SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 MÔN: HOÁ HỌC Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvU) của các nguyên tử: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Br =80; I=127;Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137, He = 4; Li = 7; Sr = 88; P = 31; F =19; Pb=207. Câu 1: Cho hỗn hợp A gồm 0,01 mol HCHO và 0,02 mol CH3CHO vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng Ag thu được là A. 8,64 gam. B. 12,96 gam. C. 4,32 gam. D. 6,48 gam. Câu 2: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH2=CHOH. C. CH3COONa và CH3CHO. D. C2H5COONa và CH3OH. Câu 3: Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 4: Dung dịch HCl 0,01M. pH của dung dịch có giá trị là A. 3. B. 2,5. C. 1. D. 2. Câu 5: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và A. C2H5OH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. HCOOH. Câu 6: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch nước brom? A. Vinyl axetat. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Stiren. Câu 7: Muốn điều chế kim loại kiềm thổ người ta dùng phương pháp gì ? A. Nhiệt luyện. B. Điện phân dung dịch. C. Thuỷ luyện. D. Điện phân nóng chảy. Câu 8: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo (xà phòng) và A. glixerol. B. phenol. C. este đơn chức. D. ancol đơn chức. Câu 9: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,68 gam chất béo trung tính cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 18,24 gam. B. 18,38 gam. C. 17,80 gam. D. 16,68 gam. Câu 10: Để trung hoà 10,6 gam hỗn hợp HCOOH, CH3COOH có tỉ lệ số mol 1:1 cần dùng V lít dung dịch NaOH 1M, Ba(OH)2 0,5M. Vậy giá trị của V là A. 0,05. B. 0,15. C. 0,2. D. 0,1. Câu 11: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử ? A. Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 B. 2FeCl3 + Cu ® 2FeCl2 + CuCl2 C. FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S D. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu Câu 12: Anion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Bản chất liên kết giữa X với hiđro là A. cho - nhận. B. cộng hóa trị phân cực. C. cộng hóa trị không phân cực. D. ion. Câu 13: Biết Fe có Z = 26. Cấu hình electron nào là của ion Fe2+ ? A. 1s22s22p63s23p63d5. B. 1s22s22p63s23p63d6. C. 1s22s22p63s23p63d44s2. D. 1s22s22p63s23p63d64s2. Câu 14: Ứng dụng không phải của kim loại kiềm là A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ. C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân. D. Điều chế kim loại hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt luyện. Câu 15: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 16: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường là A. Ba, Na, Cu. B. Na, Ba, Ag. C. Na, Ca, K. D. Ba, Fe, K. Câu 17: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1,2 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 75%. Giá trị của m là A. 1,6. B. 0,96. C. 0,9. D. 1,80. Câu 18: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: - X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. - X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối. - Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là A. Al; Na; Fe; Cu. B. Na; Al; Fe; Cu. C. Al; Na; Cu; Fe. D. Na; Fe; Al; Cu. Câu 19: Đipeptit X có công thức H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là A. Gly-Val. B. Ala-Gly. C. Gly-Ala. D. Val-Gly. Câu 20: Công thức chung của phenol đơn chức là A. CnH2n-6OH (n ³ 6). B. CnH2n-6-x(OH)x (n ³ 6; x ³ 1). C. CnH2n-7OH (n ³ 6). D. CnH2n+1-2kOH (n ³ 6; k ³ 4). Câu 21: Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau: Dd HCl đặc MnO2 Eclen sạch để thu khí Clo dd NaCl dd H2SO4 đặc Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3. D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl. Câu 22: Chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ? A. CH3 - C ≡ C - CH3. B. CH≡C-C2H5. C. CH3 -C≡C-C2H5. D. CH3 - CH2 - C≡C-CH3. Câu 23: Cho 4,48 lít (đktc) H2 tác dụng với 2,24 lít (đktc) một halogen X đến khi phản ứng hoàn toàn thu được khí Y . Dẫn khí Y vào dung dịch AgNO3 dư thấy tạo ra 28,7 gam kết tủa. X là A. Clo. B. Brom. C. Flo. D. Iot. Câu 24: X là một amin đơn chức bậc một chứa 23,73% nitơ về khối lượng. Hãy chọn công thức phân tử đúng của X : A. C3H7NH2.. B. C4H7NH2.. C. C3H5NH2.. D. C5H9NH2. Câu 25: X mạch hở có CTPT C6H10 tác dụng với HBr cho 3 sản phẩm monobrom là đồng phân cấu tạo của nhau. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn X là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 26: Cho các chất: C6H6, C2H6, C3H6, HCHO, C2H2, CH4, C5H12, C2H5OH. Số chất ở trạng thái khí điều kiện thường là A. 6. B. 5. C. 4. D. 7. Câu 27: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh ? A. CH3COOH. B. HF. C. NaCl. D. H2O. Câu 28: Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử HNO3 bị khử là A. 20. B. 2. C. 11. D. 8. Câu 29: Dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M để hòa tan hết tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m là A. 15,3. B. 5,1. C. 20,4. D. 10,2. Câu 30: Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị "cạn nước". Để bổ sung nước cho acquy, tốt nhất nên cho thêm vào acquy loại chất nào sau đây ? A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Nước mưa. C. Nước muối loãng. D. Nước cất. Câu 31: Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M thì thu được kết tủa X và dung dịch Y, Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Y lại thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 0,06. B. 0,33. C. 0,32. D. 0,34. Câu 32: Cho 25,24 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Cu tác dụng vừa đủ 787,5 gam dung dịch HNO3 20% thu được dung dịch Y chứa a gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2, tỉ khối của Z so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn khan. Hiệu số (a - b) gần với giá trị nào nhất sau đây ? A. 75,86. B. 154,12. C. 151,72. D. 110,50. Câu 33: Thuỷ phân hoàn toàn 23,1 gam hỗn hợp 2 este đơn chức, mạch hở bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được 29,4 gam một muối và 13,3 gam hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. % khối lượng của este có khối lượng mol nhỏ hơn là A. 51,95%. B. 48,1%. C. 57,14%. D. 42,86%. Câu 34: Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hoà của một kim loại M, sau phản ứng hoàn toàn lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. Số muối của kim loại M thoả mãn là A. 1. B. 0. C. 3. D. 2. Câu 35: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X không phản ứng với Na, thỏa mãn sơ đồ chuyển hóa sau: . Biết Z là este có mùi chuối chín.Tên của X là A. 2-metylbutanal. B. 2,2-đimetylpropanal. C. 3-metylbutanal. D. pentanal. Câu 36: Chất nào sau đây thăng hoa khi bị đun nóng ? A. I2. B. F2. C. Br2. D. Cl2. Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2-CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X rồi dẫn sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi rồi đem cân thì thấy cân được 5,6 gam. Giá trị của m là A. 5,4. B. 7,2. C. 8,2. D. 8,8. Câu 38: Trong đời sống, người ta thường sử dụng một loại máy dùng để "khử độc" cho rau, hoa quả hoặc thịt cá trước khi sử dụng. Chất nào sau đây có tác dụng đó mà do loại máy trên tạo ra? A. O2. B. H2. C. O3. D. Cl2. Câu 39: Cho 31,9 gam muối gồm H2N-CH2COONa, H2N-CH2CH2COONa và CH3CH(NH2)COONa tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn sản phẩm thu được chất rắn có khối lượng là A. 53,8 gam. B. 62,48 gam. C. 58,8 gam. D. 65,46 gam. Câu 40: Chất đầu làm nguyên liệu trong quy trình tráng gương, tráng ruột phích trong công nghiệp là A. Saccarozơ. B. Mantozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột. Câu 41: Cho 3 thí nghiệm sau: (1) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Fe(NO3)2. (2) Cho từ từ AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (3) Cho bột sắt từ từ đến dư vào dd FeCl3. Thí nghiệm nào ứng với sơ đồ sau: Fe3+ Fe3+ Fe3+ (a) (b) (c) A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-c, 2-b, 3-a. C. 1-a, 2-c, 3-b. D. 1-b, 2-a, 3-c. Câu 42: Hòa tan hỗn hợp chứa (Fe3O4, a mol FeS2 và b mol CuS) bằng axit HNO3 đặc, nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A (chỉ chứa 2 muối sunfat) và V lít (NO, NO2 tỉ lệ mol 1:1) đo ở đktc. Hãy tìm mối liên hệ giữa V và a, b ? A. B. C. D. Câu 43: Z là hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O, có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đem 2,85 gam Z tác dụng với H2O (trong môi trường H+), phản ứng tạo ra hai chất hữu cơ P, Q. Khi đốt cháy hoàn toàn lượng P và Q ở trên thì P tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O; Q tạo ra 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O, thể tích oxi tiêu tốn cho cả hai quá trình đốt cháy là 3,024 lít (đktc). Biết Z tác dụng được với Na giải phóng H2; chất P có khối lượng phân tử bằng 90 gam.mol-1 và Q là hợp chất đơn chức. Số đồng phân phù hợp của Z là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 44: Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68 g Al2O3. Giá trị m có thể là giá trị nào sau đây ? A. 8,94. B. 4,47. C. 11,94. D. 9,28. Câu 45: Cho 0,04 mol hỗn hợp X gồm CH2=CH- COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là A. 0,72 gam. B. 0,56 gam. C. 1,44 gam. D. 2,88 gam. Câu 46: Dung dịch X gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M. Dung dịch Y gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M. Cho từ từ 20 ml dung dịch Y vào 60 ml dung dịch X, thu được dung dịch Z và V ml khí CO2 (đktc). Cho 150 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và BaCl2 0,25M vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m tương ứng là A. 179,2 và 3,368. B. 44,8 và 4,550. C. 44,8 và 4,353. D. 179,2 và 4,353. Câu 47: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và OH- của H2O) và 16,8 lít hỗn hợp T gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối và 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 39,835. B. 37,950. C. 39,705. D. 39,385. Câu 48: Ở 900C, độ tan của anilin là 6,4 gam. Nếu cho 212,8 gam dung dịch anilin bão hòa ở nhiệt độ trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì số gam muối thu được gần với giá trị nào sau đây nhất ? A. 20,15. B. 17,82. C. 16,28. D. 19,45. Câu 49: Cho các phản ứng sau: (a) Axetilen + dung dịch AgNO3/NH3 → (b) Sục CO2 vào dung dịch C6H5ONa → (c) Stiren + dung dịch KMnO4 → (d) Toluen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) → (e) Benzen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) → (g) Anilin + dung dịch Br2 → (h) Butađien + dung dịch AgNO3/NH3 → Số phản ứng tạo ra chất kết tủa là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 50: Lấy 5,2 gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối và 12,208 lít hỗn hợp NO2 và SO2 (đktc). Xác định % về khối lượng của FeS2 trong hỗn hợp ban đầu A. 71,53% hoặc 81,39%. B. 93,23% hoặc 71,53%. C. 69,23% hoặc 81,39%. D. 69,23% hoặc 93,23%.
Tài liệu đính kèm: