Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học (Đề 27)

docx 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1073Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học (Đề 27)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học (Đề 27)
ĐỀ 27:
Câu 1: Ở operon Lactôzơ, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì
 A. lactôzơ gắn với enzim ARN polimeraza làm kích hoạt enzim này.
	 B. lactôzơ gắn với protein ức chế làm cho protein ức chế bị bất hoạt.
	 C. lactôzơ gắn với vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành.
	 D. lactôzơ gắn với prôtêin điều hòa làm kích hoạt tổng hợp prôtêin.
Câu 2: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên NST số 3, người ta thu được kết quả như sau
 Dòng 1: ABCDEFGH Dòng 2: GHBADEFC 
 Dòng 3: ABHGDEFC Dòng 4: ABHGFEDC
Nếu dòng 1 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật tự là:
 A. 1 → 2 → 3 → 4	 B. 1 → 2 → 4 → 3 C. 1 → 4 → 3 → 2 D. 1 → 3 → 4 → 2
Câu 3: Giả sử trong một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5-BU. thì sau 6 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X và bao nhiêu gen bình thường
 A. 7 và 24 .	 B. 48 và 15.	 C. 16 và 15 	 D. 15 và 48
Câu 4: Cho biết phép lai giữa hai cá thể ♂AabbDd x ♀AaBbdd. Biết trong quá trình giảm phân của con đực cặp nhiễm sắc thể mang gen Aa ở 30% tế bào không phân li trong giảm phân I , giảm phân II phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân ở cơ thể cái cặp gen dd ở 20% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường. Theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen aabbdd ở đời con chiếm tỉ lệ là
A. 18,25%	B. 0,375%	C. 6,25%	D. 3,5%
Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là do
A. Tinh trùng của bố không có gen ngoài nhân
B. Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng
C. Gen trên nhiễm sắc thể của mẹ nhiều hơn của bố
 D. Trứng to hơn tinh trùng nên chứa nhiều nhiễm sắc thể hơn.
Câu 6: Ba tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử tối đa là bao nhiêu . Biết khoảng cách giữa D và E là 20cM
	 A. 4.	B. 8.	C. 12.	D. 16.
Câu 7: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
 A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
 B. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
 C. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
 D. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
Câu 8: Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) chính xác nhất là
 A. CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
 B. CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
 C. CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen. 
 D. CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
Câu 9: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: ♀ x ♂ cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75 %. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
 A. 10 %.	B. 21,25 %.	C. 10,625 %.	D. 15 %.
Câu 10: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ : 	
 A. 7/64	B. 9/128	C. 7/128	D. 31/256
Câu 11: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là
 A. sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I.
 B. sự trao đổi chéo giữa các crômatit cùng nguồn của cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I.
 C. sự trao đổi chéo của các crômatit trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
 D. sự trao đổi giữa các đoạn NST trên cùng một NST.
Câu 12: Cho 2 thứ cây hoa loa kèn lai thuận nghịch được kết quả sau: 
Lai thuận: ♀ Hoa màu vàng x ♂ Hoa màu xanh àF1: 100% Hoa màu vàng. 
Lai nghịch: ♀Hoa màu xanh x ♂Hoa màu vàng àF1: 100% Hoa màu xanh. 
Nếu lấy hạt phấn ở F1 của phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 của phép lai nghịch thì kết quả kiểu hình ở F2 thu được sẽ là
 A. F2 : 75% Hoa màu vàng: 25 % Hoa màu xanh.	B. F2 : 100 % Hoa màu xanh	
 C. F2 : 100 % Hoa màu vàng	D. F2 : 50% Hoa màu vàng: 50 % Hoa màu xanh
Câu 13: Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?
 A. Vì tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y.
 B. Vì phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y.
 C. Vì chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động.
 D. Vì gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội.
Câu 14: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và các tính trạng trội là trội hoàn toàn, trong phép lai giữa hai cá thể ♂AabbDdEe x ♀AaBbDdee, tỉ lệ đời con có kiểu hình mang ba tính trạng trội và một tính trạng lặn là bao nhiêu? 
A. 9/64	B. 11/32	C. 22/64	D. 3/8
Câu 15: Phát biểu không đúng về mức phản ứng là?
A. Mức phản ứng không có khả năng di truyền.
B. Trong sản xuất, tập hợp năng suất của 1 giống trong điều kiện khác nhau tạo thành mức phản ứng của giống đó.
C. Mức phản ứng là tập hợp kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
Câu 16: Lai hai dòng thuần chủng thân cao, hoa trắng với thân thấp, hoa đỏ thu được F1 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ: 1 thấp, trắng. Cho các cây cao, đỏ ở F2 tạp giao tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ:
A. 65%.	B. 79%.	C. 56,25%.	D. 50%.
Câu 17: Một quần thể sóc gồm 640 cá thể trưởng thành sống ở một vườn thực vật, có tần số alen A là 0,9. Một quần thể sóc khác sống ở khu rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,6. Có 160 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng di cư sang quần thể vườn để tìm thức ăn và hòa nhập vào quần thể sóc vườn, 320 con sóc trưởng thành từ quần thể vườn di cư sang quần thể rừng. Biết các quần thể sóc ban đầu cân bằng di truyền. Tần số alen A ở quần thể sóc vườn sau sự di cư này là?
 A. 0,68	 B. 0,7	 C. 0,9	 D. 0,8
Câu 18: Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn I3 là : 0,35 AA+ 0,1Aa + 0, 55aa= 1. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát Io là
 A. 0,8Aa : 0,2aa B. 0,1AA : 0,8Aa : 0,1aa
 C. 0,2AA : 0,8Aa D. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa
Câu 19: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là: 
 A. 8400 phân tử.	B. 9600 phân tử.	C. 1020 phân tử.	D. 4800 phân tử.
Câu 20: Một gen của E.coli dài 0,51μm. Mạch mang mã gốc của gen có A = 400; T = 500; X = 600. 
Gen phiên mã tạo ra mARN. Theo lý thuyết, số loại bộ ba mã hóa tối đa có thể có trên mARN là:
 A. 27 	B. 24 	C. 61 	D. 64 
Câu 21: Ở người, alen A quy định máu đông bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định máu khó đông, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Trên một hòn đảo biệt lập có 2000 người sinh sống trong đó: 
	Nam: 200 người có kiểu gen XAY; 800 người có kiểu gen XaY
	Nữ: 300 người có kiểu gen XAXA; 400 người có kiểu gen XAXa; 300 người có kiểu gen XaXa.
Tần số tương đối của các alen A, a trong quần thể này là:
A. A = 0,4; a = 0,6. B. A = 0,3; a = 0,7. C. A = 0,6; a = 0,4.	 D. A = 35; a = 0,65.
Câu 22: Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 4 gen, trong đó: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ hai có 4 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Gen thứ ba có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể gới tính X không có alen tương ứng trên Y; gen thứ bốn có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y và không có alen trên X. Tính theo lý thuyết, loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen về bốn gen nói trên?
A. 828.	B. 1800.	C. 2340	D. 1546.
Câu 23: Ưu thế nổi bật của phương pháp nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội rồi xử lý bằng Conxixin để lưỡng bội hoá là:
 A. Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen. B. Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt C. Tạo ra cây dị hợp về tất cả các gen nên ưu thế cao. D. Tạo ra cây ăn quả không có hạt.
Câu 24: Cho các thành tựu sau: 
Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt 
Tạo giống dâu tằm tam bội 3n
Tạo giống lúa ”gạo vàng” có khả năng tổng hợp -caroten trong hạt
Tạo giống nho không hạt
Tạo cừu Đôli
Tạo cừu sản xuất protein huyết thanh của người.
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:
A. (2) và (6)	B. (1); và (3)	C. (2) và (4)	D. (5) và (6)
Câu 25: Có hai giống lúa, một giống có gen qui định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen qui định kháng bệnh Y. Bằng cách nào dưới đây, người ta có thể tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau? Biết rằng, gen qui định kháng bệnh X và gen qui định kháng bệnh Y nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.
A. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ HVG ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST.
B. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược lại.
C. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển đoạn NST chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST.
D. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng HVG ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST.
Câu 26: Cho phả hệ sau. 
Thế hệ
I
II
 1 2 3 4
III 
 1 2 3 4
Chú thích: 	 nữ bình thường;	Nam bình thường; nữ bị bệnh; nam bị bệnh
 Khi cá thể III.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II.2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai không bị bệnh là bao nhiêu?	
A. 5/6 	B. 5/12 	C. 1/4 	D.1/12
Câu 27: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, cách li địa lí có vai trò quan trọng vì:
 A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đột biến theo nhiều hướng khác nhau.
 B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
 C. Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc.
 D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.
Câu 28: Cho các nhân tố tiến hóa sau: 1- Đột biến, 2- giao phối không ngẫu nhiên, 3- di nhập gen, 4- chọn lọc tự nhiên, 5- các yếu tố ngẫu nhiên.
Những nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể là:
 A. 1, 2, 3, 4	B. 2, 3, 4, 5	C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 3, 5
Câu 29: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây 
(1) 	(2) 	 (3) 
(4) 	(5) 	 (6) 
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
	A. (2) và (4).	B. (3) và (6)	C. (1) và (5)	D. (2) và (5)
Câu 30: Điểm đáng chú ý nhất trong đại trung sinh là:
	 A. Phát triển ưu thế của cây hạt trần và bò sát B. Phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim và thú
 C. Phát triển ưu thế của cây hạt kín, sâu bọ, chim và thú D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
Câu 31: H×nh thµnh loµi b»ng con đường lai xa vµ ®a béi ho¸ thường gÆp ë:
 A. Thùc vËt sinh s¶n v« tÝnh B. ®éng vËt vµ TV cã kh¶ n¨ng ph¸t t¸n m¹nh 
 C. B»ng c¸ch li sinh th¸i D. Thùc vËt
Câu 32: ThuyÕt tiÕn ho¸ hiÖn ®¹i ®· hoµn chØnh quan niÖm cña Dacuyn vÒ chän läc tù nhiªn do:
 A. ®· lµm s¸ng tá nguyªn nh©n ph¸t sinh biÕn dÞ vµ c¬ chÕ di truyÒn cña biÕn dÞ.
 B. ®· lµm s¸ng tá nguyªn nh©n ph¸t sinh ®ét biÕn vµ c¬ chÕ di truyÒn cña ®ét biÕn.
 C. ®· lµm s¸ng tá nguyªn nh©n ph¸t sinh thêng biÕn vµ c¬ chÕ di truyÒn cña thường biÕn.
 D. ®· lµm s¸ng tá nguyªn nh©n ph¸t sinh biÕn dÞ tæ hîp vµ c¬ chÕ di truyÒn cña biÕn dÞ tæ hîp.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN);
 A. CLTN quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
 B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen từ đó làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
 C. CLTN tác động lên kiểu hình của cá thể qua đó tác động lên lên kiểu gen và các alen từ đó làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
 D. CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cá quần thể.
Câu 34: Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
 A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
 B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
 C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
 D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 35: Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn
 A. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể
 B. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng cao khi điều kiện sống thay đổi
 C. giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp
 D. giải thích vai trò của quá trình giao phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ hợp dẫn tới sự đa dạng:
Câu 36: Trong sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý nhân tố đóng vai trò chủ yếu là
	A. Sự thay đổi các điều kiện địa lý	B. Cách li địa lý
	C. Tích luỹ các đột biến có lợi	D. Chọn lọc tự nhiên.	
Câu 37: Tăng trưởng kích thước của quần thể trong môi trường không bị giới hạn có đặc điểm gì?
 A. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ S
 B. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J
 C. Tăng trưởng giảm, đường cong tăng trưởng hình chữ S
 D. Tăng trưởng giảm, đường cong tăng trưởng hình chữ J	
Câu 38: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 
 A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 
 B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
 C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. 
 D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 39: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là	
 A. chim sâu, mèo rừng, báo.	B. cào cào, thỏ, nai.	
 C. chim sâu, thỏ, mèo rừng. 	 D. cào cào, chim sâu, báo
Câu 40: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? 
 A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
 B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
 C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
 D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 41: Các quá trình dưới đây xảy ra trong 1 tế bào nhân chuẩn:
(1) phiên mã; (2) gắn ribôxôm vào mARN; (3) cắt các intron ra khỏi ARN; (4)gắn ARN pôlymeaza vào ADN; (5) chuỗi pôlipeptit cuộn xoắn lại; (6) mêtiônin bị cắt ra khỏi chuỗi pôlypeptit. Trình tự đúng là 
 A. (4) => (1)=>(3)=>(6)=>(5)=>(2) B. (4) => (1)=>(3)=>(2)=>(6)=>(5)
 C. (4) => (1)=>(2)=>(6)=>(3)=>(5) D. (1) => (3)=>(2)=>(5)=>(4)=>(6)
Câu 42: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
	A. Sợi dẫn đầu là mạch đơn được tổng hợp liên tục trong quá trình nhân đôi từ một mạch của ADN mẹ trên đó enzym ADN pôlymeraza di chuyển theo chiều tác động của các enzym tháo xoắn và phá vỡ liên kết hyđrô
	B. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzym ADN ligaza
	C. Sự nhân đôi có thể diễn ra ở nhiều điểm trên ADN
	D. Sợi đi theo là các đoạn Okazaki được tổng hợp trong quá trình nhân đôi từ một mạch của ADN mẹ, trên đó enzym ADN pôlymeraza di chuyển theo chiều các enzym tháo xoắn và phá vỡ liên kết hyđrô
Câu 43: Một quần xã ổn định thường có
 A.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp B.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
 C.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao D.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
Câu 44: Nhận định không đúng khi nói về phân bố cá thể trong không gian của quần xã:
Phân bố cá thể trong không gian tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
Phân bố theo chiều thẳng đứng như phân thành nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới
Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật sống trong rừng
Sự phân bố theo chiều ngang thuận lợi hơn phân bố theo chiều thẳng đứng và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các loài
Câu 45: Cho các bệnh, tật ở người: 
1- Ung thư máu; 2- Hội chứng mèo kêu; 3- Bệnh mù màu; 
4- Hồng cầu hình liềm; 5- Bệnh bạch tạng; 6- Bệnh máu khó đông.
 Bệnh phát sinh do đột biến gen trên NST giới tính là:
A. 3, 4, 5, 6.	B. 3, 6	C. 2, 3, 6.	D. 1, 2, 4.
Câu 46: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aaXMY?
 A. Con trai thuận tay phải, mù màu. B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
 C. Con gái thuận tay phải, mù màu. D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
Câu 47: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là 
 A. ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi trường
B. ánh sáng mặt trời → sinh vật dị dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi trường
C. ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi trường
D. ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi trường
Câu 48: Trong hệ sinh thái bị nhiễm kim loại nặng thủy ngân, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn gây độc cao nhất cho con người là 
 A. Thực vật " thỏ " người. B. Thực vật " cá " vịt " chó " người.
 C. Thực vật " người. D . Thực vật " động vật phù du" cá " người.
Câu 49: Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là : A = 250 kg/ha; B = 350 kg/ha; C = 2500 kg/ha; D = 50 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau :
Hệ sinh thái 1: A "B "C " E Hệ sinh thái 2:	A "B "D " E
	Hệ sinh thái 3:	C "B " A " E Hệ sinh thái 4:	E "D " B " C
	Hệ sinh thái 5:	C "B " D "E
Trong các hệ sinh thái trên . Các hệ sinh thái bền vững nhất là 
 A. 1,2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 3, 5.
Câu 50: Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số lượng tăng quá cao hoặc giảm quá thấp được gọi là
 A. Trạng thái cân bằng của quần thể B. Mức sinh sản của quần thể
 C. Cân bằng sinh học D. Biến động số lượng cá thể của quần thể
...................................................HẾT...........................................
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1-10
B
C
D
D
B
C
A
D
A
A
11-20
A
B
B
D
A
B
D
A
B
B
21-30
A
A
A
C
C
B
C
B
D
A
31-40
B
A
B
B
B
D
B
B
B
B
41-50
B
D
C
D
B
C
A
B
D
A

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_ON_LUYEN_THI_THPT_QUOC_GIA_MON_SINH_NAM_2016_SO_27.docx