Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Lý thuyết

pdf 14 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1495Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Lý thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Lý thuyết
 Trang 1 - Mã đề thi 983 
BIÊN SOẠN & SƯU TẬP : 
LÊ THANH PHONG 
0978.499.641 – 0975.809.509 
 c trang ) 
 Ề T I T Ử T PT QU I NĂM 2016 
M n: – Ề [98.03] LÝ T UYẾT 
T ờ g an làm bà : 90 p ú ; k ông kể ờ g an p á đ 
 Tài liệu được sưu tập từ thầy Tào Mạnh ức, các đề thi thử và nhiều nguồn 
khác 
Mã đề thi 983 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................... 
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố: 
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K =39; 
Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Mn = 55; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137,Cr=52, I=127. 
 Ề T I ỒM 156 ÂU (TỪ ÂU 1 ẾN ÂU 156) 
Câu 1: Chất nào sau đây được dùng để thu gom thủy ngân rơi vãi. 
A. S. B. NH3. C. O2. D. Cl2. 
Câu 2: Chất 3 – MCPD (3 – monoclopropandiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây ra bệnh ung 
thư. Chất này có công thức cấu tạo là: 
A. CH3 – CHCl – CH(OH)2. B. CH2Cl – CHOH – CH2OH. 
C. CH2OH – CHCl – CH2OH. D. CH(OH)2 – CH2 – CH2Cl. 
Câu 3: Ion X
2+
 có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Số hạt mang điện trong ion X2+ là 
A. 16. B. 18. C. 20. D. 22. 
Câu 4: Cho dãy các polime gồm nilon–6,6; poliacrilonitrin; poli(metyl metacrylat); poli(vinyl clorua); 
cao su buna; poli(etylen terephtalat). Số polime được tạo thành từ phản ứng trùng hợp là 
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 
Câu 5: Yếu tố không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng hóa học là 
A. nhiệt độ B. xúc tác C. nồng độ D. nhiệt độ 
Câu 6: Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng 
được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là: 
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. 
Câu 7: Cacbohiđrat X không màu, tan tốt trong nước, không có khả năng tráng gương nhưng khi đun 
nóng X với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho các phát biểu 
sau, phát biểu nào sai? 
A. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường 
B. X được dùng làm thực phẩm và là nguyên liệu ban đầu đem thủy phân để tráng gương, tráng ruột 
phích. 
C. 1 mol X thủy phân cho 2 mol glucozơ 
D. X thuộc loại đisaccarit 
Câu 8: Cho dung dịch axit acrylic vào các chất sau: Na; dung dịch NaOH; dung dịch Br2; dung dịch 
NaHCO3; Cu(OH)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là. 
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 
Câu 9: Hiđrocacbon X tác dụng với O2 ( t
0C, xúc tác) được chất Y. Cho Y tác dụng với H2 thu được chất 
Z. Cho Z qua chất xúc tác thích hợp thu được hiđrocacbon E là monome để tổng hợp caosubuna. Nhận 
xét nào sau đây về X,Y, Z, E không đúng? 
A. E có thể tạo ra trực tiếp từ butan. B. X phản ứng được với H2O tạo Z. 
C. Y là hợp chất no, mạch hở. D. X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa. 
Câu 10: Cho các phát biểu: 
 (1) Tất cả các anđehit đều có cả tính oxi hoá và tính khử; 
 (2) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc; 
 (3) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch; 
 (4) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2. 
 Phát biểu đúng là 
A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3). 
 Trang 2 - Mã đề thi 983 
Câu 11: Hiện nay, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên đang xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn rất 
nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp. Điều này có nguyên nhân chính là do trong đất và 
nước khu vực này tăng nồng độ muối nào sau đây? 
A. Al2(SO4)3 B. KCl C. Fe2(SO4)3 D. NaCl 
Câu 12: X là một nguyên tố kim loại nhẹ, có khả năng dẫn điện dẫn nhiệt tốt và được ứng dụng rộng rãi 
trong đời sống. Nguyên tử X có số khối bằng 27 trong đó số hạt mang điện tích dương ít hơn số hạt không 
mang điện 1 hạt. Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1 
B. X có thể điều chế bằng cách dùng kim loại mạnh đẩy ra khỏi dung dịch muối 
C. Vị trí của X trong BTH là chu kì 3, nhóm IIIA 
D. X không bị ăn mòn trong không khí và trong nước vì có lớp màng bảo vệ 
Câu 13: Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn 
đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là kh ng đúng? 
A. Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện. 
B. Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống. 
C. NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày. 
D. Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su. 
Câu 14: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H6; C2H4; C2H2; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C2H4O2 (mạch hở, đơn 
chức). Biết C2H4O2 không làm chuyển màu quì tím ẩm. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch 
AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa. 
A. 3 B. 4. C. 2 D. 5. 
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, điều chế clo tinh khiết theo hình vẽ sau: 
Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Bình 2: đựng dung dich KMnO4 để phản ứng tiếp với HCl lẫn với khí Clo (do bay hơi). 
B. Bình 1: đựng H2SO4 đặc để hấp thụ hơi nước 
C. Bình 1: đựng nước để hấp thụ HCl còn bình 2 đựng H2SO4 đặc để hấp thụ hơi nước. 
D. Bình 1: đựng NaCl bão hòa để hấp thụ HCl còn bình 2 đựng H2SO4 đặc để hấp thụ hơi nước. 
Câu 16: Cho các đồng phân đơn chức, mạch hở của hợp chất có công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác 
dụng với Na, NaOH và CaCO3. Số phản ứng xảy ra là 
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. 
Câu 17: Có 4 axit: HCl; HBr; HF; HI. Tính khử tăng dần theo thứ tự: 
A. HBr; HF; HI;HCl B. HCl; HI; HBr; HF C. HI; HBr; HCl; HF D. HF; HCl; HBr; HI 
Câu 18: Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của X2- là 3p6. Vậy X thuộc: 
A. Chu kì 2, nhóm VIA. B. Chu kì 3, nhóm VIIIA. C. Chu kì 3, nhóm VIA. D. Chu kì 2, nhóm VIIIA. 
Câu 19: Hai chất đồng phân của nhau là 
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ. 
Câu 20: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic? 
A. PbS. B. CuO. C. CaCO3. D. Cu(OH)2. 
Câu 21: Dung dịch HNO3 không phản ứng với chất nào sau đây? 
A. CuSO4. B. FeO. C. Mg. D. Ag. 
Câu 22: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm (Z=13) 
A. Cấu hình electron [Ne] 3s23p1. B. Số oxi hóa +3 trong mọi hợp chất. 
C. Là kim loại lưỡng tính. D. Ở ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA. 
Câu 23: Điều khẳng định nào sau đây không đúng? 
A. Trong nguyên tử, số lượng hạt nơtron luôn bằng số lượng hạt electron. 
B. Liên kết trong phân tử Cl2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực. 
C. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính phi kim tăng dần. 
 Trang 3 - Mã đề thi 983 
D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron. 
Câu 24: Hidrocabon X mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X làm mất màu 
dung dịch brom. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là 
A. 5. B. 3. C. 4 D. 2 
Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI. (2) Cho Cu vào dung dịch FeCl3. 
(3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (4) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. 
(5) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH. (6) Sục khí O2 vào dung dịch KI. 
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là 
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. 
Câu 26: Cho các phương trình phản ứng: 
(1) MnO2 + HCl đặc 
to (2) Hg + S → 
(3) F2 + H2O → (4) NH4Cl + NaNO2
to 
(5) K + H2O → (6) H2S + O2 dư 
to 
(7) SO2 + dung dịch Br2 → (8) Mg + dung dịch HCl → 
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là 
A. 6. B. 4 . C. 7. D. 5. 
Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho khí SO2 vào dung dịch H2S. 
(2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. 
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. 
(4) Cho Na vào dung dịch CuSO4. 
(5) Nhiệt phân NaNO3. 
(6) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2. 
Số thí nghiệm thu được đơn chất là. 
A. 4 B. 6 C. 4 D. 5 
Câu 28: Phản ứng nào sau đây để điều chế nilon-6,6? 
A. H2N-(CH2)6-COOH 
0xt, t
 
B. HOOC-C6H4-COOH + C2H4(OH)2 
0xt, t
 
C. HOOC-(CH2)4-COOH + H2N-(CH2)6-NH2 
0xt, t
 
D. CH2=CH-CN 
0xt, t
 
Câu 29: Cacbohiđrat nào sau đây có công thức C6H12O6? 
A. Saccarozơ B. Amilozơ C. Fructozơ D. Xenlulozơ 
Câu 30: Nhận định nào sau đây là sai? 
A. Đun nóng chất béo trong dung dịch NaOH, thu được xà phòng và glyxerol. 
B. Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin làm quì tím hóa xanh. 
C. Triolein và stearin lần lượt là chất béo lỏng và chất béo rắn. 
D. Các este thường có nhiệt độ sôi thấp hơn các axit cacboxylic có cùng số cacbon. 
Câu 31: Dãy các kim loại đều tác dụng tốt với nước ở điều kiện thường là. 
A. Li, Na, K, Ca, Al. B. Na, K, Ca, Mg, Ba. C. Li, Na, K, Ca, Ba. D. Na, K, Be, Ca, Al. 
Câu 32: Nhận định nào sau đây là sai? 
A. Natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân. 
B. Các kim loại kiềm đều khử được Cu2+ trong dung dịch thành Cu. 
C. Nhôm tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng. 
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. 
Câu 33: Điều khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Al và Fe tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng, nguội. 
B. Ag là kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại. 
C. Dung dịch FeCl3 hòa tan được Ag. 
D. Cho Ba vào dung dịch CuSO4, thu được hai loại kết tủa. 
Câu 34: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành 
khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z 
lần lượt 
 Trang 4 - Mã đề thi 983 
A. SO2, O2 và Cl2. B. H2, NO2 và Cl2. C. H2, O2 và Cl2. D. Cl2, O2 và H2S. 
Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho bột đồng vào dung dịch sắt (III) clorua dư. 
(2) Cho dung dịch sắt (III) clorua vào dung dịch bạc nitrat. 
(3) Thổi luồng khí hydro đến dư qua ống sứ chứa sắt (III) oxit. 
(4) Điện phân nóng chảy natri clorua. 
(5) Đốt cháy bạc sunfua với oxi dư. 
(6) Cho bột sắt đến dư vào dung dịch đồng (II) clorua. 
Số thí nghiệm thu được chất rắn là. 
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 
Câu 36: Thí nghiệm nào sau đây thu được khí O2. 
A. Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CuO nung nóng. 
B. Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng 
C. Nhiệt phân NH4NO2. 
D. Nhiệt phân KMnO4. 
Câu 37: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của? 
A. etylen glicol và hexametylenđiamin B. axit ađipic và glixerol 
C. axit ađipic và etylen glicol. D. axit ađipic và hexametylenđiamin 
Câu 38: Cho các chất : NaHCO3, ZnO, Cr2O3, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl . Số chất tác dụng với 
dd NaOH ở nhiệt độ thường là: 
A. 4. B. 6 C. 5 D. 7 
Câu 39: Dãy các polime thuộc tơ tổng hợp là. 
A. tơ lapsan; nilon-6; nitron; visco. B. Nilon-6,6; tơ tằm; bông; len. 
C. Tơ nitron; tơ enang; nilon-6,6; tơ lapsan. D. Nilon-6; tơ axetat; tơ lapsan; tơ nitron. 
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. 
B. Aminoaxit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. 
C. Các aminoaxit thiên nhiên hầu hết là các β-aminoaxit. 
D. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng. 
Câu 41: Cho sơ đồ hai phản ứng sau: (1) Cr + Cl2 
0t
 X (2) X + NaOH + Br2  Y 
Biết Y là hợp chất của crom. Hai chất X và Y lần lượt là. 
A. CrCl2 và Cr(OH)3. B. CrCl3 và K2Cr2O7. C. CrCl3 và K2CrO4. D. CrCl2 và K2CrO4. 
Câu 42: Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là 
A. Al. B. Zn. C. Ag. D. Fe. 
Câu 43: Thành phần chính của supephotphat kép là 
A. Ca(H2PO4)2 B. CaHPO4 C. Ca3(PO4)2 D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4 
Câu 44: Điều khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Chất béo là trieste của glyxerol và các axit béo. 
B. Tristearin và tripanmitin đều là chất béo rắn. 
C. Đốt cháy hoàn toàn chất béo rắn, thu được khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng của H2O. 
D. Các chất béo đều làm mất màu nước Br2. 
Câu 45: Cho các phản ứng sau: 
 (1) 2Cr + 3Cl2 
0t
 2CrCl3 
 (2) 2Na2CrO4 + 2HCl  2NaCl + Na2Cr2O7 + H2O 
 (3) NaCrO2 + 2Br2 + 4NaOH  Na2CrO4 + 2NaBr + 2H2O 
 (4) 2CrO3 + 2NH3  Cr2O3 + N2 + 3H2O 
 (5) Na2Cr2O7 + 2NaOH  2Na2CrO4 + H2O 
 (6) Na2CrO4 + BaCl2  2NaCl + BaCrO4 
Số phản ứng đúng là. 
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 
Câu 46: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, 
fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là 
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 
 Trang 5 - Mã đề thi 983 
Câu 47: Chai thủy tinh không dùng để đựng dung dịch nào? 
A. HF B. HNO3 C. H2SO4 đậm đặc D. HClO4 đặc 
Câu 48: Nhận định nào sau đây là sai? 
A. Ở điều kiện thường, các aminoaxit là những chất rắn, dễn tan trong nước, có vị hơi ngọt. 
B. Cho lòng trắng trứng vào dung dịch chứa CuSO4 và NaOH, thấy xuất hiện phức màu tím. 
C. Peptit glyxylglyxylglyxin có hai liên kết peptit. 
D. Hợp chất hữu cơ có công thức C3H9O2N là đồng đẳng kế tiếp của glyxin. 
Câu 49: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau là liên kết cộng hóa trị có cực? 
A. Br2 B. HCl C. O2 D. KCl. 
Câu 50: Nhận định nào sau đây là sai? 
A. Dung dịch HF hòa tan được SiO2. 
B. Tính oxi hóa của flo mạnh hơn clo. 
C. Trong các hợp chất, các nguyên tố halogen đều có mức oxi hóa là -1, +1, +5 và +7. 
D. Tính axit giảm dần theo dãy: HI > HBr > HCl > HF. 
Câu 51: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Ở điều kiện thường, khí Cl2 phản ứng với dung dịch NaOH loãng, thu được dung dịch chứa hai 
muối là NaClO và NaCl. 
B. Trong phòng thí nghiệm, axit HBr được điều chế bằng cách nung nóng tinh thể NaBr với dung dịch 
H2SO4 đặc. 
C. Khí Cl2 được dùng để tiệt trùng nước sinh hoạt. 
D. Nhúng một mẫu quì tím ẩm vào bình chứa khí Cl2, ban đầu quì tím hóa đỏ, sau đó mất màu. 
Câu 52: Số liên kết xich ma có trong phân tử etilen là 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 5 
Câu 53: Cho sơ đồ phản ứng 
Biết rằng chất A phản ứng được với Na tạo H2. Nhận xét nào sau về A,B trong sơ đồ trên không đúng? 
A. Chất B không tan trong H2O. 
B. Nhiệt độ sôi của B nhỏ hơn nhiệt độ sôi của A. 
C. Chất A được dùng trong công nghiệp dược phẩm và y tế. 
D. Cả A,B đều làm mất màu dung dịch Br2. 
Câu 54: Nhận định nào sau đây là sai? 
A. Axit acrylic tác dụng được với dung dịch Br2. 
B. Vinyl fomat và metyl acrylat là đồng đẳng của nhau. 
C. Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat, thấy dung dịch phân lớp. 
D. Các -aminoaxit thiên nhiên đều có tính chất lưỡng tính. 
Câu 55: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ. 
(2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn. 
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. 
(4) Dẫn NH3 qua ống sứ chứa CrO3. 
(5) Nhiệt phân Fe(NO3)2. 
(6) Cho NaCl vào dung dịch H2SO4 đặc, nung nóng. 
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được đơn chất khí là. 
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 
Câu 56: Điều khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Đun nóng axit stearic với dung dịch KOH, thu được xà phòng. 
B. Trùng hợp caprolactam, thu được nilon-6 không bền trong môi trường axit cũng như bazơ. 
C. Trong phân tử saccarozơ; xenlulozơ, amilozơ đều có chứa liên kết glicozit. 
D. Đun nóng chất béo X (C57H108O6) trong dung dịch NaOH dư, thu được một muối duy nhất. 
Câu 57: Dùng ba ống nghiệm đánh số 1, 2, 3 cho hóa chất vào các ống nghiệm theo bảng sau: 
 ng 
nghiệm 
Na2S2O3 H2O H2SO4 
Thể tích 
chung 
Thời gian 
kết tủa 
1 4 giọt 8 giọt 1 giọt 13 giọt t1 
2 12 giọt 0 giọt 1 giọt 13 giọt t2 
 Trang 6 - Mã đề thi 983 
3 8 giọt 4 giọt 1 giọt 13 giọt t3 
Bằng đồng hồ bấm giây, người ta đo khoảng thời gian từ lúc bắt đầu trộn dung dịch đến khi xuất hiện 
kết tủa, đối với kết quả ở ba ống nghiệm 1, 2, 3 người ta thu được ba giá trị t1, t2, t3. Khẳng định nào sau 
đây đúng? 
A. t1 > t2 > t3 B. t1 t3 > t2 D. t1 < t3 < t2 
Câu 58: Khi cho Na vào dung dịch Ba(HCO3)2. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra? 
A. chỉ có khí H2 bay lên B. có kết tủa và khí H2 bay lên 
C. có kết tủa và hỗn hợp khí H2 và CO2 bay lên D. có kết tủa và khí CO2 bay lên 
Câu 59: Cho dãy các chất sau: Fe, Na, CaO, Na2O, Fe(OH)2, NH4NO3, KOH, xenlulozơ, HCl, MnO2 , 
C2H5OH, số chất có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường là 
A. 6. B. 9. C. 7. D. 8. 
Câu 60: Nhiệt phân các chất sau: NH4NO3, CaCO3, Cu(NO3)2, KMnO4, Mg(OH)2, AgNO3, NH4Cl, 
Al(OH)3. Số phản ứng xảy ra và số phản ứng oxi hóa khử là: 
A. 8-5. B. 6-4. C. 7-5. D. 8-4. 
Câu 61: Đốt cháy hoàn toàn este (X) no, mạch hở với oxi vừa đủ, thu được CO2 có số mol bằng với số 
mol O2 phản ứng. Biết rằng 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3 mol NaOH, thu được glyxerol 
và dung dịch Y. Điều khẳng định nào sau đây là sai? 
A. Dung dịch Y chỉ chứa 2 muối, trong đó có một muối cho được phản ứng tráng gương. 
B. Hai muối trong dung dịch Y là HCOONa và CH3COONa có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. 
C. X chỉ có một đồng phân cấu tạo duy nhất. 
D. X có công thức phân tử là C8H12O6. 
Câu 62: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3. 
(2) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaAlO2. 
(3) Sục metylamin tới dư vào dung dịch FeCl3. 
(4) Sục khí etylen vào dung dịch KMnO4. 
(5) Sục CO2 vào dung dịch Na2SiO3 
(6) Sục khí H2S vào dung dịch SO2. 
(7) Sục NH3 tới dư vào dung dịch AgNO3. 
(8) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. 
Sau khi các phản ứng trên kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là: 
A. 8 B. 6 C. 5 D. 7 
Câu 63: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Tinh bột, xenlulozơ và peptit đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng. 
B. Ở điều kiện thường, các ancol đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam. 
C. Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron. 
D. Anilin và phenol đều tác dụng được với dung dịch Br2. 
Câu 64: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất) 
 (1) X (C3H6O3) + NaOH 
0t
 Y + Z (2) Y + NaOH 
0CaO, t 
 Na2CO3 + Z 
Nhận định nào sau đây là đúng? 
A. Z tác dụng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam. 
B. Y có công thức phân tử là C2H3O2Na. 
C. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170
0C thu được anken. 
D. X, Y, Z đều tác dụng được natri kim loại. 
Câu 65: Nhận định nào sau đây là sai? 
A. Trong cùng một chu kỳ, bán kính của các kim loại lớn hơn bán kính của phi kim. 
B. Tính chất chung của kim loại là tính dẽo, tính dẫn nhiệt, dẫn điện và ánh kim. 
C. Tất cả các kim loại đều có khối lượng riêng nặng hơn nước. 
D. Các kim loại kiềm đều có một mức oxi hóa duy nhất là +1. 
Câu 66: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn là phản ứng oxi hoá – khử? 
A. Phản ứng hoá hợp. B. Phản ứng trao đổi. C. Phản ứng phân huỷ. D. Phản ứng thế. 
Câu 67: Điều khẳng định nào sau đây là đúng? 
A. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa keo trắng. 
B. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O 
 Trang 7 - Mã đề thi 983 
C. Hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong nước dư. 
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử giảm dần. 
Câu 68: Cho các nhận xét sau: 
(1) Tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit có cùng công thức phân tử là (C6H10O5)n. 
(2) Khi đun nóng dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa bạc trắng. 
(3) Thủy phân đến cùng tinh bột hay xenlulozơ đều thu được glucozơ. 
(4) Trong dung dịch, glucozơ cũng như fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam. 
(5) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt glyxylglyxin và glyxylglyxylglyxin. 
(6) Các polime đều bền trong môi trường axit cũng như bazơ. 
Số nhận xét đúng là. 
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 
Câu 69: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Các anion NO3
-
, PO4
3-
, SO4
2-
 ở nồng độ cao không gây ô nhiễm môi trường nước.---------------------- 
B. Các chất khí gây ô nhiễm không khí là: CO, CO2, SO2, H2S, NOx, CFC... 
C. Các chất khí gây hiện tượng mưa axit là: NOx, SO2... 
D. Hiệu ứng nhà kính gây ra do sự tăng nồng độ các khí CO2, CH4, CFC... 
Câu 70: Cho các chất: Al, Cl2, Zn(OH)2, Fe(NO3)2, NaHCO3, Cr(OH)3. Số chất đều phản ứng được với 
dung dịch H2SO4 loãng và với dung dịch NaOH loãng là 
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 
Câu 71: Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với AlCl3 là 
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 
Câu 72: Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là 
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOC2H5. 
Câu 73: Trong các loại phân bón sau: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3 loại có hàm lượng đạm 
cao nhất là 
A. (NH4)2SO4. B. NH4Cl. C. (NH2)2CO. D. NH4NO3. 
Câu 74: Phát biểu nào sau đây kh ng đúng? 
A. Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ thể hiện tính oxi hóa. 
B. Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ 
và fructozơ. 
C. Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê  xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ 
enzim xenlulaza. 
D. Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim. 
Câu 75: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ: 
 X + NaOH 
ot Y + Z 
 Y (rắn) + NaOH (rắn) 
, oCaO tCH4 + Na2CO3 
 Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O 
ot CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag. 
Có các nhận định sau: 
(a) Có thể điều chế X bằng phản ứng este hoá giữa axit và ancol. 
(b) Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được axit hữu cơ T. Lực axit của T yếu hơn HCOOH. 
(c) Z có khả năng cộng brom làm nước brom bị mất màu. 
(d) X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
(e) Dung dịch của Y trong nước có môi trường axit. 
(g) Z tan tốt trong nước. 
Số nhận định đúng là: 
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. 
Câu 76: Thuốc thử để phân biệt axit axetic và ancol etylic là 
A. dd NaNO3. B. quỳ tím. C. dd NaCl. D. phenolphtalein. 
Câu 77: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là: 
A. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3NH2. D. C2H5OH. 
Câu 78: Ứng với công thức phân tử C4H10O có bao nhiêu ancol là đồng phân cấu tạo của nhau? 
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. 
 Trang 8 - Mã đề thi 983 
Câu 79: Gluxit nào sau đây có phản ứng tráng gương? 
A. Tinh bột B. Glucozơ C. Xenlulozơ D. Saccarozơ 
Câu 80: Hidro hóa hoàn toàn CH2=CHCHO thì thu được chất nào? 
A. CH3CH2CHO B. CH2= CH-CH2OH C. CH3CH(OH)CH3 D. CH3CH2CH2-OH 
Câu 81: Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các 
loại kính chắn gió của ôtô thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần 
chính của thủy tinh hữu cơ 
A. Poli etilen B. Poli (metyl metacrylat) C. Poli butadien D. Poli (vinylclorua) 
Câu 82: Hiện nay khí metan (CH4) được dùng để thay thế một phần cho các nhiên liệu hóa thạch (dầu 
mỏ, than đá). Người ta sản xuất khí metan bằng cách nào? 
A. Thu metan từ khí bùn ao 
B. Cho hơi nước qua than nóng đỏ 
C. Phân hủy các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz 
D. lên men ngũ cốc 
Câu 83: Lần lượt cho một mẫu Ba và các dung dịch K2SO4, NaHCO3, HNO3, NH4Cl. Có bao nhiêu 
trường hợp xuất hiện kết tủa? 
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 
Câu 84: Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion? 
A. NH3. B. H2O C. CO2 D. NaCl 
Câu 85: Cho các chuyển hóa sau: 
X + H2O 
0xt t,
 Y; 
Y + Br2 + H2O  Axit gluconic + HBr 
Axit gluconic + NaHCO3  Z + Natri gluconat + H2O 
Z + H2O  
luc diep,as X + E 
Các chất X, Y lần lượt là 
A. saccarozơ, glucozơ. B. tinh bột, glucozơ. C. xenlulozơ, glucozơ. D. tinh bột, fructozơ. 
Câu 86: Thực hiện các thí nghiệm sau : 
(a) Nung AgNO3 rắn (b) Đun nóng NaCl tinh thể với H2SO4(đặc) 
(c) Hòa tan Ure trong dung dịch HCl (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dd NaHCO3 
(e) Hòa tan Si trong dung dịch NaOH (f) Cho Na2S vào dung dịch Fe(NO3)3 
(g) Nung Na2CO3 (rắn) (h) Cho Na2S2O3 vào dung dịch HCl 
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là : 
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 
Câu 87: Amino axit X no mạch hở có công thức CnHmO2N. Biểu thức liên hệ giữa m và n là : 
A. m = 2n B. m = 2n + 3 C. m = 2n + 1 D. m = 2n + 2 
Câu 88: Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch : HCl ; HF ; Na3PO4 ; Fe(NO3)2 ; FeCl2. Sau 
khi các phản ứng hoàn toàn, số trường hợp có tạo kết tủa là : 
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 
Câu 89: Ở thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học ? 
A. Cho Fe vào dung dịch AgNO3 B. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô 
C. Cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch CuSO4 D. Để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm 
Câu 90: Cho các phát biểu sau : 
(1) Amilozo và amilopectin đều có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh 
(2) Xenlulozo và tinh bột là 2 đồng phân cấu tạo 
(3) Fructozo và glucozo đều có phản ứng tráng bạc 
(4) Glucozo và saccarozo đều làm mất màu nước Brom 
(5) Glucozo fructozo đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 
Số phát biểu đúng là : 
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 
Câu 91: Cho phản ứng: SO2 + 2KMnO4 + H2O  K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. 
Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là 
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. 
Câu 92: Cho sơ đồ phản ứng sau: 
 Trang 9 - Mã đề thi 983 
R + 2HCl(loãng) 
ot RCl2 + H2; 2R + 3Cl2 
ot 2RCl3; 
R(OH)3 + NaOH(loãng)  NaRO2 + 2H2O; 
Kim loại R là 
A. Cr. B. Al. C. Mg. D. Fe. 
Câu 93: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch 
gồm các chất tan: 
A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, AgNO3. 
C. Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. 
Câu 94: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước 
ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây? 
A. Ozon trơ về mặt hóa học. B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. 
C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. D. Ozon không tác dụng được với nước. 
Câu 95: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dung để sản xuất cao su buna? 
A. 2–metylbuta–1,3–đien. B. Penta–1,3–đien. 
C. But–2–en. D. Buta–1,3–đien. 
Câu 96: Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3? 
A. NaSO4, HNO3. B. HNO3, KNO3. C. HCl, NaOH. D. NaCl, NaOH. 
Câu 97: Axit nào sau đây là axit béo? 
A. Axit axetic. B. Axit glutamic. C. Axit stearic. D. Axit ađipic. 
Câu 98: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH? 
A. Propan–1,2–điol. B. Glixerol. C. Ancol benzylic. D. Ancol etylic. 
Câu 99: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng của axit teraphtalic với chất nào sau đây? 
A. Etylen glicol. B. Etilen. C. Glixerol. D. Ancol etylic. 
Câu 100: Cho các chất sau: etilen, axetilen, phenol (C6H5OH) , buta–1,3–đien, toluen, anilin. Số chất làm 
mất màu nước brom ở điều kiện thường là 
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. 
Câu 101: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2 (k) + Br2 (k) → 2HBr (k). 
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ 
trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là 
A. 8.10
–4
 mol/(l.s). B. 6.10
–4
 mol/(l.s). C. 4.10
–4
 mol/(l.s). D. 2.10
–4
 mol/(l.s). 
Câu 102: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường 
A. Na. B. Fe. C. Mg. D. Al. 
Câu 103: Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách 
nào sau đây? 
A. Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit. 
B. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước. 
C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. 
D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit. 
Câu 104: Cho dãy chuyển hóa sau: 2 2CO H O NaOHX Y X    . Công thức của X là 
A. NaOH B. Na2CO3 C. NaHCO3 D. Na2O. 
Câu 105: Cho các phản ứng sau: 
(a) C + H2O (hơi) 
0t (b) Si + dung dịch NaOH  
(c) FeO + CO 
0t (d) O3 + Ag  
(e) Cu(NO3)2 
0t (f) KMnO4 
0t 
Số phản ứng sinh ra đơn chất là 
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. 
Câu 106: Glucozơ và fructozơ đều 
A. có công thức phân tử C6H10O5. B. có phản ứng tráng bạc. 
C. thuộc loại đisaccarit. D. có nhóm –CH=O trong phân tử. 
Câu 107: Một este có CTPT là C3H6O2, có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong NH3. CTCT 
của este là 
A. HCOOC2H5. B. HCOOC3H7. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3. 
 Trang 10 - Mã đề thi 983 
Câu 108: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín. B. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở. 
C. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức. D. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH. 
Câu 109: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày 
A. N2. B. CH4 C. CO D. CO2. 
Câu 110: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết : 
A. cộng hóa trị phân cực B. ion 
C. hidro D. cộng hóa trị không cực. 
Câu 111: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là : 
A. N2. B. O2. C. CO2. D. H2. 
Câu 112: Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N ? 
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4. 
Câu 113: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ ? 
A. Nilon – 6,6. B. Polibutađien C. Poli(vinyl cloruc). D. Polietilen. 
Câu 114: Phát biểu nào sau đây là sai ? 
A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs. 
B. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì. 
C. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ. 
D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. 
Câu 115: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử? 
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O. B. CaO + CO2 → CaCO3 
C. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. D. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. 
Câu 116: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau : FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. 
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là: 
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3. 
Câu 117: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các 
phân lớp p là 8. Nguyên tố X là : 
A. Al (Z = 13) B. Cl (Z = 17) C. O (Z = 8) D. Si (Z = 14) 
Câu 118: Cho các chất : axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly–
Glyl. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là : 
A. 3. B. 6 C. 5. D. 4. 
Câu 119: Phát biểu nào sau đây là sai ? 
A. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr
3+
B. CrO3 là một oxi axit. 
C. Cr(OH)3 tan được tr

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_tong_on_THPT_ly_thuyet_co_dap_an.pdf