LUYỆN THI ĐẠI HỌC ĐỀ THI THỬ SỐ 01 (Đề thi có 05 trang) KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔNG THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 988 Họ, tên thí sinh: Số báo danh:. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K= 39; Mn = 55, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag =108; Ba = 137. Câu 1: Hiệu ứng nhà kính gây lên nguyên nhân chính của việc nóng lên toàn cầu, điều này có thể làm băng tan chảy sớm , làm đất đai thu hẹp do nước biển dâng cao, hạn hán cháy rừng xảy ra, làm biến mất các hồ nước. Vì những lý do đó mà năm 2005 nghị định thư Kyoto ( là nghị định liên quan đến chương trình khung biến đổi khí hậu với mục tiêu cắt giảm khí gây lên hiệu ứng nhà kính) đã được đi vào hiệu lực. Khí chính gây lên hiệu ứng nhà kính cần phải cắt giảm là SO2. B. CO2. C. NO2. D. CO. Câu 2: Phát biểu không đúng là Để mắt tránh bị khô do thiếu vitamin A nên ăn cà rốt, gấc, cà chua. Dùng nước vôi dư để xử lý các ion kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước. Dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm là phương pháp an toàn thực phẩm. Nicotin có trong thuốc lá, thuộc nhóm chất ma túy. Câu 3: Khi đốt muối X dưới ngọn đèn cồn cho ngọn lửa màu vàng, khi cho dung dịch của muối X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa vàng, nhỏ tiếp HNO3 vào thấy kết tủa tan ra. X là K3PO4. B. KBr. C. Na3PO4. D. NaBr. Câu 4: Trộn 100 ml dung dịch có HCl 1,2M với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M thu được 200 ml dung dịch có pH = a. Giá trị của a là A. 13. B. 2. C. 1. D. 12. Câu 5: Phân tử nào dưới đây phân cực CO2. B. O2. C. NH3. D. N2. Câu 6: Phát biểu không đúng AgF không tan trong nước. Trong mọi hợp chất flo chỉ có mức oxi hóa duy nhất là -1. NaF được sử dụng làm thuốc chống sâu răng. Nước clo oxi hóa được SO2 ở ngay nhiệt độ thường. Câu 7: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kim loại nào dưới đây ? Sn. B. Zn. C. Ni. D. Pb. Câu 8: Oxit nào dưới đây không bị khử bởi CO (nung nóng) ? ZnO. B. CuO. C. Fe2O3. D. MgO. Câu 9: Hợp chất hữu cơ nào dưới đây chỉ chứa liên kết s trong phân tử ? A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. HCOOC2H5. Câu 10: Hòa tan 2,3 gam Na vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa Y bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị m là A. 11,70. B. 4,65. C. 5,85. D. 17,55. Câu 11: Phát biểu không đúng: Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. Nhiệt độ sôi giảm dần theo thứ tự CH3COOH > C2H5OH > CH3OCH3. Số đồng phân cấu tạo của C3H9N, C3H8O lần lượt là 4 và 3. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa cacbon và hiđro. Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào dưới đây có độ âm điện lớn nhất ? A. Oxi (Z = 8). B. Nitơ (Z = 7). C. Flo (Z = 9). D. Photpho (Z = 15). Câu 13: Cho các chất sau: H2NCH2COOH, Al(OH)3, Sn(OH)2, NaOH, Cr(OH)3, Zn(OH)2. Số chất lưỡng tính là 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 14: Anđehit fomic có công thức cấu tạo là HCHO. B. CH3CHO. C. CH2=CH-CHO. D. CH3CH2CHO. Câu 15: Tơ nhân tạo là tơ nào dưới đây ? Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ capron. Câu 16: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). Câu 17: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên là Manhetit. B. Hematit. C. Xiđerit. D. Pirit sắt. Câu 18: Cho 2,655 gam amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,8085 gam muối. Công thức phân tử của X là A. C4H11N. B. C3H9N. C. CH5N. D. C2H7N. Câu 19: Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào bị chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng áp suất của hệ ? A. N2(khí) + 3H2(khí) 2NH3(khí). B. 2SO2(khí) + O2(khí) 2SO3(khí). C. 2NO(khí) N2(khí) + O2 (khí). D. N2O4(khí) 2NO2(khí). Câu 20: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím. Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch. Có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra. Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 29,55. B. 9,85. C. 19,70. D. 39,40. Câu 22: Este có phản ứng tráng gương là HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH2=CHCOOCH3. Câu 23: Kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội là Cu. B. Al. C. Mg. D. Zn. Câu 24: Phát biểu không đúng là Bón phân kali giúp tăng độ ngọt cho quả. Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng % khối lượng P2O5. Bón phân NH4NO3 sẽ làm tăng độ chua của đất. Phân đạm cung cấp cho cây nguyên tố photpho dưới dạng ion photphat. Câu 25: Phát biểu không đúng là 24Cr nằm ở chu kì 4, nhóm VIA. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CrO4 có kết tủa vàng. CrO3 tác dụng với H2O luôn thu được hai axit. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7, dung dịch từ màu cam chuyển sang màu vàng. Câu 26: Phát biểu không đúng là Xesi được sử dụng làm tế bào quang điện. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước của các kim loại giảm dần. NaHCO3 được sử dụng làm thuốc giảm đau dạ dày. Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng. Câu 27: Cho 17,72 gam trieste của glixerol với các axit béo tác dụng vừa đủ với 0,06 mol NaOH, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị m là A. 18,28. B. 14,60. C. 17,36. D. 20,12. Câu 28: Có các phát biểu sau: Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo dung dịch trong suốt. Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat, xuất hiện vẩn đục. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. Phenol tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong etanol. Nhỏ HNO3 đặc vào dung dịch phenol tạo kết tủa vàng. Số phát biểu đúng là 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 29: Cho phương trình: C2H5OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 → 2CO2 + 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 11H2O. Phản ứng trên được mô tả trong quá trình xác định lượng cồn trong huyết thanh. Nếu cho 28 gam huyết thanh của một người lái xe tác dụng vừa hết với 35 ml dung dịch K2Cr2O7 0,06M, (biết theo luật thì lượng cồn không được vượt quá 0,02% theo khối lượng). Lái xe có vi phạm luật hay không ? Và % khối lượng cồn trong huyết thanh là bao nhiêu ? Vi phạm luật, 0,345%. B. Vi phạm luật, 0,173%. C. Không vi phạm; 0,015%. D. Vi phạm luật; 0,232%. Câu 30: Có các phát biểu sau: Nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ. Saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng. Glucozơ được sử dụng làm thuốc tăng lực cho người ốm. Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit thu được α-glucozơ và β-fructozơ. Amylopectin có mạch phân nhánh gồm các β-glucozơ liên kết với nhau bằng β-1,4-glicozit và β-1,6-glicozit. Hiđro hóa glucozơ hoặc fructozơ đều thu được sobitol. Số phát biểu đúng là 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 31: Hình vẽ bên mô tả cho thí nghiệm điều chế các axit HX trong phòng thí nghiệm NaX (r) + H2SO4(đ) phát biểu đúng là Phương pháp không dùng để điều chế HNO3 vì HNO3 là axit rất mạnh. B. Có thể dùng H2SO4 loãng để điều chế HX thay cho H2SO4 đặc. C. Phương pháp bên được dùng để điều chế HI, HCl, HBr. D. Xử lý khí HX thoát ra gây ô nhiễm môi trường, bằng bông tẩm xút. Câu 32: Hòa tan 0,02 mol Cu và 0,02 mol Fe(NO3)2 vào 100 ml dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) . Giá trị V là A. 0,560 lít. B. 0,448 lít. C. 0,896 lít. D. 2,016 lít. Câu 33: Hỗn hợp X gồm amino axit Y có dạng H2N-R-COOH và 0,02 mol H2NC3H5(COOH)2 tác dụng với 0,04 mol HCl, thu được dung dịch Z, dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH và 0,05 mol KOH, cô cạn thu được 8,21 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng phân tử của Y là 75. B. 89. C. 103. D. 117. Câu 34: Hỗn hợp X gồm 0,02 mol C2H2 ,0,03 mol C2H4 và 0,07 mol H2, đun nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,375. Số mol H2 đã tham gia phản ứng là A. 0,04. B. 0,05. C. 0,06. D. 0,03. Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được 20,16 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Kim loại M là A. Al. B. Mg. C. Ag. D. Cu. Câu 36: Có các thí nghiệm sau được thực hiện ở nhiệt độ thường: Cho Be vào H2O. Sục khí F2 vào H2O. Cho bột Si vào dung dịch NaOH. Cho bột Al vào dung dịch NaOH. Cho Sn vào dung dịch HCl. Nhỏ dung dịch HCl đặc vào dung dịch KMnO4. Số thí nghiệm sinh ra khí H2 sau phản ứng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 37: Cho a mol Fe tác dụng vừa đủ với b mol H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được 5,04 gam muối và khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. (biết a : b = 3 : 7). Khối lượng Fe tham gia phản ứng là 2,24. B. 2,52. C. 1,68. D. 1,41. Câu 38: Có các thí nghiệm sau: Nhỏ dung dịch natri thiosunfat vào dung dịch axit sunfuaric loãng. Nhỏ anilin vào nước brom. Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat. Nhỏ dung dịch sắt (II) nitrat vào dung dịch bạc nitrat . Sục khí etilen vào dung dịch thuốc tím. Cho ure vào dung dịch bari clorua dư. Nhỏ dung dịch natri hiđrocacbonat vào dung dịch bari hiđroxit dư. Sục khí amoniac tới dư vào dung dịch nhôm clorua. Số thí nghiệm sinh ra kết tủa là 4. B. 5. C. 8. D. 7. Câu 39: Điện phân dung dịch X gồm FeCl2 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) với điện cực trơ màng ngăn xốp thu được dung dịch Y chứa hai chất tan, biết khối lượng dung dịch X lớn hơn khối lượng dịch Y là 4,54 gam. Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,54 gam Al. Mặt khác dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m là A. 14,35. B. 17,59. C. 17,22. D. 20,46. Câu 40: Cho các hợp chất có cấu tạo mạch hở có công thức phân tử lần lượt là: CH4O, CH2O, CH2O2, CH2O3, CH4N2O, CH5NO3, CH8N2O3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 41: Nung 43,85 gam KMnO4 và KClO3 thu được 37,45 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KCl, K2MnO4, KMnO4, MnO2. Hỗn hợp chất rắn Y tác dụng vừa đủ với 1,4 mol HCl đặc, đun nóng. % Khối lượng KMnO4 tham gia phản ứng nhiệt phân là A. 50%. B. 25%. C. 35%. D. 40%. Câu 42: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong chân không thu được 21,69 gam hỗn hợp Y. ta nghiền nhỏ và trộn đều Y rồi chia làm 2 phần: Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít khí (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan. Phần 2: trộn với x gam KNO3 rồi hòa tan vào 100 gam dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch T chỉ chứa các muối clorua và 3,36 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (ở đktc), biết tỉ khối của Z với He là 6,1. Dung dịch T tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 dư thu được 147,82 gam kết tủa. Nồng độ % khối lượng FeCl2 có trong dung dịch T là 3,6%. B. 4,1%. C. 3,2%. D. 4,6%. Câu 43: Đun nóng 72,8 gam hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng là X và Y (MX < MY) thu được 0,3 mol anken, 21,3 gam 3 ete, và ancol dư. Đốt cháy hết lượng anken và ete thì thu được 2,15 mol H2O. Còn đốt cháy lượng ancol dư thì cần vừa đủ 2,25mol O2 thu được 2,1 mol H2O. % Khối lượng ancol X tham gia phản ứng ete hóa là 35,0%. B. 37,5%. C. 42,5%. D. 27,5%. Câu 44: Cho m gam P2O5 tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,845M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được 3m gam chất rắn. Giá trị m là A. 1,42. B. 0,71. C. 2,13. D. 4,26. Câu 45: Cho m gam hỗn hợp A gồm Al, Na: - Nếu cho A tan trong nước (dư), kết thúc phản ứng chỉ được dung dịch X. - Nếu thêm 50% lượng Al vào A, sau đó hòa tan vào nước dư thì còn lại 2,7 gam chất rắn không tan. - Nếu thêm 75% lượng Al vào A, sau đó hòa tan vào nước dư thì còn lại 5,4 gam chất rắn không tan. Nhỏ từ từ 400ml HCl x M vào dung dịch X thì thu được 3a gam kết tủa. Nếu nhỏ 550 ml HCl x M vào dung dịch X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị x gần nhất với 0,9. B. 1,2. C. 1,4. D. 1,7. Câu 46: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3, sau một thời gian thu được 18,2 gam chất rắn và dung dịch X chứa hai muối. Lọc chất rắn, thêm tiếp 8,4 gam Fe vào dung dịch X, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,2 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 3,6. B. 4,6. C. 4,8. D. 5,8. Câu 47: X là este của aminoaxit ; Y, Z là hai peptit (MY < MZ ) có số nitơ liên tiếp nhau, X, Y, Z đều ở dạng mạch hở. Cho 60,17 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với 0,73 mol NaOH, sau phản ứng thu được 73,75 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,15 mol muối của alanin) và 14,72 gam ancol no, đơn chức, mạch hở. Mặt khác, đốt cháy 60,17 gam hỗn hợp A trong O2 dư thì thu được CO2, N2 và 2,275 mol H2O. % Khối lượng của Y có trong A là 22,14%. B. 17,20%. C. 11,47%. D. 14,76%. Câu 48: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở A và B, trong phân tử đều chứa C, H, O và có số nguyên tử hiđro gấp đôi số nguyên tử cacbon. Nếu lấy cùng số mol A hoặc B phản ứng hết với Na thì đều thu được V lít H2. Còn nếu hiđro hóa cùng số mol A hoặc B như trên thì cần tối đa 2V lít H2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). Cho 22,8 gam X phản ứng với Na dư, thu được 3,92 lít H2 (đktc). Mặt khác, 22,8 gam X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 43,2 gam Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 22,8 gam X thì cần V lít (đktc) O2. Giá trị của V gần nhất với 26. B. 28. C. 30. D. 32. Câu 49: Hỗn hợp A gồm este đơn chức X và hai este no, hai chức, mạch hở Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 8,85 gam A cần vừa đủ 0,4075 mol O2, thu được 4,95 gam H2O. Mặt khác 8,85 gam A tác dụng vừa đủ với 0,13 mol NaOH, thu được 4,04 gam hai ancol no, đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng, cô cạn dung dịch thu được m gam hỗn hợp muối T. % Khối lượng muối cacboxylic có khối lượng phân tử lớn nhất trong T là 27,51%. B. 41,27%. C. 30,39%. D. 17,86%. Câu 50: Hỗn hợp T gồm hai axit cacboxylic đa chức X và Y (có số mol bằng nhau), axit cacboxylic đơn chức Z (phân tử các chất có số nguyên tử cacbon không lớn hơn 4, và đều mạch hở, không phân nhánh). Trung hòa m gam T cần 510 ml dung dịch NaOH 1M; còn nếu cho m gam T vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 52,38 gam kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn lượng T trên, thu được CO2 và 0,39 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong T là A. 54,28%. B. 51,99%. C. 60,69%. D. 64,73%. -------------HẾT------------
Tài liệu đính kèm: