Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn Vật lý 12

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn Vật lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn Vật lý 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn VẬT LÝ
Thời gian làm bài 90 phút
Cho hằng số Plank h = 6,625.10–34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; điện tích nguyên tố e = 1,6.10–19 C; số Avogadro NA = 6,02.1023 mol–1.
Câu . Trong dao động điều hòa gia tốc biến đổi điều hòa
	A. ngược pha so với li độ.	B. cùng pha với vận tốc.
	C. trễ pha π/2 so với li độ.	D. ngược pha với vận tốc.
Câu . Một sóng cơ có phương trình u = 6cos 2π(10t – 0,04x) (mm), trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Chu kì của sóng là
	A. 2,0 s.	B. 1,0 s.	C. 0,2 s.	D. 0,1 s.
Câu . Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Trong chân không, photon bay với tốc độ 3.108 m/s
	B. Photon của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng như nhau
	C. Photon không tồn tại trong trạng thái đứng yên.
	D. Nếu không bị hấp thụ, năng lượng của photon không đổi khi truyền đi xa.
Câu . Nếu một chùm ánh đi qua lăng kính, bị phân tách thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau chứng tỏ ánh sáng đi qua lăng kính chắc chắn là
	A. ánh sáng đơn sắc	B. ánh sáng trắng	C. ánh sáng đa sắc	D. ánh sáng mặt trời
Câu . Trong các loại bức xạ gồm tia X, tia đơn sắc màu đỏ, tia tử ngoại, tia đơn sắc màu lục, tia cực tím; bức xạ có tần số lớn nhất là tia
	A. đơn sắc màu đỏ	B. X	C. đơn sắc màu lục	D. cực tím
Câu . Một vật dao động điều hòa trên với biên độ A. Cách làm nào sau đây làm tăng biên độ?
	A. Chọn lại gốc thời gian	B. Chọn gốc tọa độ mới
	C. Giảm cơ năng dao động	D. Tăng cơ năng dao động
Câu . Giới hạn quang điện của đồng là λo = 0,3 μm. Công thoát của electron khỏi bề mặt của đồng là
	A. 6,265.10–19 J.	B. 8,526.10–19 J.	C. 8,625.10–19 J.	D. 6,625.10–19 J.
Câu . Phản ứng nhiệt hạch là sự
	A. phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt.
	B. phản ứng dây truyền giống như phân hạch nhờ vào tác dụng nhiệt.
	C. kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn ở nhiệt độ rất cao.
	D. phân hủy một hạt nhân nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn ở nhiệt độ rất cao.
Câu . Một vật nhỏ có khối lượng m = 100g dao động điều hòa với chu kì T = 0,5π s và biên độ A = 3 cm. Chọn mốc thế năng tại vi trí cân bằng, cơ năng của vật là
	A. 0,36 mJ	B. 0,18 mJ	C. 0,72 mJ	D. 0,48 mJ
Câu . Một đoạn mạch điện xoay chiều có tổng trở gấp đôi tổng các điện trở thuần trong mạch thì có hệ số công suất là
	A. 2,0	B. 0,2	C. 0,5	D. 0,866
Câu . Một sóng vô tuyến truyền trong chân không với bước sóng λ = 3 m. Sóng vô tuyến đó có tần số là
	A. 10 MHz	B. 100 MHz	C. 10 GHz	D. 100 kHz
Câu . Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu uR, uL, uC lần lượt là điện áp tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ đúng là
	A. uR trễ pha π/2 so với uC.	B. uL và uC luôn vuông pha.
	C. uR và uL luôn cùng pha.	D. uC trễ pha π so với uL.
Câu . Biểu thức tọa độ của vật có dạng x = A + Acos (ωt + φ), có thể kết luận rằng
	A. vật không dao động điều hòa.
	B. vật dao động điều hòa với biên độ 2A.
	C. vật dao động điều hòa với tần số góc ω1 = ω/2.
	D. vật dao động điều hòa trên quỹ dạo dài 2A.
Câu . Đặt một điện áp xoay chiều u = 200cos(100πt – π/6) (V) vào hai đầu một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là i = 2cos(100πt + π/6) (A). Công suất tiêu thụ trong mạch là
	A. 100 W	B. 200 W	C. 346,4 W	D. 173,2 W
Câu . Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,3 μm và một chất phát quang thì chất đó phát ra ánh sáng có bước sóng λ’ = 0,5 μm. Biết công suất của chùm sáng phát quang bằng 2% công suất của chùm sáng kích thích. Khi đó, với mỗi photon phát ra ứng với bao nhiêu photon kích thích?
	A. 20	B. 30	C. 60	D. 50
Câu . Một đoạn mạch RLC nối tiếp có điện áp hiệu dụng hai đầu mạch là 200V, hai đầu cuộn cảm thuần L là 240V, hai đầu của tụ điện C là 120V. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở thuần R là
	A. 160 V	B. 200 V	C. 120 V	D. 80 V
Câu . Trong mạch dao động LC có dao động điện từ với tần số góc ω = 104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là Qo = 10–9 C. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10–6 A thì độ lớn điện tích trên tụ điện là
	A. 4.10–10 C.	B. 2.10–10 C.	C. 8.10–10 C.	D. 6.10–10 C.
Câu . Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2m; khoảng cách giữa hai khe là a = 2mm. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4μm đến 0,75μm. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm 3,3mm có bao nhiêu bức xạ cho vân sáng tại đó?
	A. 3	B. 5	C. 4	D. 6
Câu . Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 không đổi và có tần số f vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2 = 2U1. Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Điện áp tức thời ở hai đầu cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp cùng tần số.
	B. Số vòng dây cuộn thứ cấp gấp đôi số vòng dây ở cuộn sơ cấp.
	C. Máy biến áp là máy tăng áp.
	D. Cường độ hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp gấp đôi cường độ ở cuộn sơ cấp.
Câu . Tại hai điểm M, N trên mặt nước, có hai nguồn phát sóng cách nhau 11 cm đều có phương trình dao động là u = a.cos 50πt cm, vận tốc truyền sóng là 50 cm/s. Gọi D là điểm trên mặt nước có DM = 10 cm và DN = 5 cm. Số điểm dao động cực đại trên đoạn DM là
	A. 8	B. 7	C. 5	D. 10
Câu . Poloni là chất phóng xạ hạt α biến thành hạt nhân bền với chu kỳ bán rã là 138 ngày. Ban đầu giả sử mẫu phóng xạ là nguyên chất và có khối lượng 210g, sau 276 ngày đem mẫu phóng xạ đó ra cân thì có mẫu đó có khối lượng là
	A. 52,5g.	B. 157,5g.	C. 207g.	D. 210g.
Câu . Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc công suất tỏa nhiệt trên biến trở và công suất tỏa nhiệt trên toàn mạch vào giá trị của biến trở như hình vẽ. Nhận xét nào sau đây đúng?
	A. Cuộn dây trong mạch không có điện trở thuần
	B. Cuộn dây trong mạch có điện trở thuần bằng 30 Ω
	C. Cường độ hiệu dụng trong mạch đạt cực đại khi R = 70 Ω
	D. Tỉ số công suất P2/P1 có giá trị là 1,5.
Câu . Phát biểu nào sai khi nói về hiện tượng nhiễu xạ?
	A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng với khe Young xảy ra được một phần nhờ vào sự nhiễu xạ ánh sáng khi truyền qua hai khe hẹp.
	B. Hiện tượng nhiễu xạ xảy ra khi ánh sáng truyền qua khe hẹp hoặc lỗ nhỏ, khi đó khe hẹp hoặc lỗ nhỏ giống như một nguồn sáng mới phát ra ánh sáng theo nhiều hướng.
	C. Hiện tượng nhiễu xạ là tính chất đặc trưng của sóng nên cũng xảy ra đối với sóng cơ học.
	D. Hiện tượng nhiễu xạ làm tăng cường độ sáng sau khi truyền qua khe hẹp nên các vân trong hiện tượng giao thoa xuất hiện.
Câu . Bước sóng của sóng điện từ mà một máy thu vô tuyến điện thu được là λ. Để máy thu được sóng điện từ có bước sóng λ’ = 2λ thì tụ C của mạch chọn sóng phải ghép
	A. song song với tụ C’ = 4C	B. nối tiếp với tụ C’ = 4C
	C. song song với tụ C’ = 3C	D. nối tiếp với tụ C’ = 3C
Câu . Máy biến áp thường có lõi được chế tạo bằng các lá thép mỏng cách điện ghép lại mà không phải là khối thép đặc. Giải thích hợp lý là
	A. thép mỏng nhiễm từ tốt hơn thép đặc nên máy sẽ cần ít lượng thép hơn so với dùng lõi thép đặc
	B. thép mỏng dễ tạo hình tăng tính thẩm mỹ và giảm đáng kể khối lượng thép để chế tạo lõi
	C. thép mỏng có khoảng trống giữa các lá thép cho khí lưu thông để tản nhiệt cho máy biến áp
	D. thép mỏng cách điện giảm đáng kể dòng điện Fuco và làm tăng hiệu suất của máy biến áp
Câu . Một sợi dây AB dài ℓ = 2 m, đầu A của sợi dây nối với nguồn rung với tần số f, đầu B tự do. Trên dây hình thành sóng dừng có 3 bụng kể cả đầu B. Nếu tăng chiều dài dây lên 40 cm và giữ đầu B cố định, đồng thời cho đầu A rung với tần số như cũ thì trên dây
	A. có sóng dừng với 3 bụng. 	B. không hình thành sóng dừng.
	C. có sóng dừng với 2 bụng.	D. có sóng dừng với 3 nút.
Câu . Tại sao khi cho chùm sáng Mặt Trời xem như các chùm song song qua tấm thủy tinh lại không thấy bị tán sắc mà thu được ánh sáng trắng?
	A. Vì tấm thủy tinh không tán sắc ánh sáng có cường độ lớn như ánh sáng Mặt Trời.
	B. Vì ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đa sắc nên không bị tán sắc.
	C. Vì sau khi bị tán sắc, các tia đơn sắc lại chồng chất lên nhau và có màu trắng như trước đó.
	D. Vì tấm thủy tinh hấp thụ hết các màu của ánh sáng Mặt Trời.
Câu . Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây có điện trở hoạt động Ro. Biết L = 1/π H, tần số dòng điện f = 50 Hz, dòng điện qua mạch chậm pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/4. Giá trị của Ro là
	A. 50 Ω	B. 100 Ω	C. 25 Ω	D. 40 Ω
Câu . Chọn phát biểu sai.
	A. Ánh sáng phát quang của các chất lỏng, khí hầu như tắt ngay khi ngừng kích thích.
	B. Sự lân quang thường xảy ra đối với chất rắn.
	C. Ánh sáng phát quang chỉ phát ra theo một hướng nhất định.
	D. Các loại sơn quét trên biển báo giao thông là các chất lân quang có thời gian phát quang kéo dài.
Câu . Trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hiđrô ứng với mức năng lượng thứ bao nhiêu trong trường hợp quang phổ vạch phát xạ có tối đa là 6 vạch?
	A. 4	B. 3	C. 6	D. 5
Câu . Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2,4 m. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm một đoạn x thu được vân sáng bậc 2. Phải dịch chuyển màn theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một đoạn ngắn nhất là bao nhiêu để tại M thu được vân tối?
	A. 60 cm	B. 48 cm	C. 80 cm	D. 36 cm
Câu . Tia tử ngoại và tia X có tính chất chung là
	A. các tia phóng xạ.	B. bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh.
	C. bức xạ điện từ không nhìn thấy được.	D. phát ra từ vật có nhiệt độ trên 2000°C.
Câu . Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi được vào đoạn mạch gồm điện trở thuần R và cuộn dây thuần cảm L. Khi f = f1 và khi f = f2 = 3f1 thì hệ số công suất của mạch lần lượt là cos φ1 và cos φ2. Biết cos φ1 = cos φ2. Khi f = f3 = f1 thì hệ số công suất của mạch có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 0,5	B. 0,6	C. 0,7	D. 0,8
Câu . Chọn phát biểu sai khi so sánh hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài.
	A. Hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài đều có giới hạn quang điện như nhau.
	B. Giới hạn đều phụ thuộc vào bản chất của chất bị chiếu ánh sáng kích thích.
	C. Giới hạn quang điện ngoài thường lớn hơn so với giới hạn quang điện trong.
	D. Hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài do bức xạ điện từ gây ra.
Câu . Một ánh sáng đơn sắc màu đỏ có bước sóng λ = 0,72 μm truyền từ không khí vào trong chất lỏng có chiết suất n = 1,25. Trong chất lỏng này, ánh sáng đơn sắc đó có
	A. màu đỏ và bước sóng λ’ = 0,72 μm	B. màu vàng và bước sóng λ’ = 0,576 μm
	C. màu đỏ và bước sóng λ’ = 0,576 μm	D. màu vàng và bước sóng λ’ = 0,72 μm
Câu . Một thiết bị điện có ghi 220 V – 50Hz sử dụng với dòng điện có tần số 50 Hz nhưng công suất tiêu thụ của thiết bị dưới định mức hai lần. Giá trị cực đại của điện áp hai đầu thiết bị khi đó là
	A. 110 V	B. 155,6 V	C. 220 V	D. 165 V
Câu . Một vật dao động điều hòa theo trục Ox, có phương trình là x = Acos (ωt + φ). Pha ban đầu của phương trình vận tốc là
	A. φ	B. φ – π/2	C. φ + π/2	D. φ + π.
Câu . Một nguồn âm điểm O phát ra âm thanh truyền trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm M, N cùng với O tại thành một tam giác đều. Mức cường độ âm tại M là 27,75 dB. Mức cường độ âm lớn nhất tại một điểm trên đoạn MN là
	A. 32 dB	B. 29 dB	C. 28 dB	D. 30 dB
Câu . Chiếu xiên góc một chùm sáng song song hẹp gồm ba bức xạ đơn sắc màu đỏ, lam, tím từ nước ra không khí. Gọi rđ, rℓ, rt lần lượt là các góc khúc xạ của tia đỏ, lam, tím. Hệ thức đúng là
	A. rđ = rℓ = rt.	B. rđ rℓ > rt.	D. rt > rđ > rℓ.
Câu . Mức năng lượng của nguyên tử hidro tính bằng công thức En = –Eo/n², với n là số nguyên dương. Vạch màu tím trong dãy Banme của quang phổ vạch do hidro phát ra có bước sóng λo. Trong dãy Banme, bước sóng lớn nhất của vạch nhìn thấy được là
	A. 3λo/2	B. 5λo/2	C. 8λo/5	D. 7λo/4.
Câu . Hình vẽ dưới đây biểu diễn hình dạng của một sợi dây đang có sóng dừng với tần số f = 20 Hz. Biết các đường 3, 2, 1 lần lượt là hình dạng sợi dây ở thời điểm t, t + Δt, t + 3Δt. Giá trị của Δt nhỏ nhất là
	A. 1/160 s	B. 1/80 s	C. 1/240 s	D. 1/120 s
Câu . Cho mạch điện xoay chiều RLC được mắc nối tiếp, trong đó L là cuộn dây thuần cảm và có độ tự cảm thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều ổn định có giá trị hiệu dụng U. Điều chỉnh L để tổng điện áp hiệu dụng URC + UL có giá trị lớn nhất bằng 2U và công suất tiêu thụ của mạch khi đó là 210W. Điều chỉnh L để công suất tiêu thụ của mạch lớn nhất thì công suất đó gần giá trị là
	A. 240W	B. 280W	C. 250W	D. 300W
Câu . Bắn một neutron có động năng K = 2 MeV vào hạt nhân 6Li đang đứng yên thì xảy ra phản ứng hạt nhân và không sinh ra tia γ. Hạt T và hạt α sinh ra có hướng bay vuông góc với nhau và hướng của hạt α hợp với hướng của hạt neutron ban đầu một góc 60°. Xem như khối lượng các hạt theo đơn vị u gần bằng số khối của chúng. Động năng của hạt T sinh ra có giá trị gần đúng là
	A. 0,5 MeV	B. 1,5 MeV	C. 0,8 MeV	D. 1,2 MeV
Câu . Cho đoạn mạch điện nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn dây thuần cảm L, biến trở R và tụ điện C. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được. Gọi ULR và URC lần lượt là điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch chứa L, R và đoạn mạch chứa R, C. Khi ω = ωo thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở đạt cực đại. Khi ω = ω1 thì ULR không phụ thuộc vào giá trị của biến trở. Khi ω = ω2 thì URC không phụ thuộc vào giá trị của biến trở. Hệ thức đúng là
	A. ω1 + ω2 = 2ωo.	B. ω1 = ω2 = 2ωo.	C. ω2 = 2ωo = 4ω1.	D. .
Câu . Hình vẽ sau đây biểu diễn li độ của hai dao động điều hòa theo thời gian. Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động trên hình là
	A. x = 2cos (4πt + 2π/3) cm	B. x = 2cos (4πt – 5π/6) cm
	C. x = 2cos (4πt + π/6) cm	D. x = 2cos (4πt + 5π/12) cm
Câu . Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và vật có khối lượng m = 100 g dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Lực đàn hồi cực đại của lò xo là Fmax = 2 N. Lấy g = 10 m/s². Độ dãn của lò xo ở vị trí cân bằng là
	A. 10 cm	B. 8 cm	C. 6 cm	D. 5 cm
Câu . Trong dao động cơ điều hòa khi li độ bằng một nửa biên độ thì tỉ lệ động năng so với thế năng là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu . Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, phần tử tại vị trí cực đại giao thoa so với phần tử tại vị trí cực tiểu giao thoa luôn có
	A. vị trí cao hơn	B. vị trí thấp hơn	C. cơ năng lớn hơn	D. cơ năng nhỏ hơn
Câu . Một con lắc lò xo nằm ngang có một đầu cố định dao động trên sàn có ma sát. Nếu đưa vật tới vị trí lò xo bị nén 10 cm thì lần đầu tiên hợp lực bằng không, vật có vận tốc 2,0 m/s. Nếu đưa vật tới vị trí lò xo bị nén 8 cm thì lần đầu tiên hợp lực bằng không, vật có vận tốc 1,5 m/s. Tần số góc của con lắc là
	A. 30 rad/s	B. 25 rad/s	C. 20 rad/s	D. 35 rad/s
Câu . Cho mạch điện xoay chiều AB gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn thuần cảm L mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 100 V. Biết ZL = 2ZC = 2R. Ở thời điểm điện áp tức thời hai đầu R là uR = 80 V và đang giảm thì điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là
	A. 100 V	B. 80 V	C. 40 V	D. 20 V
ĐÁP ÁN và hướng dẫn
1. A
2. D (ω = 20π rad/s => T = 0,1 s)
3. B
4. C
5. B
6. D
7. D (A = hc/λo = 6,625.10–19 J)
8. C
9. C
ω = 2π/T = 4 rad/s.
W = 0,5kA² = 0,5.mω²A² = 0,5.0,1.4².0,03² = 7,2.10–4 J = 0,72 mJ
10. C (cos φ = R/Z)
11. B (f = c/λ = 108 Hz)
12. D
13. D (dao động vẫn có biên độ A chỉ là gốc tọa độ không trùng với vị trí cân bằng)
14. A (P = 0,5UoIocos Δφ = 0,5.200.2cos (π/3) = 100 W)
15. B
Gọi n và n’ lần lượt là số photon phát ra mỗi giây của ánh sáng kích thích và ánh sáng phát quang.
P = nhc/λ và P’ = n’hc/λ’.
P’ = 0,02P n’/λ’ = 0,02n/λ n/n’ = 50λ/λ’ = 30.
16. A
UR = = 160 V
17. C
Io = ωQo = 10–5 A.
Do i và q vuông pha nên (i/Io)² + (q/Qo)² = 1 => |q| = 8.10–10 C.
18. C
Tại M bức xạ cho vân sáng => x = kλD/a => k = xa/(λD)
=> xa/(0,75.D) 4,4 k có 4 giá trị thỏa mãn
19. D
20. A
Tần số là f = ω/(2π) = 25 Hz => λ = v/f = 50/25 = 2 cm.
DM – DN = 10 – 5 = 2λ => D là một cực tiểu giao thoa.
Các cực đại trên đoạn DM có hiệu đường truyền Δd = kλ thỏa mãn điều kiện –MN < Δd < DM – DN
=> –11 –5,5 có 8 giá trị của k.
21. C
276 ngày = 2 lần chu kỳ nên còn lại 1/4 hạt nhân Poloni chưa phóng xạ nhưng khối lượng vẫn tính phần chì sinh ra nữa. Khối lượng mẫu mất đi là do khí heli sinh ra từ hạt α bay đi.
Số mol poloni ban đầu là 210/210 = 1 mol. Số mol hạt α sinh ra là 3/4 mol vì đã phân rã 3/4.
Khối lượng heli là 4.3/4 = 3 gam => khối lượng cần tìm là 210 – 3 = 207 gam.
22. D
Câu A sai vì công suất cực đại trên biến trở khác công suất cực đại của mạch thì cuộn dây có thêm điện trở thuần. Câu C sai vì cường độ hiệu dụng cực đại khi R = 0.
P1 là công suất cực đại trên biến trở vì nhỏ hơn P2.
P1 = U²/(2r + 2R1) khi R = R1 = 130 Ω và P2 = U²/(2r + 2R2) khi R = R2 = 70 Ω
Mặt khác R1 = và R2 + r = |ZL – ZC| => 130² = r² + (70 + r)² => r = 50 Ω (loại nghiệm âm)
=> P2/P1 = (r + R2)/(r + R1) = 1,5.
23. D
24. C (điện dung bộ tụ phải tăng lên 4 lần so với điện dung lúc ban đầu)
25. D
26. A
Trường hợp B tự do với 3 bụng thì ℓ = λ + λ/4
=> λ = 4ℓ/5 = 1,6 m. Giữ B cố định rồi tăng chiều dài thêm 40 cm thì chiều dài mới là ℓ’ = 2 + 0,4 = 2,4 m
ℓ’ = (2,4/0,8)(λ/2) = 3λ/2 => có sóng dừng với 3 bụng
27. C
28. B (tan π/4 = ZL/Ro = 1 => Ro = ZL = 100 Ω)
29. C
30. A
Trạng thái kích thích của hidro có mức cao nhất là n = k có số vạch tối đa phát ra là k(k – 1)/2 = 6 => k = 4.
31. B
Nếu dịch màn ra xa hai khe thì khoảng vân tăng tại M là vân tối thứ 2 => x = 1,5i’ = 2i
=> i’/4 = i/3 = (i’ – i)/(4 – 3) = Δi => λD/a = 3λΔD/a => ΔD = D/3 = 2,4/3 = 0,8 m.
Nếu dịch màn lại gần hai khe thì khoảng vân giảm đi, tại M là vân tối thứ 3 => x = 2,5i’ = 2i
=> i’/4 = i/5 = (i – i’)/(5 – 4) = |Δi| => λD/a = 5λ|ΔD|/a => |ΔD| = D/5 = 2,4/5 = 0,48 m
Trường hợp này độ dịch chuyển nhỏ hơn nên chọn |ΔD| = 48 cm
32. C
33. C
cos φ1 = R/Z1 và cos φ2 = R/Z2.
Theo đề cos² φ1 = 3cos² φ2 => Z2² = 3Z1²
 R² + (ZL2)² = 3R² + 3(ZL1)²	(1)
mà f2 = 3f1 => ZL2 = 3ZL1. Đặt ZL1 = a.
(1) R² + 9a² = 3R² + 3a² a² = R²/3 a = 
Z3 = => cos φ3 = ≈ 0,71
34. A
35. C
36. C
37. C
38. B
Điểm trên MN gần O nhất là chân đường cao H hạ từ O của tam giác đều OMN. Nên OH = OM
LH – LM = 10 log(IH/IM) => LH – LM = 10 log (OM²/OH²) => LH = LM + 10 log (4/3) ≈ 29 dB
39. B
40. C
Bước sóng của vạch tím trong dãy Banme ứng với sự chuyển dịch electron từ quỹ đạo P (n = 6) về quỹ đạo L (n = 2) => hc/λo = E6 – E2 = –Eo/36 + Eo/4 = 2Eo/9	(1)
Bước sóng dài nhất của vạch nhìn thấy được ứng với sự chuyển từ quỹ đạo M (n = 3) về quỹ đạo L (n = 2)
=> hc/λ1 = E3 – E2 = –Eo/9 + Eo/4 = 5Eo/36	(2)
Từ (1) và (2) => λ1/λo = 8/5 => λ1 = 8λo/5.
41. A
Khoảng thời gian từ vị trí ứng với đường 2 qua vị trí ứng với đường 3 là (t + 3Δt) – (t + Δt) = 2Δt. Xét Δt nhỏ nhất thì từ vị trí đường số 2 về vị trí cân bằng dây duỗi thẳng là Δt.
Thời gian từ vị trí ứng với đường 1 đến vị trí cân bằng dây duỗi thẳng là 2Δt = T/4 (với T = 1/f là chu kỳ) => Δt = T/8 = 1/160 s
42. B
URC + UL = 
Đặt a = ZRC; b = ZC; x = ZL.
URC + UL = 
Xét hàm số g(x) = 
g’(x) = 
g’(x) = 0 x = a => max g(x) = g(a) = → max(URC + UL) = 2U = U
 a = 2(a – b) a = 2b 4b² = R² + b² => 3b² = R² => R = b
Do x = a và a = 2b => ZL = 2ZC => Z = a = => công suất mạch lúc này là P1 = = 210 W
Điều chỉnh L để công suất mạch cực đại thì có cộng hưởng nên Pmax = U²/R.
=> 3Pmax/4 = 210 => Pmax = 280 W
60°
30°
pn
pα
pT
43. A
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng (như hình bên)
	(1)
Xét trên phương vuông góc với phương chuyển động của neutron thì
pαsin 60° = pTsin 30° 4mnvα.(2sin 30° cos 30°) = 3mnvT.sin 30°
 vT = (8/3)vαcos 30°.
Xét trên phương chuyển động của neutron thì pn = pαcos 60° + pTcos 30°
 mnvn = 4mnvαcos 60° + 3mnvTcos 30°
 vn = 4vαcos 60° + 8vαcos² 30° = 4vα(1 + 2cos 60°) = 8vα vα = vn/8
=> vT = => KT = = 0,5 (MeV)
44. D
ULR = 	(1)
Tương tự ta cũng có URC = 	(2)
UR lớn nhất khi cộng hưởng => ZL = ZC => ωo = 
Theo công thức (1) khi 1 – 2LC(ω1)² = 0 thì URL không phụ thuộc R. Khi đó 2(ω1)² = (ωo)².
Theo công thức (2) khi L²C²(ω2)4 – 2LC(ω2)² = 0 thì URC không phụ thuộc R. Khi đó (ω2)² = 2(ωo)².
Vậy (ω2)² = 2(ωo)² = 4(ω1)²
45. A
Dao động biểu diễn trong hình xuất phát từ vị trí x = 1 cm có pha ban đầu là π/3
Dao động còn lại trong hình có pha ban đầu là π. Độ lệch pha là π – π/3 = 2π/3.
Hai dao động cùng biên độ nên hai vector biểu diễn chúng và vector biểu diễn dao động tổng hợp sẽ là hai cạnh và đường chéo của hình thoi hợp thành bởi hai tam giác đều => biên độ tổng hợp A = 2 cm và pha của dao động tổng hợp là (π + π/3)/2 = 2π/3. Hoặc cũng có thể tổng hợp bằng cách bấm máy tính cầm tay ở chế độ số phức.
46. D
Fmax = k(Δℓ + A)
Fmax = 2 N; mg = 0,1.10 = 1 N => Fmax = 2mg = 2kΔℓ k(Δℓ + A) = 2kΔℓ Δℓ = A = 5 cm.
47. C (Wt/W = x²/A² = 1/4 => Wt = W/4 và Wđ = 3W/4 => Wđ/Wt = 3)
48. C (biên độ lớn hơn suy ra cơ năng lớn hơn)
49. B
Đặt x = 0,1 m; y = 0,08 m; u = 2,0 m/s và v = 1,5 m/s. Gọi z là độ nén lò xo khi hợp lực bằng không.
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ứng với trường hợp độ nén lò xo ban đầu lần lượt là x và y.
(1/2)kx² = (1/2)kz² + Fms.(x – z) + (1/2)mu² => mu² = kx² – kz² – 2Fms.(x – z)	(1)
(1/2)ky² = (1/2)kz² + Fms.(y – z) + (1/2)mv² => mv² = ky² – kz² – 2Fms.(y – z)	(2)
Khi hợp lực bằng không thì Fms = Fđh = kz	(3)
Thay (3) lần lượt vào (1) và (2) ta được
mu² = kx² – kz² – 2kz(x – z) = kx² – 2kxz + kz² = k(x – z)²	(4)
mv² = ky² – kz² – 2kz(y – z) = ky² – 2kyz + kz² = k(y – z)²	(5)
=> u²/v² = (x – z)²/(y – z)² => u/v = (x – z)/(y – z)
=> (y – z)/v = (x – z)/u = (x – y)/(u – v)
=> z = y – v(x – y)/(u – v) = 0,08 – 1,5.(0,10 – 0,08)/(2,0 – 1,5) = 0,02 m.
Từ (4) => k/m = u²/(x – z)² => ω² = u²/(x – z)² ω = u/(x – z) = 2,0/(0,10 – 0,02) = 25 rad/s
* Lưu ý: có thể thay công thức số 4 và 5 bằng cách xem x – z và y – z là hai biên độ tạm thời => u = ω(x – z) và v = ω(y – z) sẽ làm cho cách giải gọn hơn.
50. D
uR và uC vuông pha nhau nên (uR/UoR)² + (uC/UoC)² = 1	(*)
Mặt khác tổng trở là Z = 
=> UoAB = UoR => UoR = U = 100 V => UoC = UoR = 100 V.
(*) => (uR)² + (uC)² = 100² với uR = 80 V => |uC| = 60 V.
Theo vòng tròn lượng giác nếu uR > 0 và đang giảm mà uC lại trễ pha π/2 so với uR thì uC > 0 và đang tăng.
uL và uC ngược pha nhau nên uC/UoC = –uL/UoL với UoL = IoZL = 2IoZC = 2UoC.
=> uL = –2uC = –60.2 = –120 V.
Vậy u = uR + uL + uC = 80 + 60 – 120 = 20 V.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa_hoc.doc