Đề thi thử THPT quốc gia môn: Hóa học (có đáp án)

doc 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1027Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn: Hóa học (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn: Hóa học (có đáp án)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 90 phút
Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207
Câu 1. Chất nào sau đây là amin bậc 2?
	A. H2NCH2NH2.	B. (CH3)2CH–NH2.	C. CH3–NH–CH3.	D. (CH3)3N.
Câu 2. Chất nào sau đây là monome trùng hợp thành thủy tinh hữu cơ?
	A. Metyl acrylat	B. Phenyl axetat	C. Metyl metacrylat	D. Axit caproic
Câu 3. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
	A. NaCl.	B. H2SO4.	C. H2N–CH2COOH	D. K2CO3.
Câu 4. Hỗn hợp nào sau đây với số mol các chất bằng nhau không thể tan hết vào dung dịch HCl loãng dư?
	A. Fe3O4 và Cu	B. Zn và Fe	C. Al2O3 và Na2O	D. CuS và FeCl3.
Câu 5. Cho dãy các chất gồm glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ, axit fomic, anđehit fomic, natri fomat, phenyl amin, alanin, natri axetat, sorbitol, glyxerol. Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là
	A. 5	B. 4	C. 3	D. 6
Câu 6. Nếu cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa HCl và AlCl3 thì hiện tượng xảy ra là
	A. Ban đầu có kết tủa keo tăng dần đến cực đại rồi tan ra hết
	B. Ban đầu có kết tủa và tan ngay sau đó kết tủa tăng dần cực đại mà không tan
	C. Ban đầu chưa có kết tủa nhưng sau đó có kết tủa tăng dần cực đại mà không tan
	D. Ban đầu chưa có kết tủa nhưng sau đó có kết tủa tăng dần đến cực đại rồi tan ra hết
Câu 7. Dãy chất nào sau đây đều là các chất lưỡng tính?
	A. Al, Al2O3, Cr2O3, NaHCO3, Al(OH)3.	B. CrO, Cr(OH)3, Al2O3, Cr2O3, NaHCO3.
	C. Al2O3, CrO3, KHCO3, Cr(OH)3.	D. NH4HCO3, Cr2O3, KHCO3, Al(OH)3.
Câu 8. Hòa tan 9,6 gam Cu vào 200 ml dung dịch chứa HCl 2M và Cu(NO3)2 0,5M thu được V lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của V là
	A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 3,36 lít	D. 1,12 lít
Câu 9. Cho các dung dịch sau có cùng nồng độ 1M gồm NH3, CH3NH2, anilin, glyxin, H2SO4, CH3COONa, etylen glicol. Dung dịch có pH lớn nhất là
	A. CH3NH2.	B. glyxin	C. H2SO4.	D. etylen glicol.
Câu 10. Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước tạo dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C2H5OH, C, ... bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là
	A. CrO3.	B. Fe2O3.	C. K2Cr2O7.	D. HNO3.
Câu 11. Dãy các kim loại có thứ tự giảm dần tính khử là
	A. Fe, Cu, Ag, Hg	B. Mg, Al, Fe, Zn	C. Sn, Fe, Pb, Au	D. Zn, Ni, Cr, Pt.
Câu 12. Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.	(b) Cho Cu(NO3)2 vào dung dịch NH3 dư.
(c) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.	(d) Cho phenol vào dung dịch Br2.
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.	(g) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl3.
(h) Cho dung dịch FeCl2 và dung dịch AgNO3.	(i) Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 dư.
(k) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4]	(ℓ) Sục khí CO2 dư vào dung dịch AlCl3.
Số thí nghiệm mà cuối cùng thu được kết tủa là
	A. 5	B. 6	C. 4	D. 3
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 4,14 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được khối lượng muối khan là
	A. 8,52 g	B. 12,66 g	C. 12,54g	D. 11,45g
Câu 14. Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam một hexapeptit X thu được hỗn hợp gồm 4,5 gam glyxin; 3,56 gam alanin và 2,34 gam valin. Khối lượng 1 mol chất X là
	A. 416 g	B. 430 g	C. 516 g	D. 444 g
Câu 15. Điện phân dung dịch chứa NaNO3 và Cu(NO3)2 đến khi hết màu xanh của dung dịch thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch X. Thêm 100 ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
	A. 12,8 g	B. 19,2 g	C. 12,0 g	D. 25,6 g
Câu 16. Cho các phương trình phản ứng
(a) FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O	(b) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
(c) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O	(d) Al + KOH + H2O → KAlO2 + (3/2)H2.
(e) 3Cu + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O	(g) 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
(h) FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag	(i) CH2=CH2 + H2 C2H4.
(k) HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag.
(ℓ) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O	(m) CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl.
Số phản ứng trong các phản ứng trên không phải phản ứng oxi hóa khử là
	A. 4	B. 3	C. 6	D. 5
Câu 17. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam nước. Thực hiện ester hóa 21,7 gam X với hiệu suất 60% thu được m gam ester. Giá trị của m là
	A. 12,24g	B. 15,30g	C. 10,80g	D. 9,18g
Câu 18. Để phân biệt ba chất lỏng gồm benzen, toluen, stiren thì nên dùng thuốc thử duy nhất là dung dịch
	A. KMnO4.	B. HNO3.	C. Brom.	D. NaOH
Câu 19. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Ba vào nước dư thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 15,68 lít khí (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 19,1 g	B. 29,9 g	C. 24,5 g	D. 16,4 g
Câu 20. Trong các loại tơ gồm tơ tằm (1); tơ visco (2); tơ axetat (3); tơ capron (4); tơ olon (5); nilon–6,6 (6); sợi bông (7). Các loại tơ thuộc loại tơ tổng hợp là
	A. (3), (4) và (5)	B. (2), (3) và (6)	C. (1), (2) và (7)	D. (4), (5) và (6)
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được số mol CO2 bằng 75% số mol nước đồng thời tổng số mol CO2 và nước gấp 1,4 lần tổng số mol của X đem đốt và số mol oxi cần cho phản ứng cháy. Số cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 22. Cho hỗn hợp X gồm toluen, stiren, etyl axetat, propan–1,3–điol và but–1–en. Lấy 18,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch brom dư thì có tối đa 13,6 gam brom phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn 18,2 gam X cần dùng 32,48 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 16,2 gam nước. Phần trăm theo khối lượng của toluen trong hỗn hợp X là
	A. 18,32%	B. 23,36%	C. 15,54%	D. 20,22%
Câu 23. Thủy phân m gam tinh bột, sau đó lên men tạo thành rượu etylic. Toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 8 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thấy có thêm kết tủa. Giả sử hiệu suất của cả quá trình đạt 80%. Giá trị của m là
	A. 20,25g	B. 12,15g	C. 17,82g	D. 19,44g
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,904 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là
	A. 20,61g	B. 25,88g	C. 15,34g	D. 16,28g
Câu 25. Một loại quặng sắt sau khi loại bỏ tạp chất hoàn tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 loãng thu được khí không màu hóa nâu trong không khí và dung dịch X. Cho thêm dung dịch BaCl2 vào X thu được kết tủa. Loại quặng sắt đó là
	A. hematit	B. manhetit	C. pirit sắt	D. xiđerit
Câu 26. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và Na[Al(OH)4]. Khối lượng kết tủa thu sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Giá trị của m và x lần lượt là
 mkt (gam)
số mol CO2
m
27,3
0,74
0
x
	A. 39 gam và 1,013 mol	B. 66,3 gam và 1,13 mol
	C. 39 gam và 1,13 mol	C. 66,3 gam và 1,013 mol
Câu 27. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong dãy gồm Al, Na, K, Cr, Hg, Ag là
	A. Na	B. K	C. Ag	D. Hg
Câu 28. Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ.
	B. Chất béo là triester của glixerol với axit béo.
	C. Xà phòng hóa chất béo bằng dung dịch NaOH thu được glixerol và các axit béo.
	D. Chất béo lỏng có thể cộng hợp với H2 tạo thành chất béo rắn.
Câu 29. Chọn câu phát biểu đúng.
	A. Có thể dùng các bình thủy tinh để chứa axit HF vì HF là axit yếu.
	B. Không thể điều chế HI bằng cách cho NaI rắn tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
	C. Không có phản ứng xảy ra khi trộn lẫn KI và FeCl3.
	D. Không thể điều chế các kim loại yếu như Cu, Ag bằng cách điện phân nóng chảy muối của chúng.
Câu 30. Kim loại Na có tính khử rất mạnh, để bảo quản Na người ta thường dùng cách nào sau đây?
	A. ngâm trong nước	B. ngâm trong kiềm	C. ngâm trong dầu	D. để nơi khô ráo
Câu 31. Hòa tan hoàn toàn 15,04 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và V lít dung dịch HNO3 0,5M thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y chứa một muối. Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,96 gam Fe có tạo ra khí NO. Giá trị của V là
	A. 0,8 lít	B. 1,2 lít	C. 1,6 lít	D. 2,0 lít
Câu 32. Chất X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H6O5 thỏa mãn các phương trình phản ứng sau
(1) X + 2NaOH → Y + Z + H2O
(2) Z + CuO M + Cu + H2O
(3) M + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O Q + 4NH4NO3 + 4Ag
(4) Q + 2NaOH Y + 2NH3 + H2O
Công thức cấu tạo của chất X là
	A. HCOO–CH2–O–CH2COOH	B. HCOO–CH2CH(OH)COOH
	C. HOOC–COO–CH2CH2–OH	D. HOOC–CH2(OH)COO–CH3.
Câu 33. Chất X là hợp chất hữu cơ chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Chất X có cấu tạo mạch hở không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 21,6 gam X thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Nếu cho X tác dụng với NaOH thu được một muối của axit hữu cơ hai chức, một ancol đơn chức và một anđehit no, đơn chức. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tất cả các điều kiện trên là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 34. Cho dãy các chất và ion gồm Fe+2; S2–; SO2; C; HCl; FeO; Fe3O4; Cu2+; Fe(NO3)2; Al3+; NO2. Số chất và ion không thể hiện tính oxi hóa hoặc không thể hiện tính khử là
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 35. Cao su buna–N có đặc điểm khác với cao su buna–S là
	A. Cao su buna–N có chứa nitơ còn cao su buna–S có chứa lưu huỳnh
	B. Cao su buna–N là sản phẩm đồng trùng hợp còn cao su buna–S thì không
	C. Hai loại cao su đều đồng trùng hợp giữa buta–1,3–đien với chất thứ hai khác nhau
	D. Hai loại cao su có một là polime không phân nhánh, cao su còn lại có cấu trúc mạng lưới.
Câu 36. Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch Br2 vừa tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3?
	A. metan, etylen, axetilen	B. axetilen, vinyl axetilen, anđehit fomic
	C. propin, isopren, anđehit axetic	D. anđehit fommic, fructozơ, glucozơ.
Câu 37. Kim loại nào sau đây không thể điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối?
	A. Al	B. Cu	C. Ag	D. Pb
Câu 38. Trung hòa 8,57 gam hỗn hợp gồm axit axetic, axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit metacrylic cần vừa đủ 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,4M và KOH 0,3M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
	A. 11,56 g	B. 12,61 g	C. 13,35 g	D. 15,13 g
Câu 39. Cho m gam bột Cu và 1,12 gam Fe vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 20 gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 15,92 g	B. 12,64 g	C. 13,76 g	D. 11,36 g
Câu 40. Hợp chất hữu cơ X có khả năng làm mất màu dung dịch Brom, làm mất màu dung dịch thuốc tím trong môi trường axit, đồng thời tạo kết tủa khi tác dụng với với AgNO3/NH3? Chất X không thể là
	A. axetilen	B. anđehit acrylic	C. propin	D. etilen
Câu 41. Chất bột nào sau đây có thể bốc cháy khi bỏ vào nước đá khô?
	A. nhôm	B. canxi cacbua	C. magiê	D. nhôm cacbua
Câu 42. Đun nóng 13,8 gam một ancol X đơn chức, mạch hở với xúc tác H2SO4 sau một thời gian thu được anken Y. Sau đó hạ nhiệt độ để phản ứng tạo hỗn hợp Z gồm ete và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn anken Y sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cho kim loại Na dư vào hỗn hợp Z đến khi phản ứng hoàn toàn. Tách lấy ete sau phản ứng rồi đốt cháy hoàn toàn thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam nước. Phần trăm ancol X đã phản ứng tạo anken và ete là
	A. 65,2%	B. 87,0%	C. 66,7%	D. 50,0%
Câu 43. Thổi khí CO đi qua m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, CuO, MgO, Al2O3, Cr2O3 đun nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X và còn lại 7,88 gam chất rắn. Dẫn toàn bộ khí X vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 7,5 gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 9,08 g	B. 8,68 g	C. 9,48 g	D. 10,38 g
Câu 44. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Chia hỗn hợp Y thành hai phần. Phần thứ nhất tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 8,4 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần thứ hai cần tối thiểu 0,9 lít dung dịch HNO3 1,5M (loãng) thu được 5,04 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m và công thức của oxit sắt lần lượt là
	A. 37,125 và FeO	B. 39,15 và FeO.	C. 37,125 và Fe2O3.	D. 39,15 và Fe2O3.
Câu 45. Cho hỗn hợp X gồm một ester E và hai axit cacboxylic A và B đơn chức, mạch hở. Biết E và A là đồng phân của nhau; hai axit A và B có tổng số C trong phân tử không lớn hơn 5. Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam X thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Mặt khác nếu cho 9,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,84 lít khí H2. Nếu cho 9,6 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH dư thì khối lượng muối thu được là
	A. 12,75g	B. 11,85g	C. 12,90g	D. 10,95g
Câu 46. Cặp dung dịch nào sau đây khi trộn với nhau không tạo ra khí?
	A. FeCl3 + Na2CO3.	B. HCl + Fe(NO3)2.	C. HCl + KMnO4.	D. FeCl3 + H2S.
Câu 47. Thủy phân hoàn toàn các chất gồm vinyl clorua, tinh bột, amoni gluconat, amoni axetat, etyl axetat, etyl clorua, tristearin trong môi trường bazơ. Số chất trong dãy khi thủy phân sinh ra sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
	A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 48. Cho hỗn hợp X gồm metanol, etylen glicol, glyxerol, etyl metacrylat, metyl propionat, etyl axetat trong đó số mol metanol và glyxerol bằng nhau. Biết 24,2 gam X có thể cộng tối đa 0,12 mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác 24,2 gam X tác dụng với kim loại Na dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 24,2 gam X cần dùng V lít khí O2 (đktc) sinh ra V’ lít khí CO2 (đktc) và m gam nước. Kết luận đúng là
	A. Giá trị của V là 36,96	B. Giá trị của V’ là 22,4
	C. Giá trị của m là 19,8	D. Không thể chứng minh các kết luận đó
Câu 49. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất so với ba chất còn lại?
	A. CH3COOCH3.	B. C2H5COOH.	C. CH3CH2CHO.	D. Cl[CH2]2COOH.
Câu 50. Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn trong không khí một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y có khối lượng tăng 3,04 gam so với X. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3 thu được dung dịch Z, đồng thời thoát ra 3,136 lít hỗn hợp khí T gồm NO và H2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 7. Trong dung dịch Z chỉ có 4 muối trung hòa. Cho thêm dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Z thu được 93,2 gam kết tủa và dung dịch D. Cho tiếp HCl dư vào dung dịch D thu được dung dịch G. Sục khí NH3 dư vào dung dịch G cuối cùng thu được 11,7 gam kết tủa. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
	A. 12,25	B. 13,15	C. 14,45	D. 11,75
ĐÁP ÁN và Hướng Dẫn
1. C
2. C
3. D
4. D
5. D (glucozơ, fructozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit fomic, natri fomat)
6. C
7. D
8. A
nCu = 9,6/64 = 0,15; nHCl = 2.0,2 = 0,4. Số mol NO3– là 2.0,2.0,5 = 0,2
Ta có phương trình: 3Cu + 8H+ + 2NO3– → Cu2+ + 2NO + 4H2O
Như vậy Cu và H+ vừa hết thu được 0,1 mol NO => V = 2,24 lít
9. A
10. A
11. D
12. A (a, d, h, k, ℓ)
13. B
Số mol khí H2 là 2,688/22,4 = 0,12 mol
Khối lượng muối khan là 4,14 + 2.0,12.35,5 = 12,66 g
14. B
Số mol glyxin là 4,5/75 = 0,06
Số mol alanin là 3,56/89 = 0,04
Số mol valin là 2,34/117 = 0,02
=> nX = (0,06 + 0,04 + 0,02)/6 = 0,02
Khối lượng 1 mol chất X là MX = 8,6/0,02 = 430
15. C
Số mol khí Cl2 sinh ra là 3,36/22,4 = 0,15
=> Số mol HNO3 trong X là 0,15.2 = 0,3
nHCl = 0,2 => số mol H+ trong Y là 0,3 + 0,2 = 0,5
Theo phản ứng 3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O thì H+ hết trước
=> nCu = 0,5.3/8 = 0,1875 => m = 0,1875.64 = 12 gam
16. A (a, b, ℓ, m)
17. D
Số mol CO2 và nước thu được lần lượt là 20,16/22,4 = 0,9 và 18,9/18 = 1,05
Số mol nước nhiều hơn số mol CO2 chứng tỏ ancol ban đầu no, mạch hở.
Số mol ancol là 1,05 – 0,9 = 0,15
mC = 0,9.12 = 10,8 gam; mH = 1,05.2 = 2,1 gam => mO = 21,7 – 10,8 – 2,1 = 8,8 gam
nO = 8,8/16 = 0,55 => số mol axit = (0,55 – 0,15)/2 = 0,2
Số C trung bình = 0,9/(0,2 + 0,15) ≈ 2,57.
Một trong hai chất có ít hơn 3C trong phân tử. Gọi a, b lần lượt là số C trong phân tử axit và ancol.
0,2a + 0,15b = 0,9 => 4a + 3b = 18 => b là một số chẵn và a là số chia hết cho 3 => b ≥ 2 và a ≥ 3
=> b = 2 và a = 3
Ban đầu axit là C2H5COOH, ancol là C2H5OH. Phản ứng ester hóa có số mol axit nhiều hơn ancol nên hiệu suất tính theo ancol. Số mol ester thu được là 0,6.0,15 = 0,09.
m = 0,09.(5.12 + 10 + 16.2) = 9,18 gam
18. A
19. C
2Al + Ba + 4H2O → Ba(AlO2)2 + 4H2.
Số mol H2 phản ứng này là 8,96/22,4 = 0,4
Vì X phản ứng với NaOH cho nhiều khí hơn nên Al còn dư khi X phản ứng với nước
nBa = 0,4/4 = 0,1.
Số mol H2 phản ứng thứ hai là 15,68/22,4 = 0,7 nhiều hơn so với lúc trước là 0,7 – 0,4 = 0,3
nAl = 0,4/2 + 0,3/1,5 = 0,4
m = 0,4.27 + 0,1.137 = 24,5 gam
20. D
21. B
Số mol CO2 chiếm 3/4 số mol nước nên X là ancol no, mạch hở có số C trong phân tử là 3/(4 – 3) = 3
X là C3H8Ox. Giả sử X có 1 mol. Số mol O2 cần cho phản ứng cháy là 3 + 2 – x/2 = 5 – x/2
Theo đề bài 3 + 4 = 1,4(1 + 5 – x/2) x = 2.
Vậy X là C3H8O2. Có 2 cấu tạo ancol thỏa mãn là propan–1,3–điol và propan–1,2–điol.
22. D
Số mol brom phản ứng là 13,6/160 = 0,085
=> tổng số mol stiren và but–1–en là 0,085
Đốt cháy X sinh ra 16,2/18 = 0,9 mol nước
Tất cả các chất trong X gồm C7H8, C8H8, C4H8O2, C3H8O2, C4H8 đều có 8 nguyên tử H trong phân tử
=> Số mol hỗn hợp X là 0,9/4 = 0,225
Số mol O2 cần dùng là 32,48/22,4 = 1,45.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng thì khối lượng CO2 là 18,2 + 1,45.32 – 16,2 = 48,4 g
Số mol CO2 sinh ra sau phản ứng cháy là 48,4/44 = 1,1
Số mol O trong X là 1,1.2 + 0,9 – 1,45.2 = 0,2
Chỉ có etyl axetat và propan–1,3–điol có oxi và cùng có 2 nguyên tử O trong phân tử
=> tổng số mol của chúng là 0,2/2 = 0,1.
Số mol của toluen là 0,225 – 0,1 – 0,085 = 0,04
Phần trăm theo khối lượng của toluen trong X là 0,04.(7.12 + 8)/18,2 ≈ 20,22%
23. B
số mol OH– trong dung dịch nước vôi trong là 0,2.0,5.2 = 0,2
số mol kết tủa CaCO3 là 8/100 = 0,08
vì đun nóng còn thu được kết tủa nên số mol CO2 là 0,2 – 0,08 = 0,12
Số mol mắt xích của tinh bột là (0,12/2) : 80% = 0,075
m = 0,075.162 = 12,15 g
24. A
nNO = 1,904/22,4 = 0,085
Cứ một NO sinh ra thì có 3 gốc NO3– trong dung dịch vì nitơ đã nhận 3e.
Nên khối lượng muối là 4,8 + 3.0,085.62 = 20,61 gam
25. C (quặng này có lưu huỳnh nên có kết tủa khi thêm BaCl2)
26. B
Kết tủa CaCO3 tạo ra trước nhưng sau đó tan chỉ để lại Al(OH)3.
Số mol Al(OH)3 là 27,3/78 = 0,35
Tổng số mol hai kết tủa khi cực đại là 0,74
Số mol CaCO3 khi cực đại là 0,74 – 0,35 = 0,39
m = 27,3 + 0,39.100 = 66,3 gam và x = 0,74 + 0,39 = 1,13 mol.
27. D (vì Hg ở thể lỏng trong điều kiện thường)
28. C (thu được muối không phải là axit)
29. D (có thể điều chế kim loại loại yếu bằng cách điện phân nóng chảy muối của chúng chỉ là không thường dùng vì lý do không có lợi so với các phương pháp khác)
30. C
31. C
Giả sử trong X có khối lượng nguyên tố Fe là m gam.
Khối lượng O trong X là 15,04 – m
nNO = 0,896/22,4 = 0,04
Dung dịch Y hòa tan Fe mà có sinh ra NO nên trong Y còn axit dư từ phản ứng đầu. Nên muối thu được là Fe(NO3)3.
Xét định luật bảo toàn e ta có 3m/56 = 2.(15,04 – m)/16 + 0,04.3 m = 11,2
=> nO/X = (15,04 – 11,2)/16 = 0,24
Cứ một O cần 2H+ và mỗi NO sinh ra có 4HNO3 tham giá phản ứng.
Số mol HNO3 đã phản ứng lần đầu là 0,24.2 + 0,04.4 = 0,64
Số mol Fe tan vào Y là 8,96/56 = 0,16
Số mol Fe3+ có trong Y là m/56 = 11,2/56 = 0,2
Ta có hai phản ứng: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+.	(1)
3Fe + 8H+ + 2NO3– → 3Fe2+ + 2NO↑ + 4H2O.	(2)
Số mol H+ trong phản ứng (2) là 8.(0,16 – 0,2/2)/3 = 0,16
Số mol HNO3 ban đầu là 0,64 + 0,16 = 0,8
V = 0,8/0,5 = 1,6.
32. C
Dựa vào các phản ứng cho thấy Y và Z có cùng số C là 2. Chất Z có hai nhóm –OH đều ở đầu mạch vì M là anđehit có 2C mà tạo ra Ag với tỉ lệ 1 : 4.
33. C
Số mol CO2 thu được là 20,16/22,4 = 0,9
Số mol nước thu được là 10,8/18 = 0,6
Theo đề X là ester có 2 chức ester nên có 4 nguyên tử O trong phân tử.
mO = 21,6 – 0,9.12 – 0,6.2 = 9,6 g => nO = 9,6/16 = 0,6 => nX = 0,6/4 = 0,15
=> MX = 21,6/0,15 = 144.
Số liên kết đôi C=C có trong X là (0,9 – 0,6)/0,15 = 1.
=> X có công thức tổng quát là CnH2n–4O4 => 14n – 4 + 64 = 144 n = 6.
Vậy X có công thức phân tử là C6H8O4.
Cấu tạo có thể là CH3OOC–COOCH=CH–CH3; C2H5OOC–COO–CH=CH2; CH3OOCCH2COO–CH=CH2.
34. B (S2–; Cu2+ và Al3+)
35. C
36. B
37. A
38. B
Số mol Na+ và K+ lần lượt là 0,08 và 0,06
Vì mỗi H+ trong axit được thay thế bởi một Na+ hoặc K+.
nên khối lượng muối so với khối lượng hỗn hợp ban đầu tăng thêm 0,08.22 + 0,06.38 = 4,04 g
Khối lượng muối cần tìm m = 12,61 g
39. B
nFe = 1,12/56 = 0,02
Số mol AgNO3 là 0,4.0,2 = 0,08
Khối lượng Ag tối đa sinh ra là 0,08.108 = 8,64 g
Fe phản ứng hết, nếu Cu cũng hết thì chất rắn thu được có khối lượng ≤ 8,64 không thỏa mãn đề bài.
=> Cu còn dư và đẩy Fe3+ về Fe2+.
=> số mol e mà Cu đã nhường là 0,08 – 0,02.2 = 0,04
=> số mol Cu đã phản ứng là 0,04/2 = 0,02
=> khối lượng Cu ban đầu là m = 20 – 8,64 + 0,02.64 = 12,64 g
40. D
41. C (nước đá khô là CO2; phản ứng là Mg + CO2 → MgO + C)
42. B
Số mol CO2 và nước thu được khi đốt cháy ete lần lượt là 0,3 và 0,35
=> ete no, mạch hở và số mol ete là 0,35 – 0,3 = 0,05.
=> số nguyên tử C trong ete là 0,3/0,05 = 6
=> ancol ban đầu là C3H8O và anken Y là C3H6.
Số mol CO2 thu được khi đốt cháy Y là 0,3 => số mol Y = 0,3/3 = 0,1
Cứ 2 ancol tạo ra một ete nên số mol ancol phản ứng tạo anken và ete là 0,1 + 0,05.2 = 0,2
Số mol ancol ban đầu là 13,8/60 = 0,23
Phần trăm ancol đã phản ứng tạo anken và ete là 0,2.100%/0,23 ≈ 87,0%
43. A
Số mol kết tủa bằng số mol CO2 và bằng 7,5/100 = 0,075
Khối lượng O bị lấy ra khỏi hỗn hợp đầu là 0,075.16 = 1,2 gam
Khối lượng hỗn hợp ban đầu là 7,88 + 1,2 = 9,08 gam
44. A
Số mol H2 của phần thứ nhất là 1,68/22,4 = 0,075
=> số mol Al dư trong phần thứ nhất là 0,075/1,5 = 0,05
Chất rắn không tan trong phản ứng phần thứ nhất là Fe với nFe = 8,4/56 = 0,15.
Trong phản ứng của phần thứ hai ta có nNO = 5,04/22,4 = 0,225
Tổng số mol e đã nhận là 0,225.3 = 0,675.
Để lượng HNO3 cần dùng là ít nhất thì Fe chỉ đạt hóa trị 2 sau phản ứng.
Tổng số mol e nhường nếu phần thứ nhất tác dụng với HNO3 như trên là 0,05.3 + 0,15.2 = 0,45
Tỉ lệ khối lượng của phần thứ hai so với khối lượng phần thứ nhất là 0,675/0,45 = 1,5
Số mol Al và Fe trong phần thứ hai lần lượt là 0,05.1,5 = 0,075 và 0,15.1,5 = 0,225.
Số mol HNO3 đã dùng là 0,9.1,5 = 1,35
Số mol HNO3 tham gia phản ứng với oxit nhôm là 1,35 – 4nNO = 1,35 – 4.0,225 = 0,45
Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O.
Theo phản ứng số mol Al2O3 là 0,45/6 = 0,075.
Khối lượng của phần thứ hai là m2 = 0,075.27 + 0,225.56 + 0,075.(27.2 + 16.3) = 22,275 gam
Khối lượng ban đầu là m = 22,275.2,5/1,5 = 37,125 gam
Số mol O có trong phần thứ hai là 0,075.3 = 0,225 giống số mol của Fe trong phần thứ hai.
Công thức oxit sắt là FeO.
45. B
Đốt cháy X thu được số mol CO2 và nước lần lượt là 0,35 và 0,3.
Vì E và A là đồng phân nên E cũng phải là ester đơn chức có 2 nguyên tử O trong phân tử.
Khối lượng O có trong X là mO = 9,6 – 0,35.12 + 0,3.2 = 4,8 g
Số mol O có trong X là 4,8/16 = 0,3
mà mỗi chất có đúng 2 nguyên tử O trong phân tử nên nX = 0,3/2 = 0,15
Số C trung bình là 0,35/0,15 ≈ 2,3333.
Như vậy trong X có ít nhất một chất có 2 nguyên tử C trong phân tử.
Số mol H2 thu được khi X tác dụng với Na dư là 0,84/22,4 = 0,0375.
=> tổng số mol của hai axit là 0,0375.2 = 0,075
=> số mol ester E là 0,15 – 0,075 = 0,075
Xét phản ứng cháy có chênh lệch số mol của CO2 và nước là 0,35 – 0,3 = 0,05
Nếu E chưa no thì chênh lệch số mol của CO2 và nước phải nhiều hơn số mol của E là 0,075
Trên thực tế, chỉ có thể xảy ra trường hợp axit B chưa no có ít nhất 3C.
=> theo số C trung bình, E và A buộc phải có số C là 2. Do đó, E là HCOOCH3 và A là CH3COOH.
=> axit B có đúng 3 nguyên tử C trong phân tử. Axit có thể là CH2=CH–COOH hoặc CH≡C–COOH
B là axit CH2=CH–COOH thì nB = 0,05 => nA = 0,075 – 0,05 = 0,025
=> mX = 0,075.60 + 0,025.60 + 0,05.72 = 9,6 (hợp lý)
B là axit CH≡C–COOH thì nB = 0,025 => nA = 0,075 – 0,025 = 0,05
=> mX = 0,075.60 + 0,05.60 + 0,025.70 = 9,25 (mâu thuẩn với đề bài)
=> Các muối thu được gồm HCOONa (0,075 mol); CH3COONa (0,025 mol); C2H3COONa (0,05 mol)
=> m = 0,075.68 + 0,025.82 + 0.05.94 = 11,85 g
46. D
47. B (tinh bột, amoni gluconat, amoni axetat, tristearin)
48. C
Hỗn hợp X chứa CH4O, C2H6O2, C3H8O3, C6H10O2; C4H8O2 (hai chất)
Vì số mol metanol và glyxerol bằng nhau nên hai chất có công thức trung bình C2H6O2 giống etylen glicol.
Gọi x là số mol metanol, y là số mol etylenglicol => số mol glyxerol là x
Chỉ có metyl metacrylat cộng brom nên số mol metyl metacrylat là 0,12
Quy đổi metanol và glyxerol thành 2x mol etylen glicol. Khi đó X có tổng cộng (2x + y) mol etylten glicol.
Số mol H2 thu được từ phản ứng với Na là 2,688/22,4 = 0,12.
Etylen glicol (C2H6O2) sinh ra H2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 => 2x + y = 0,12.
Như vậy X lại có 0,12 mol C6H10O2 và 0,12 mol C2H6O2 nên có thể quy đổi hai chất đó thành C4H8O2 tức là cùng công thức phân tử với cả metyl propionat và etyl axetat. Vậy có thể xem hỗn hợp X chỉ gồm các đồng phân có công thức phân tử C4H8O2 với tổng số mol là 24,2/88 = 0,275.
Số mol CO2 và nước bằng nhau và bằng 0,275.4 = 1,1. Số mol O2 cần dùng là 0,275.5 = 1,375
=> V = 1,375.22,4 = 30,8; V’ = 1,1.22,4 = 24,68; m = 1,1,18 = 19,8. Chọn đáp án C.
49. D
50. B
Khối lượng tăng là do có thêm O. Số mol O trong Y là 3,04/16 = 0,19
Số mol hỗn hợp T là 3,136/22,4 = 0,14.
Khối lượng mol trung bình MT = 7.2 = 14
Áp dụng quy tắc đường chéo ta có tỉ lệ mol NO so với H2 là (14 – 2)/(30 – 14) = 3/4.
=> nNO = 0,14.3/7 = 0,06 => số mol H2 = 0,08.
Vì có H2 sinh ra nên gốc nitrat hết. Trong dung dịch Z chỉ có muối trung hòa nên H+ đã hết.
Trong dung dịch Z có chứa các ion Al3+, Na+, NH4+, Zn2+, SO42–.
Nếu cho Ba(OH)2 dư thì chỉ còn kết tủa BaSO4 với số mol là 93,2/233 = 0,4.
Số mol SO42– cũng là 0,4. Cho tiếp HCl dư sẽ tạo muối clorua của Zn và Al.
Cho tiếp NH3 dư thì kết tủa cuối cùng chỉ còn Al(OH)3 với số mol là 11,7/78 = 0,15
Số mol Al3+ cũng là 0,15
Gọi x là số mol Zn ban đầu có trong hỗn hợp X. Gọi y là số mol NH4+ trong Z.
Tổng số mol nguyên tố N cũng là số mol Na+ là x + 0,06
Bảo toàn điện tích ta có 0,15.3 + x + 0,06 + x + 2y = 0,4.2
=> 2y = 0,29 – 2x.
Bảo toàn e ta có 3.0,15 + 2y = 0,06.3 + 0,08.2 + 0,19.2 + 8x
=> 2y = 0,27 + 8x.
=> 0,29 – 2x = 0,27 + 8x => x = 0,002
=> y = 0,143 => m = 0,15.27 + 0,143.65 = 13,345
Chọn B.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_Hoa_Hoc_2016_so_4.doc