưới ngước nhìn lên, lá dày khó mà thấy được một mảng xanh trời. (2) Ngọn cây gần ngang tầng thượng ngôi nhà hai tầng dày đặc lá. (3) Cây sấu không biết trồng từ bao giờ nhưng nó khá cao. (4) Đầu làng em có một cây sấu cổ thụ, bóng nó rộng cả một vùng. (5) Nơi đó em thường đứng lại để hóng mát. Cần sắp xếp các câu trên theo cách nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh? A. (4) -(5)- (3) - (2) - (1) B. (4) - (2) - (3) - (1) - (5) C. (2) - (3) - (1) - (4) -(5) D (5).- (2) - (3) - (4) - (1) Câu 6: Câu: “Dòng nào sau đây chỉ toàn tiếng có nguyên âm đôi ? A.kia, tuyên, mua, lìa. mưa B.huyền, của, qua, nguyễn, chia C.chuồn, quang, huyền, mía, lừa D.tia, tua, huôn, giang, liến Câu 7: “Mùa thu đi qua ngõ. Bé đang đi lẫm chẫm” Từ in nghiêng trong các câu trên có quan hệ gì sau đây ? A. Đồng âm B. Nhiều nghĩa C. Trái nghĩa D. Đồng nghĩa Câu 8: : Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ ghép có nghĩa tổng hợp ? A. bạn bè, cây cối, nhà cửa, sách vở, trắng tinh B. hiền hòa, khốn khổ, xanh xám, nhà cửa, xanh lơ C. thuốc.trà , bánh trái, chờ đợi, gốc rễ, mong nhớ D. anh chị, bố mẹ, ông bà, hiền hậu, anh rể Câu 9:Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy ? khốn khó, tươi tắn, nhỏ nhen, nho nhắn, lênh khênh ngoan ngoan, êm êm, khó khăn, nhỏ nhẹ, mênh mông nhơ nhớ, xanh xám, rung rung, rộn ràng, học hành nho nhỏ, êm êm, lấp lánh, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ Câu 10: Tham ô lãng phí là một thứ “giặc ở trong lòng” Dấu ngoặc kép trên có tác dụng gì? Đánh dấu lời nói có nghĩa đặc biệt. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. Trích lời nói có ý nghĩa đặc biệt. Cả ý A, ý B, ý C Câu 11: Dòng nào sau đây chỉ toàn danh từ ? ông bà, thành thị, sách vở, ngoan ngoãn vẻ đẹp, tình yêu, cái nhìn, việc học, học hành bàn ghế, nhà cửa, nỗi nhớ, tình thương, nông thôn sự suy nghĩ, niềm vui, say mê, cây cối, công dân Câu 12: Câu nào sau đây là câu khiến? A. Lớp ta đã ra chỉ tiêu là phải đạt100% học sinh lên lớp thẳng. B. Khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng chính là nơi tụ họp của chúng em. C. Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! D.Nó chạy trên mặt đất nom như một con ngỗng. Câu 13: Câu nào sau đây có chứa từ in nghiêng là từ mang nghĩa gốc? Tàu ăn than. Bố em đi công tác xa. C. Trời đứng gió. D. Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ. (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 14. Chủ ngữ trong câu: “Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.” A. những cơn mưa xuân B. một màu xanh C. một màu xanh non D.một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát Câu 15: Dòng nào sau đây viết đúng chính tả Ngày Hiến Chương Nhà giáo Việt Nam là 20 tháng 11. Ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam là 20 tháng 11. Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam là 20 tháng 11. Ngày Hiến chương Nhà Giáo Việt Nam là 20 tháng 11. Câu 16: Có mấy động từ trong câu sau:“Từng cơn gió thổi mát rượi, tan trong bụi tre, hòa trong căn nhà và ngủ trong nôi bé.”? Hai động từ B. Một động từ C. Ba động từ D. Bốn động từ Câu 17: Trong bài thơ sau, những sự vật nào được nhân hoá? Nhẹ bước thôi mèo con Trong nhà bà ngủ đấy! Chim ơi đừng hót vội Bà ngủ trưa trong giường Tóc bà bạc gió sương Một đời bao mưa nắng Giờ lưng bà còng xuống Mắt bà tơ nhện vương Cháu nhè nhẹ bước chân Nhè nhẹ buông rèm cửa Gà đừng cục tác nữa Bà tớ nghỉ chút nào. Gió đang ru nhè nhẹ Làn hương lên xôn xao... A. mèo, chim, tóc, mắt, gà, gió, làn hương B. mèo, chim, tóc, gà, gió, làn hương C. mèo, chim, gà, gió, làn hương D. mèo, chim, tóc, gà, gió Câu 18: Câu tục ngữ nào sau đây ca ngợi tài trí của con người ? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Người ta là hoa đất. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. C. Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới tỏ. Câu 19: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép? A. xa lạ, thân thiết, sum vầy, vui vầy, học hỏi B. mưa gió, mây mưa, bạn bè, mải mê, tươi tắn C. vất vả, học sinh, thanh nhàn, nhà cửa, nhỏ nhẹ D. nhớ thương, dẻo dai, êm ấm, ầm ầm, không khí Câu 20: T rong bốn nhóm từ ngữ sau, nhóm nào có từ viết lạc ? A. kiên cường, kiên nhẫn, kiên trung, kiên định B. miếng ăn, miếng trầu, miếng bánh, miếng cơm C. tàn, sáng, đỏ, vàng, thơm, tối, nhỏ, lạnh, sống D. âm nhac, hội họa, văn học, kiến trúc, điện ảnh II. Tập làm văn: (6 điểm) Mùa đông ở quê em thường có những cơn mưa dai dẳng. Trên con đường từ nhà đến trường, em đã từng đi dưới cơn mưa. Em hãy tả lại con đường lúc ấy, đồng thời bày tỏ những cảm xúc của mình.
Tài liệu đính kèm: