Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề luyện tập số 1 (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề luyện tập số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề luyện tập số 1 (Có đáp án)
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1
(Đề thi gồm 03 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2022
Môn thi: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút - không kể thời gian giao đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Zn = 65, Fe = 56, Cu = 64, Al = 27, Ag = 108.
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.
Câu 1: Chất nào sau đây tham gia phản ứng thủy phân?
A. Anilin.	B. Protein.	C. Glyxin.	D. Glucozơ.
Câu 2: Chất có tính lưỡng tính là
A. AlCl3.	B. Na2CO3.	C. KHCO3.	D. NaNO3.
Câu 3: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu vàng.	B. màu tím.	C. màu da cam.	D. màu đỏ.
Câu 4: Poli(etylen terephtalat) viết tắt là PET, PETE hay PETP là loại nhựa polime nhiệt dẻo phổ biến nhất của polieste và được sử dụng dạng sợi may quần áo, hộp đựng chất lỏng và thực phẩm, khuôn đúc nhựa và kết hợp với sợi thủy tinh để sản xuất nhựa kỹ thuật. PET được điều chế bằng phản ứng của axit terephtalic với
A. etylen glicol.	B. ancol etylic.	C. etilen.	D. glixerol.
Câu 5: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại ở dạng (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao khan.	B. thạch cao sống.	C. đá vôi.	D. thạch cao nung.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–COOH là một ddipeptit.
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Câu 7: Chất không phải là axit béo là
A. axit axetic.	B. axit panmitic.	C. axit stearic.	D. axit oleic.
Câu 8: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch KOH (vừa đủ) thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,4.	B. 9,8.	C. 8,2.	D. 19,6.
Câu 9: Để khử hoàn toàn 24,0 gam bột Fe2O3 bằng Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
A. 24,30.	B. 4,05.	C. 16,20.	D. 8,10.
Câu 10: Cho 15,0 gam hỗn hợp X chứa bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 13,33%.	B. 86,87%.	C. 66,67%.	D. 26,67%.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác. 
B. Các chất béo thường không tan trong nước.
C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
Câu 12: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2.	B. ns2np1.	C. ns1.	D. ns2np2.
Câu 13: Chất thuộc loại cacbohiđrat là
A. xenlulozơ.	B. glixerol.	C. protein.	D. poli(vinyl clorua).
Câu 14: Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A. Na2CO3.	B. NaCl.	C. MgSO4.	D. Na2SO4.
Câu 15: Cho dãy các chất: CH3COOCH3, CH3COOH, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 16: Vinyl fomat có công thức là
A. CH3COOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. HCOOCH=CH2.	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 17: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. C6H5NH2.	B. C2H5OH.	C. CH3COOH.	D. H2NCH(CH3)COOH.
Câu 18: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Na.	B. Cs.	C. K.	D. Rb.
Câu 19: Cho các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH–CH=CH2, H2NCH2COOH. Sô chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 20: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 2.	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu 21: Khối lượng một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346u. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 là
A. 113.	B. 131.	C. 121.	D. 112.
Câu 22: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe(OH)2.	B. Fe(OH)3.	C. FeO.	D. Fe2O3.
Câu 23: Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là
A. K, Al, Cu, Fe.	B. Cu, Fe, Al, K.	C. Al, Fe, Cu, K.	D. K, Al, Fe, Cu.
Câu 24: Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch
A. H2SO4 (loãng).	B. HNO3 loãng.	C. KOH.	D. HNO3 (đặc nguội).
Câu 25: Quặng hemantit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. đồng.	B. sắt.	C. nhôm.	D. chì.
Câu 26: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. H2NCH2COOH.	B. C2H5OH.	C. CH3COOH.	D. CH3NH2.
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam Cu bằng dung dịch HNO3 dư, thu được V lít hỗn hợp khí gồm NO2 và NO (tỉ lệ mol 1:1). Giá trị của V là
A. 1,12.	B. 2,24.	C. 4,48.	D. 3,36.
Câu 28: Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch
A. Na2CO3.	B. CuSO4.	C. HCl.	D. FeCl3.
Câu 29: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?
A. Ba(OH)2 và Fe(OH)3.	B. Cr(OH)3 và Al(OH)3.
C. NaOH và Al(OH)3.	D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3.
Câu 30: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
A. không có hiện tượng.	B. có bọt khí thoát ra.
C. có kết tủa trắng.	D. có kết tủa trắng và bọt khí.
Câu 31: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH) ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 32: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của m là
A. 54,0.	B. 24,3.	C. 13,5.	D. 27,0.
Câu 33: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa m gam H2NCH2COOH cần vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M. Số ml dung dịch HCl 2M phản ứng với m gam H2NCH2COOH là
A. 50.	B. 100.	C. 150.	D. 200.
Câu 34: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu đậu nành và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15-20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 35: Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa peptit Gly-Gly và Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH, thu được muối và nước. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 36: Tiến hành các thí nghiệm:
(a) Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.
(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt(II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. (a) và (b).	B. (b) và (c).	C. (a) và (c).	D. (b) và (d).
Câu 37: Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,25M và NaCl a (mol/l) (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 19300 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 24,25 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là
A. 0,75.	B. 0,50.	C. 1,00.	D. 1,50.
Câu 38: Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được sản phẩm gồm muối của một axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được 29,12 lít khí CO2. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. metyl acrylat và etyl acrylat.	B. metyl propionat và etyl propionat.
C. metyl axetat và etyl axetat.	D. etyl acrylat và propyl acrylat.
Câu 39: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH
A. 72,0.	B. 90,0.	C. 64,8.	D. 75,6.
Câu 40: Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành hai phần bằng nhau:
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư), thu được 0,784 lít khí H2.
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 và m (gam) hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư), thu được 0,56 lít khí H2. 
Khối lượng (tính theo gam) của Fe trong mỗi phần hỗn hợp X là
A. 1,40.	B. 0,84.	C. 0,56.	D. 1,12.
-------------------- Hết --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_nam_2022_mon_hoa_hoc.doc