SỞ GD VÀ ĐT TP.HCM Trường THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 182 Họ và tên thí sinh:. Số báo danh:.. Câu 1: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,24 lít H2(đktc). Khối lượng Fe thu được là A. 15 gam. B. 16 gam. C. 18 gam. D. 17 gam. Câu 2: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3 .Số chất lưỡng tính trong dãy là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 3: Cho từ từ dung dịch X chứa 0,35 mol HCl vào dung dịch Y chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,15 mol KHCO3 thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,12 lít. Câu 4: Các dung dịch riêng biệt : Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau: Dung dịch (1) (2) (4) (5) (1) khí thoát ra có kết tủa (2) khí thoát ra có kết tủa có kết tủa (4) có kết tủa có kết tủa (5) có kết tủa Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là: A. H2SO4, NaOH, MgCl2. B. Na2CO3, NaOH, BaCl2. C. H2SO4, MgCl2, BaCl2. D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 13,5. B. 17,05. C. 15,2. D. 11,65. Câu 6: Phát biểu không chính xác là A. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng đồng đẳng. B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau. C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học. D. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử. Câu 7: Đốt cháy 4,65 gam photpho ngoài không khí rồi hoà tan sản phẩm vào 500 ml dung dịch NaOH 1,2 M. Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng là A. 24,6 gam B. 26,2 gam. C. 26,4 gam. D. 30,6 gam. Câu 8: Cho các cặp chất sau: SO2 và H2S, F2 và H2O, Li và N2, Hg và S, Si và F2, SiO2 và HF. Số cặp chất phản ứng được với nhau ở điều kiện thường là A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 9: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm (Hình 1) từ các chất ban đầu là MnO2 và dung dịch HCl đậm đặc. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện đun nóng, sẽ có một phần khí HCl bị bay hơi. Để thu được khí clo sạch bình số (3); (4) sẽ chứa lần lượt các chất nào trong các phương án sau? A. NaOH bão hòa và H2SO4 đặc. B. KCl đặc và CaO khan. C. NaCl bão hòa và H2SO4 đặc. D. NaCl bão hòa và Ca(OH)2. Câu 10: Loại polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Polietilen. B. Nhựa phenolfomandehit. C. Tơ nitron. D. Poli(vinylclorua). Câu 11: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15,5 gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Mặt khác cho 0,05 mol X vào 500ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X lần lượt là A. 17,42%; 46,45% và 36,13%. B. 52,26%; 36,13% và 11,61%. C. 36,13%; 11,61% và 52,26% . D. 17,42%; 36,13% và 46,45%. Câu 12: Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất của toàn bộ quá trình là 85%. Khối lượng ancol thu được là A. 485,85 kg. B. 398,80 kg. C. 458,58 kg. D. 389,79 kg. Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Cu với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là A. (1), (3), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (4), (6). D. (2), (3), (4), (6). Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm C2H6; C2H2; C2H4. Tỉ khối của X so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam X, cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 51,40 và 80. B. 62,40 và 80. C. 68,50 và 40. D. 73,12 và 70. Câu 15: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 800ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 100,0. B. 97,00. C. 98,00. D. 92,00. Câu 16: Cho dãy chất : p-CH3COOC6H4CH3 ; p-HCOOC6H4OH ; ClH3NCH2CH2COONH4 ; m-C6H4CH2OH ; p-HO-C6H4CH2OH ; ClH3NCH2COOC2H5 ; axit glutamic ; C6H5NH3NO3 ; p-C6H4(OH)2. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là : A. 5 B. 7 C. 6 D. 4 Câu 17: Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucozơ. (b) Anilin là một bazơ, dung dịch của nó làm giấy quì tím chuyển thành màu xanh. (c) Ở nhiệt độ thường, axit acrylic phản ứng được với dung dịch brom. (d) Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic. (e) Ở điều kiện thường, etilen phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa màu vàng. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 18: Cho 30,88 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 2M được dung dịch X và còn lại 1,28 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3dư tác dụng với dung dịch X được 0,56 lít khí Y (ở đktc) không màu hoá nâu trong không khí và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V và m lần lượt là A. 5,04 lít và 153,45 gam. B. 0,45 lít và 153,45 gam. C. 5,04 lít và 129,15 gam. D. 0,45 lít và 129,15 gam. Câu 19: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại? A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p6. Câu 20: Cho 0,1 mol anđehit mạch hở X phản ứng tối đa với 0,4 mol H2, thu được 10,4 gam ancol Y. Mặt khác 2,4 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị lớn nhất có thể đạt được của m là A. 17,525. B. 16,675. C. 10,8. D. 6,725. Câu 21: Cho các kết luận (1) Độ dinh dưỡng trong phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nguyên tố photpho. (2) Công thức chung của oleum là H2SO4.nSO3. (3) SiO2 có thể tan được trong các dung dịch axit thông thường như H2SO4, HCl, HNO3. (4) Au, Ag, Pt là các kim loại không tác dụng với oxy (5) Dẫn H2S qua dung dịch Pb(NO3)2 có kết tủa xuất hiện. (6) CO có thể khử được các oxit như CuO, Fe3O4 đốt nóng. Số kết luận đúng là: A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 22: Cho 17,88 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 32,22 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là A. C2H4O2 và C3H4O2. B. C3H6O2 và C4H8O2. C. C3H4O2 và C4H6O2. D. C2H4O2 và C3H6O2. Câu 23: Hóa hơi hoàn toàn 4,4 gam một este X mạch hở, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 11 gam X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 10,25 gam muối. Công thức của X là A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. HCOOC3H7. D. C2H5COOCH3. Câu 24: SO2 có lẫn SO3. Để loại bỏ SO3 người ta dùng dung dịch nào trong các dung dịch sau? A. Dung dịch Na2SO3. B. Nước vôi trong. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch H2SO4 đặc. Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Sục CO2 vào dung dịch natriphenolat thu được phenol và natricacbonat . B. Phenol có tính bazơ . C. Phân tử phenol có nhóm –OH liên kết với cacbon no. D. Phenol tác dụng với dung dịch kiềm. Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O Sau khi cân bằng, tỉ lệ số phân tử bị oxi hóa và số phân tử bị khử là A. 28 : 3. B. 1:3. C. 3 :1. D. 3: 28. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 10 gam Na thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là A. 23,4 và 13,8. B. 9,2 và 22,6. C. 13,8 và 23,4. D. 9,2 và 13,8. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (1) Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho dưới dạng P2O5. (2) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng của K2O. (3) Phân amophot có thành phần hoá học chính là (NH4)2HPO4 và KNO3. (4) Nitrophotka là một loại phân phức hợp. (5) Phân ure là loại phân đạm tốt nhất, được điều chế từ amoniac và CO2 ở điều kiện thích hợp. (6) Thành phần hoá học chính của phân supephotphat đơn là Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Số phát biểu đúng là A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 29: Cho 4,08 gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu ngoài không khí và 1,76 gam hỗn hợp hai kim loại. Biết tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là A. 18,00 B. 19,32 C. 19,60 D. 20,64 Câu 30: Cho 0,1 mol axit cacboxylic đơn chức X tác dụng với 0,15 mol ancol đơn chức Y thu được 4,5 gam este với hiệu suất 75%. Tên gọi của este là A. metyl fomat. B. etyl propionat. C. etyl axetat. D. metyl axetat. Câu 31: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm Na2CO3 0,25M và KOH a mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch Ca(NO3)2 (dư), thu được 7,5 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 2,0. B. 1,4. C. 1,0. D. 1,2. Câu 32: Trong các loại phân bón sau: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3 loại có hàm lượng đạm cao nhất là A. (NH4)2SO4. B. NH4Cl. C. (NH2)2CO. D. NH4NO3. Câu 33: Cao su buna–S và cao su buna – N là sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1,3-đien với A. stiren và amoniac. B. stiren và acrilonitrin. C. lưu huỳnh và vinyl clorua. D. lưu huỳnh và vinyl xianua. Câu 34: Cho 2,76 gam một hợp chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,44 gam hỗn hợp 2 muối của natri. Đốt cháy 2 muối này trong O2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Công thức đơn giản cũng là công thức phân tử của X.Vậy công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COOC6H5. B. HCOOC6H4OH. C. C6H5COOCH3. D. HCOOC6H5. Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ thể hiện tính oxi hóa. B. Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ. C. Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ enzim xenlulaza. D. Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim. Câu 36: Đốt cháy 11,2g Fe trong bình kín chứa Cl2 thu được 18,3g chất rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch AgNO3 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chât rắn. giá trị của m là : A. 71,9 B. 28,7 C. 43,2 D. 56,5 Câu 37: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là A. S. B. N. C. P. D. As. Câu 38: Cho các chất sau: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoniclorua, ancol benzylic, p-crezol, m-xilen. Trong các chất trên số chất phản ứng với NaOH là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 39: Cho 200 ml dd X gồm Ba(OH)2 0,5M và NaAlO2(hay Na[Al(OH)4]) 1,5M. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào X cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần, thu được kết tủa Y. Đem nung Y đến khối lượng không đổi được 24,32g chất rắn Z. Thể tích dd H2SO4 0,5M đã dùng là A. 0,55 lít. B. 1,34 lít. C. 0,67 lít. D. 1,10 lít. Câu 40: Trong các chất: triolein, saccarozơ, tinh bột, anbumin, glucozơ, glyxin, alanin, fructozơ. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là A. 7 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 41: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 (b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat. (c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF. (e) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua (g) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 42: Hỗn hợp M gồm ba peptit mạch hở A, B, C có tỷ lệ mol tương ứng 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam M thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol X và 0,18 mol Y (X, Y đều là các amino axit no có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử). Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử A, B, C là 16. Nếu đốt cháy 4x mol A hoặc 3x mol B đều thu được số mol CO2 như nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được V lít N2 (đktc), 16,576 lít CO2 (đktc) và x mol H2O. Tỷ lệ gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 6,7. B. 3,5. C. 3,9. D. 6,6. Câu 43: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75m gam chất rắn, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch B. Giá trị của m là A. 56,0. B. 32,0. C. 33,6. D. 43,2. Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng một lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2; 12,6 gam H2O và 69,44 lít khí N2 (đktc).Giả thiết không khí chỉ gồm (%VN2 =80 và %VO2=20). Giá trị m và số đồng phân cấu tạo của amin X lần lượt là A. 9 và 6. B. 6 và 9. C. 9 và 2. D. 8 và 1. Câu 45: Hỗn hợp X gổm etanol, propan–1–ol, butan–1–ol, pentan–1–ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, thu được thu được 1,35 mol khí CO2, và H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịc AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 64,8 B. 27,0 C. 32,4 D. 43,2 Câu 46: Cho hỗn hợp X gồm CH2=CHOCH3 ; CH2=CHCH2OH và CH3CH2CHO (số mol mỗi chất đều bằng nhau) phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 5,4 gam Ag. Mặt khác, nếu cho toàn bộ lượng X trên tác dụng hết với dung dịch KMnO4 (dư) thì khối lượng chất hữu cơ sinh ra gần nhất với giá trị nào : A. 7,09 gam. B. 7,39 gam. C. 4,59 gam. D. 7,849 gam. Câu 47: Cho m gam hỗn hợp X chứa Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa muối và 0,896 lít khí NO (duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 59,04 gam chất rắn. Mặt khác, cho NaOH dư vào Y thì thấy có 0,44 mol NaOH phản ứng. % khối lượng của Fe trong X gần nhất với: A. 4,2% B. 2,5% C. 6,3% D. 2,8% Câu 48: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ: X + NaOH Y + Z Y (rắn) + NaOH (rắn) CH4 + Na2CO3 Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag. Có các nhận định sau: (a) có thể điều chế X bằng phản ứng este hoá giữa axit và ancol. (b) Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được axit hữu cơ T. Lực axit của T yếu hơn HCOOH. (c) Z có khả năng cộng brom làm nước brom bị mất màu. (d) X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (e) Dung dịch của Y trong nước có môi trường axit. (g) Z tan tốt trong nước. Số nhận định đúng là: A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 49: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khối lượng của Z trong X là A. 19,75 gam. B. 18,96 gam. C. 23,70 gam. D. 10,80 gam. Câu 50: Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hiđroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị m là A. 3,42. B. 2,52. C. 2,70. D. 3,22. ...Hết...
Tài liệu đính kèm: