Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia năm 2016 môn thi: Hóa Học

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia năm 2016 môn thi: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia năm 2016 môn thi: Hóa Học
ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137.
Nhóm IA, IIA, Nhôm:
Biết: 
Câu 1: Điều chế kim loại K bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
B. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn
C. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao
D. điện phân KCl nóng chảy
Câu 2: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.	B. Là một kim loại lưỡng tính.
C. Mức oxi hóa đặc trưng + 3.	D. Ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
Hiểu:
Câu 3: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là 
	 A. 6. 	B. 7. 	C. 4. 	 D. 5. 
Vận dụng thấp:
Câu 4:  Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi , thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là :
	A. 75,76% 	B. 24,24%	C. 66,67% 	 D. 33,33%
Đáp án : A 
Giả sử số mol CaCO3 trong hỗn hợp đầu là 1 mol
CaCO3 à CaO + CO2↑
=> mtrước – msau = mCO2 = mtrước – 2/3mtrước
=> mtrước = 3mCO2 = 132g
=> %mCaCO3/hh = 75,76%
=>A
Vận dụng cao:
Câu 5:  Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong 200,0 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 300,0 ml hoặc 700,0 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng m gam. Giá trị gần nhất của m là
	A. 6,9.	B. 8,0.	C. 9,1.	D. 8,4.
NaOH ban đầu = 0.4 mol
Al + NaOH => NaAlO2 + 3/2H2
0.1 0.1 0.15
Đặt Al2O3 = a 
Al2O3 + 2NaOH => 2NaAlO2 + H2O
 a 2a (dư 0.3-2a)
=> m=2,7+102a
Lập hệ pt: H+ = 0.3 và H+ = 0.7 => a = 0.05 => m = 7.8
Câu 6: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2(đkc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí(đkc). Mặt khác, 100ml X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4g kết tủa. Giá trị của x là:
A. 0,15	B. 0,2	C. 0,05	D. 0,1
Số mol của CO2 ban đầu= 0,2 mol. n tủa = 0,2mol. Lập luận để suy ra trong dung dịch chưa shai muối.
Theo đề ta có: nH+ = 0,15mol; nCO2 tạo thành 0,12mol. Nên suy ra trong X chỉ chứa CO32- và HCO3-. 
Giải: Gọi a, b là số mol của của CO32- và HCO3- trong 100ml dung dịch X. a + b = 0,2 mol, mà CO2 tạo thành là 0,12 mol nên CO32- và HCO3- dư. Từ số mol H+ và CO2 ta tìm được tỉ lệ mol của CO32- và HCO3- trong X là 1:3. Ta có: a + b = ntủa = 0,2mol. (1). Ta giải ra a = 0,05mol; b = 0,15 mol. Suy ra trong 200ml X thì nKHCO3 = 0,3mol; nK2CO3 = 0,1 mol. 
- Dùng bảo toàn nguyên tố C ta có: nK2CO3 = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol.
Dùng bảo toàn nguyên tố K suy ra nKOH ban đầu là 0,1mol ( 0,2 + 0,3 – 0,4 = 0,1mol).
Sắt – Crom – đồng
Biết:
Câu 7: Phản ứng nào sau đây là không đúng ?
	A. CuO + 2HNO3 đặc Cu(NO3)2 + H2O
	B. 2CrO3 + 2NH3 à Cr2O3 + N2 + 3H2O
	C. 2FeCl3 + H2S à 2FeCl2 + 2HCl + S
	D. Fe3O4 + 4H2SO4 đặc FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Hiểu:
Câu 8: Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl dư. Dung dịch thu được sau phản ứng gồm các chất 
	A. FeCl2, FeCl3.	B. FeCl2, HCl.
	C. FeCl3, HCl.	D. FeCl2, FeCl3, HCl.
Câu 9: Hỗn hợp A gồm bột các oxit sau: FexOy, Cr2O3, Al2O3, CuO. Cho khí CO dư đi qua A nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn được chất rắn B. Cho B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C sao cho thu được tủa lớn nhất. Hòa tan D bằng dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng, dư tạo thành SO2 (sản phẩm khí duy nhất). Số phản ứng hóa học xảy ra là
	A. 10	B. 11	C. 9.	D. 12.
Vận dụng thấp:
Câu 10: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) sau phản ứng thu được 2.24 lít khí H2 (đktc) dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là 
	A. 6,4 gam 	B. 5,6 gam 	C. 4,4 gam 	D. 3,4 gam.
Đại cương về kim loại:
Biết:
Câu 11: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
	A. Na.	B. K.	C. Cs.	D. Rb.
Câu 12: Cho dãy các kim loại : K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 1
Vận dụng thấp:
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Kim loại M là
	A. Al.	B. Fe.	C. Zn.	D. Cu.
Nhóm IV, V, VI, VII
Biết:
Câu 14: Nguyên tắc điều chế Flo là :
	A. Dùng chất oxi hóa mạnh oxi hóa muối Florua	B. Dùng dòng điện oxi hóa muối Florua
	C. Dùng HF tác dụng với chất oxi hóa mạnh	D. Nhiệt phân hợp chất có chứa Flo
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách nào sau đây ?
	A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng 	B. Điện phân nước
	C. Điện phân dung dịch NaOH 	D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2
Câu 22: Nhận xét đúng là	
	A. nhóm halogen gồm các nguyên tố Clo, Flo, Brom, iot
	B. nguyên tử nhóm halogen chỉ có khả năng thu thêm 1 electron.	
	C. nguyên tử nhóm halogen đều có phân lớp d
	D. lực liên kết X-X trong phân tử X2 của halogen tương đối lớn. 
Hiểu:
Câu 16: cho các chất sau: MnO2, KMnO4, Fe, CaO, K2Cr2O7, H2SO4. Số chất tác dụng được với HCl có thể tạo khí Cl2 là
	A. 3	B. 4	C. 2	D. 1
Câu 17: Cho các phản ứng sau :
 (1) F2 + H2O → 	(2) Ag + O3 → 
 (3) KI + H2O + O3 → 	 (4) Nhiệt phân Cu(NO3) 2 → 
 (5) Điện phân dung dịch H2SO4 → 	 (6) Điện phân dung dịch CuCl 2 
(7) Nhiệt phân KClO3 → 	 (8) Điện phân dung dịch AgNO3 → 
 Số phản ứng mà sản phẩm tạo ra có O2 là
	A. 7.	B. 8.	C. 6.	D. 5.
Câu 18: cho các phản ứng sau:	
	(a) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2.	(b) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.	
	(c) NaBr(r) + H2SO4 (đặc) →NaHSO4 + HBr.	(d) Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2.	
	(e) HF + AgNO3 → AgF + HNO3.	(f) O3 + 2Ag → Ag2O + O2.
Số phương trình hóa học viết đúng là:	
	A. 3	B. 5	C. 4	D. 2
Vận dụng thấp:
Câu 19: Nước javen và clorua vôi có nhiều ứng dụng như sát trùng, tẩy trắng, tẩy uế nhà vệ sinh, chuồng trại. Những ứng dụng trên dựa trên tính chất nào của chúng? 
	A. Tính oxi hóa mạnh 	B. Tính khử mạnh	
	C. Tính kém bền 	D. Tính tẩy màu
Liên hệ thực tê, thực hành:
Câu 20: Để khắc chữ lên thủy tinh, người ta dựa vào phản ứng
	A. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O.	
	B. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2.	
	C. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO.	
	D. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.
Tổng hợp vô cơ:
Hiểu:
Câu 21: Hỗn hợp A gồm: BaO , FeO , Al2O3. Hoà tan A trong lượng dư nước được dung dịch D và phần không tan B .Sục khí CO2 dư vào D , phản ứng tạo kết tủa . Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần còn lại chất rắn G . Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Số phản ứng không phải phản ứng oxi hóa- khử xảy ra là
	A. 6	B. 5	 C. 4	D. 7
Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
	(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3. 
	(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaCrO2 (hoặc Na[Cr(OH)4]). 
	(3) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. 	
	(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. 
	(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2. 
	(6) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. 
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? 
	A. 3. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 5.
Vận dụng thấp:
Câu 23: Chia 20 g hỗn hợp X gồm Al , Fe , Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được 5,6 lit khí (dktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lit khí (dktc). Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp là :
	A. 8,5% 	B. 13,5% 	C. 17% 	D. 28%
Xét P2 : Chỉ có Al phản ứng với NaOH => nAl.3 = 2nH2 ( Bảo toàn e)
                   => nAl = 0,1 mol
Xét P1 : Fe và Al phản ứng với HCl đặc => 2nFe + 3nAl = 2nH2
                   => nFe = 0,1 mol
=> Trong mỗi phần thì có : mCu = ½ .20 – 27.0,1 – 56.0,1 = 1,7g
=> %mCu(X) = %mCu(1/2 X) = 17% =>C.
Liên hệ thực tế, thực hành:
Câu 24.Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Khí CO2 là khí độc và là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
B. Một lượng rất nhỏ khí O3 có trong không khí, có tác dụng làm cho không khí trong lành hơn.
C. Khí thải ra khí quyển freon (chủ yếu là CFCl3, CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
D. Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi và rất độc, người ta dùng bột lưu huỳnh để phòng độc thủy ngân.
Câu 25. Cho các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành các thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch
(1)
(2)
(4)
(5)
(1)
khí thoát ra
có kết tủa
(2)
khí thoát ra
có kết tủa
có kết tủa
(4)
có kết tủa
có kết tủa
(5)
có kết tủa
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là
	A. H2SO4, MgCl2, BaCl2.                      	B. H2SO4, NaOH, MgCl2.
	C. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.                     	D. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
Câu 26. Trong khí quyển có các chất sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những chấtnào là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến?
A. O2 và H2O.                       B. CO2 và H2O.           C. O2 và N2 .                                    D. A hoặc B.
Hiđrocacbon
Biết:
Câu 27: Phát biểu đúng là
	A. Hiđrocacbon no là Hiđrocacbon no mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
	B. Những hiđrocacbon có có công thức phân tử CnH2n đều là hợp chất anken..
	C. Tất cả các hợp chất hữu cơ tác dụng được với dd AgNO3/NH3 đều là ank-1-in.
	D. Hiđrocacbon thơm là những chất hữu cơ trong phân tử có vòng 6 cạnh.
Hiểu:
Câu 28: Hợp chất sau có tên thay thế là : 	
 CH3
 │
	CH3-CH - CH2 - C- CH2-CH3
	 │ │ 
 CH2CH3 CH2 CH3
	A. 2,4 – đietyl-4-metylhexan 	B. 3- etyl-3,5-dimetylheptan 
	C. 5-etyl-3,5-đimetylheptan 	D. 2,2,3- trietyl-pentan
Vận dụng thấp:
Câu 29 : Đốt cháy hết 2,24 lít ankan X (đktc), dẫn tồn bộ sản phẩm cháy vào dd nước vôi trong dư thấy có 40g↓. CTPT X 
	A. C2H6	B. C4H10	C. C3H6	D. C3H8
Câu 30 : Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là:
A. 6,3.	B. 13,5.	C. 18,0.	D. 19,8.
Liên hệ thực tế, thực hành:
Câu 31: Chất được dùng trong đèn xì axetilen là
	A. C2H2.	B. C2H4.	C.C4H4.	D. C3H8.
ANCOL - PHENOL
Vận dụng cao:
Câu 32: Cho 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đi qua nhôm oxit,nhiệt độ thu được hỗn hợp Y gồm: ba ete,0,27mol hai olefin, 0,33mol hỗn hợp hai ancol dư và 0,42 mol nước. Biết hiệu suất tách nước tạo olefin đối với mỗi ancol là như nhau và số mol các ete là bằng nhau. Công thức phân tử của ancol có khối lượng mol lớn nhất .
A. C3H8O.	B. C2H6O.	C. C4H8O	C. C5H10O.
CnH2n+2O ----> CnH2n + H2O 
0,27-----------------0,27------0,27 
2 R-OH ------> R-O-R + H2O 
x------------------0,5x----0,5x 
số mol H2O : 0,27 + 0,5x = 0,42 ===> x = 0,3 
số mol rượu dùng = 0,27 + 0,3 + 0,33 = 0,9 
Phân tử lượng rượu = 47/0,9 = 52,2 ===> trong hh X có rượu C2H6O (0,9 - a) mol và CmH2m+2O a mol 
khối lượng hh = 46(0,9-a) + Ma = 47 ==> Ma - 46a = 5,6 (1) 
số mol rượu CmH2m+2O cho anken = 0,3a (do hiệu suất cho anken là 30% = 0,27*100/0,9 ) 
số mol rượu CmH2m+2O cho ete = 0,15 ( vì cho 3 ete có số mol bằng nhau ==> số 1 rượu = số mol hh rượu/số lượng rượu = 0,3/2 = 0,15 
===> số mol rượu CmH2m+2O phản ứng = 0,3a + 0,15 ===> 0,3a + 0,15 0,21 < a < 0,9 
Nếu a = 0,21 , (1) ===> M = 72,6 
Nếu a = 0,90 , (1) ===> M = 52,2 
===> 52.2 rượu có phân tử lớn là C3H8O có M = 60
AXIT CACBOXYLIC
Hiểu:
Câu 33: Cho dãy các chất : m-CH3C6H4COOH; m-HOOCC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-HOOCC6H4COOH; p-HOC6H4CH2OH; CH3NH3NO3 .Có bao nhiêu chất kể trên thỏa mãn điều kiện: một mol chất đó phản ứng tối đa 2 mol NaOH
	A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Vận dụng cao:
Câu 34: Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là:
	A. 44,89	B. 48,19	C. 40,57	D. 36,28
Gọi x = nCO2; y = nH2O. Ta có hpt: 44x + 18y = 44,14; . Mặt khác ta có:
CaHbO2Na + O2 CO2 ( xmol) + H2O( y mol) + Na2CO3 ( 0,25mol). Ta có phương trình theo khối lượng của C và H trong hợp chất ban đầu là: 12( x +0,25) + 2y = m(CaHbO2Na) – m(NaO2) 
	12( x + 0,25) + 2y = 40,88- (23+32)*0,5= 13,38. Giải hệ ta có x = 0,77mol; y = 0,57 mol. Suy ra số mol axit ko no là : nCO2 – nH2O = 0,2mol; axit no là 0,3mol.
Gọi KLM của axit no là M1; của axit ko no là M2 ta có PT: M1*0,3 + M2* 0,2 = maxit = 29,88. Sau đó biện luận:
Chọn M2 là C2H3COOH thì M1 = 51,6 ( phù hợp); Nếu M2 là 86 rhì M1 = 42 ( loại vì M trung bình đều nhỏ hơn hai axit).
ANĐEHIT
Biết:
Câu 35. Anđehit là hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa nhóm (CHO) liên kết trực tiếp với
	A. nguyên tử hiđro.	B. nguyên tử cacbon.
	C. nguyên tử hiđro và nguyên tử cacbon. 	C. nguyên tử hiđro hoặc nguyên tử cacbon.
ESTE – CHẤT BÉO:
Biết: 1
Câu 36. Metyl metacrylat là	
	A. CH2=C(CH3) COOCH3. 	B. C2H5COOCH3. 
	C. CH2=CHCOOCH3. 	D. CH3COOCH=CH2.
Vận dụng thấp: 2
Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam một este no, đơn chức, mạch hở X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam 	H2O. Công thức phân tử của este là:
 	A. C4H8O4.	B. C4H8O2.	C. C2H4O2.	D. C3H6O2.
Câu 38. Xà phòng hoá hoàn toàn m gam chất béo trung tính cần vừa đủ lượng NaOH thu được . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được71,2 gam xà phòng và7,36 gam glyxerol .Gía trị của m là
 	A. 68,96 gam. 	B. 18,38 gam. 	C. 75,36 gam. 	D. 17,80 gam.
Vận dụng cao:1
Câu 39: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2; 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi B thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là
	A. 4,56 (g). B. 3,4(g). C. 5,84 (g) D. 5,62 (g).
+ Bảo toàn Na có 0,06 mol NaOH
Ta có nNaOH : nA = 1,2 , hỗn hợp có 1 este của phenol.
+ Bảo toàn C = 0,15 mol Ctb = 3.
Hỗn hợp có HCOOCH3 ( amol) và CxHyO2 ( b mol) (chất này tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:2).
Ta có: a + b = 0,05 mol và a + 2b = 0,06 mol; nên a = 0,04 mol; b = 0,01 mol.
Bảo toàn cacbon: 0,04.2 + 0,01.x = 0,15 x = 7 chỉ có C7H6O2 . Vậy HCOOCH3 và HCOOC6H5. và tính được mCR = 4,56gam.
CACBONHIĐRAT
Hiểu:
Câu 40: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
	(a) Tinh bột và xenlulozơ đều là chất rắn, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
	(b) Glucozơ và saccarozơ đều là đisaccarit
	(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu tím.
	(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, ta đều thu được 	glucozơ.
	(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
	(g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
	 A. 2.	 	B. 3.	 	 C. 4.	D. 5.
AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT- PROTENIN:
Biết:1
Câu 41: Chất có tính bazơ mạnh nhất là
	A. C6H5NH2.	B. CH3NH2.	C. H2NCH2COOH	D. CH3CH2NH2.
Vận dụng thấp :2
Câu 42: Cho 30,0 gam aminoaxit X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,8 gam muối khan. Tên thường gọi của X là
	A. Glyxin. 	B. Alanin. 	C. Axit -aminopropionic.	D. Axit amoniaxetic.
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxy được 0,09 mol CO2, 0,125 mol 	H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng được số gam 	muối là
	A. 3,22 gam. 	B. 2,488 gam.	C. 3,64 gam. 	D. 4,25 gam.
Đáp án : A 
Bảo toàn khối lượng :
mX = m = mC + mH + mN = 0,09.12 + 0,125.2 + 0,015.2.14 = 1,75g
, nH+ = 2nH2SO4 = nNH2 = nN = 0,03 mol => nH2SO4 pứ = 0,015 mol
=> mmuối = m + mH2SO4 pứ = 3,22g
Vận dụng cao:2
Câu 44: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 226,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 25,08.                B. 99,15.            C. 24,62.                      D. 114,35.
Giải Chi Tiết
Ta có : Gọi số mol các chất lần lượt là :
+) Ala – Ala : x mol C6H12O3N2
+) Ala – Gly – Ala : y mol C8H15O4N3
+) Ala – Gly – Ala – Gly – Gly : z mol C12H21O6N5
=> mX = 160x + 217y + 331z = 26,26g (1)
Phản ứng cháy :
C6H12O3N2 + 7,5O2
C8H15O4N3 + 9,75O2
C12H21O6N5 + 14,25O2
=> 7,5x + 9,75y + 14,25z = nO2 = 1,155 mol
=> 30x + 39y + 57z = 4,62g (2)
=> 190x + 247y + 361z = 29,26 (3) ( nhân cả 2 vế với 76/3 )
Lấy (3) – (1) => 30(x + y + z) = 3 => x + y + z = 0,1 mol = nX
=> 12(x + y + z) = 1,2 mol (4)
Lấy (2) – (4) => 18x + 27y + 45z = 3,42
=> 2x + 3y + 5z = 0,38 mol
Nếu phản ứng với KOH thì : mX + mKOH = mmuối + mH2O
và nKOH = 2x + 3y + 5z và nH2O = nX = 0,1 mol
=> mmuối = 26,26 + 56.0,38 – 18.0,1 = 45,74g (*)
Xét với 0,25 mol X gấp 2,5 lần lượng chất trong 0,1 mol X
=> mmuối = 2,5mmuối (*) = 114,35g
=> Chọn đáp án D.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm amoniac, metyl amin, đimetylamin, etylmetylamin bằng một
	lượng không khí vừa đủ sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng P2O5 dư thì thấy khối lượng bình 	tăng lên 11,52 gam và thoát ra 75,264 lít khí (đktc). Nếu lấy toàn bộ X trên tác dụng với H2SO4 dư thì 	khối lượng muối tạo ra là:
	A. 50,00 gam 	B. 60,00 gam 	C. 16,16 gam 	D. 24,00 gam
Đặt CTC là CnH2n+3N: amol. Sau đó, lập PT theo số mol H2O; theo mol của oxi và N2 ( N2 tạo thành trong Pu + N2 của không khí ( gấp 4 lần số mol O2pu)..Giả hệ là được. Chú ý: Muối tạo thành là muối axit.
TỔNG HỢP HỮU CƠ :
Biết:1
Câu 46: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần?
	A. ancol isoamylic < butan < kali axetat < axit butiric.
	B. kali axetat < butan < ancol isoamylic < axit butiric.
	C. butan < axit butiric < kali axetat < ancol isoamylic.
	D. butan < ancol isoamylic < axit butiric < kali axetat.
Hiểu:1
Câu 47: Cho các phát biểu sau:
1.Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức luôn thu được muối và ancol.
2. Anhiđrit axetic tham gia phản ứng este hóa dễ hơn axit axetic.
3. Saccarozơ không tác dụng với H2(Ni,t0).
4. Nước brom có thể phân biệt được glucozơ và anđehit fomic.
5.Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
6. Để phân biệt anilin và ancol etylic, ta có thể dùng dung dịch NaOH.
7.Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
8. p-hiđroximetylbenzoat tác dụng với ddNaOH theo tỉ lệ mol các chất tương ứng là 1:3.
9. Tất cả các amin trong phân tử chứa vòng benzen đều làm mất màu nước brom.
10. Ancol etylic, glyxerol, etylenglicol đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Số phát biểu không đúng là:
	A. 5	B. 4.	C. 6	D. 7.
Vận dụng cao:1
Câu 48: Hỗn hợp X gồm andehit Y, axit cacboxylic Z và este T. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,625 mol O2 , thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol H2O. Số mol của andehit Y trong 25,1 gam X là:
	A. 0,075 	B. 0,15 	C. 0,1 	D. 0,25
Vì số mol của CO2 = số mol của H2O nên các chất trên đều là no, đơn chức, mạch hở.
Đặt CTPT của ađh: CxHyO: amol; của axit và este: CxHyO2 b mol; Dùng bảo toàn mol oxi ta có PT:
 A + 2b = 0,325. Tổng mol : a + b = 0,2 . Suy ra số mol anđhit. 
Liên hệ thực tế
Câu 49: Các loài thủy hải sản như lươn, cá  thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein (chủ yếu là muxin). Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây:
	A. Dùng tro thực vật.	B. Dùng nước vôi.
	C. Rửa bằng nước lạnh.	D. Dùng giấm ăn.
Câu 50: Trong công nghiệp để sán xuất gương soi và ruột phích người ta sử dụng:
	A. dung dịch sacarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
	B. axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
	C. andehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
	D. dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_THPT_QUOC_GIA_2016_RAT_HAY_CO_DAP_AN_CHI_TIET_LAM_THEO_MATRAN.doc