SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO ---------------------------- ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III - NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN : HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên ................................................ Lớp..............................SBD ..............................STT............ MÃ ĐỀ THI : 635 PhÇn tr¾c nghiÖm kh¸ch quan: chän ph¬ng ¸n tr¶ lêi A, B, C hoÆc D t¬ng øng víi néi dung c©u hái: Cho: Fe = 56, Cu = 64, Ca= 40, Al = 27, Na = 23, Mg = 24, Ba 137, K = 39, Li = 7, Zn = 65, Rb = 85,5 , H = 1, O = 16, N = 14, S = 32, Cl = 35, 5, C = 12, Cs = 133. 1. Chất X có công thức cấu tạo: CH2 = CH - COOCH3. Tên gọi của X là A. Vinyl axetat. B. Propyl fomat. C. Metyl acrylat. D. Metyl axetat. 2. Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là A. 60. B. 58. C. 30. D. 48. 3. Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon X, Y thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Công thức phân tử của X, Y có thể là A. C2H6 và C2H4. B. C2H4 và C2H2. C. C3H4 và C2H2. D. C2H6 và C2H2. 4. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là? A. C2H6; C2H5OH; CH3CHO; CH3COOH. B. CH3COOH; C2H6; CH3CHO; C2H5OH. C. C2H6; CH3CHO; C2H5OH; CH3COOH. D. CH3CHO; C2H5OH; C2H6; CH3COOH. 5. Chất nào dưới đây có phản ứng tráng bạc? A. Axetilen. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Vinyl axetat. 6. Điều khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về các kim loại : K, Ca, Al? A. Đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. B. Đều tác dụng dễ dàng với nước tạo thành dung dịch bazơ. C. Đều có tính khử mạnh. D. Tính khử K > Ca > Al. 7. Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc? A. Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. B. Fructozơ, tinh bột, fomanđehit. C. Axit fomic, fomanđehit, glucozơ. D. Anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ. 8. Để nhận biết 2 bình khí mất nhãn đựng 2 khí CO2 và SO2, chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Br2. C. Quỳ ẩm. D. Dung dịch Ca(OH)2. 9. Trong qúa trình điện phân nóng chảy MgCl2, ion Mg2+ A. Di chuyển về cực âm và bị oxi hóa. B. Di chuyển về cực dương và bị khử. C. Di chuyển về cực dương và bị oxi hóa. D. Di chuyển về cực âm và bị khử. 10. Cho m gam hỗn hợp 2 amino axit (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 15,1. B. 16,1. C. 17,1. D. 18,1. 11. Amin nào dưới đây là amin bậc 2? A. Phenylamin. B. Metylamin. C. Đimetylamin. D. Trimetylamin. 12. Nguyên tử Cr(Z=24) vị trí của crom trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 3, nhóm VIB. B. Chu kì 4, nhóm VIIIB . C. Chu kì 4, nhóm VIA. D. Chu kì 4, nhóm VIB. 13. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam etylaxetat trong dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng xong cô cạn dung dịch thu được muối và 9,2 gam hơi etanol. Giá trị của m là A. 8,8. B. 13,2. C. 17,6. D. 16,8. 14. Khi đốt cháy hoàn toàn một este X no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã tham gia phản ứng. X là chất nào dưới đây? A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5. 15. Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420.000. Hệ số polime hoá PE là A. 17.000. B. 15.000. C. 13.000. D. 12.000. 16. Kim loại nào sau đây có thể khử được ion Fe2+ trong dung dịch FeCl2 thành Fe tự do? A. Ca. B. K. C. Ni. D. Zn. 17. Cho các chất sau: C6H12O6 (glucozơ), CH3COOCH=CH2, CH3COOCH3, C6H5NH2 (anilin). Số chất tác dụng với dung dịch Br2 là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. 18. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. NH2CH2COOH. B. C2H5NH3OOCH. C. C3H7NH2. D. CH3COONH4. 19. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam một kim loại kiềm vào nước, sau phản ứng thấy giải phóng 2,24 lít khí (đktc). Kim loại đó là A. Cs. B. Li. C. K . D. Na. 20. Nhúng một thanh Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh Fe A. Giảm 1,6 gam. B. Tăng 12,8 gam. C. Giảm 11,2 gam. D. Tăng 1,6 gam. 21. Chất nào sau đây dùng để bó bột khi xương bị gãy? A. Thạch cao nung. B. Tinh bột. C. Thạch cao sống. D. Đá vôi. 22. Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit? A. SO2. B. CO2. C. O3. D. CO. 23. Sục 0,448 lít CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02 M. Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là A. 2 gam. B. 1,5 gam. C. 0,5 gam. D. 1 gam. 24. Dãy nào sau đây gồm các chất đều có tính oxi hóa? A. FeCl3, CrO3. B. Cu, CuO. C. Cr, Fe2O3. D. Fe, Cu. 25. Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 vào một lượng dư NaOH. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít khí(đktc). Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp trên là A. 65,38%. B. 34,62%. C. 52,24%. D. 47,76%. 26. Cho 12 axit axetic tác dụng với 9,6 gam ancol metylic ( hiệu suất phản ứng đạt 75%). Số gam este thu được là A. 17,6 gam. B. 10,56 gam. C. 11,1 gam. D. 14,08 gam. 27. Trong các hợp kim cho dưới đây để ngoài không khí ẩm, hợp kim nào Fe không bị ăn mòn trước? A. Ag-Fe. B. Fe-Zn. C. Fe-Sn. D. Fe-C. 28. Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin no đơn chức (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết luận nào sau đây không chính xác. A. Tên gọi hai amin là metylamin và etylamin B. Số mol của mỗi chất là 0,02mol C. Nồng độ mol của dung dịch HCl bằng 0,2M. D. Công thức phân tử của hai amin là CH5N và C2H7N 29. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. K2SO4. B. Cr2O3. C. NaHCO3. D. Al(OH)3. 30. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thấy thoát ra 0,25 mol khí, còn hòa tan hết m gam hỗn hợp A trong dung dịch NaOH dư thì thu được 0,15 mol khí. Giá trị của m là A. 8,3 . B. 5,67. C. 3,8. D. 6,75. 31. Cho m gam Ba vào 200 gam dung dịch H2SO4 0,98% (loãng), sau phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X có nồng độ C% . Nếu đem 1/4 lượng dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít thì sau phản ứng thu được 42,75 gam chất kết tủa. Còn nếu đem 1/3 lượng dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít thì sau phản ứng thu được 48,18 gam chất kết tủa. Giá trị của a và C lần lượt là A. 0,3 và 37,21. B. 0,3 và 36,77. C. 0,15 và 37,21. D. 0,15 và 38,00. 32. X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Ycần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là: A. 4,6. B. 7,4. C. 6,0. D. 8,8. 33. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe3O4 và FeS2 trong 52,5 gam dung dịch HNO3 nồng độ C% thu được 1,568 lít NO2 duy nhất ở (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 2M . Lọc kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 9,76 gam chất rắn. Giá trị của C là A. 46,20. B. 56,40. C. 54,96. D. 55,44. 34. Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70 %), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít O2(ở đktc), thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là A. 15,9%. B. 12,6%. C. 29,6%. D. 29,9%. 35. Cho các hợp chất hữu cơ: (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) monoxicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở;. (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở;(10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức. Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là: A. (2), (3), (5), (7), (9) B. (1), (3), (5), (6), (8) C. (3), (4), (6), (7), (10) D. (3), (5), (6), (8), (9) 36. Cho các phát biểu sau: 1.Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. 2.Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. 3.Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol no, bậc một. 4.Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2. 5.Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. 6.Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. 37. Cho các dung dịch sau : CuSO4, AlCl3, Zn(NO3)2, NaCl. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 loãng vào 4 dung dịch trên. Sau phản ứng hoàn toàn số chất kết tủa thu được là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. 38. Tripeptit M và tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoaxit X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nitơ trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là A. 4,1945. B. 8,389. C. 25,167. D. 12,58. 39. Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dd NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là: A. C3H6O2 và C4H8O2 B. C2H4O2 và C5H10O2 C. C2H4O2 và C3H6O2 D. C3H4O2 và C4H6O2 40. Có bao nhiêu chất ứng với công thức phân tử C4H8 mà khi hiđro hóa với xúc tác niken , đun nóng cho sản phẩm là ankan? A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. 41. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 (2) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. (3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3. (5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (6) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (7) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (8) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (9) Sục khí C2H2 vào dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3. (10) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4; Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. 42. A là este của axit glutamic, không tác dụng với Na. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất A trong 100ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn, thu được một ancol B và chất rắn khan C. Đun nóng lượng ancol B trên với H2SO4 đặc ở 1700C thu được 0,672 lít olefin (ở đkc) với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn C tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn, thu được chất rắn khan D. Khối lượng chất rắn D là A. 10,85gam. B. 5,88gam. C. 9,52 gam. D. 7,34 gam. 43. Hòa tan x gam hỗn hợp bột gồm 2 kim loại Mg và Al vào y gam dung dịch HNO3 24%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 0,896 lít hỗn hợp X gồm 3 khí không màu có khối lượng 1,32 gam. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, phản ứng xong thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư thấy còn lại khí Z (có tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 18). Nếu cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thấy cân nặng 6,42 gam (không có khí thoát ra). Biết rằng HNO3 đã lấy dư 15% so với lượng cần thiết, các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn giá trị của x và y lần lượt là A. 2,58 và 89,2500. B. 2,34 và 90,5625. C. 2,58 và 90,5625. D. 2,34 và 89,2500. 44. Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH , -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối hữu cơ này vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là A. 1,22. B. 2,98. C. 1,5. D. 1,24. 45. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo dư. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng. (4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. (5) Cho Fe3O4 vào dung dịch HI (loãng, dư). 6) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl dư. Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (III)? A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. 46. Cho dãy các chất: Al, Al2O3, Cr(OH)3, KH2PO4, Na2S, (NH4)2CO3, Fe3O4, Cu(NO3)2 . Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl và vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. 47. Dung dịch X gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M. Dung dịch Y gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M. Cho từ từ 20 ml dung dịch Y vào 60 ml dung dịch X, thu được dung dịch Z và V ml khí CO2 (đktc). Cho 150 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và BaCl2 0,25M vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m tương ứng là A. 179,2 và 4,353. B. 44,8 và 4,550. C. 179,2 và 3,368. D. 44,8 và 4,353. 48. Cho 9,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 vào 300ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp N2O và NO có tỷ khối so với hidro là 16,75. Trung hòa Y cần dung 40ml NaOH 1M thu được dung dịch A, cô cạn A thu được m gam muối khan. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi cô cạn muối không bị nhiệt phân. Giá trị m là: A. 72,45. B. 38,86. C. 28,46. D. 42,26. 49. Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no, mạch hở (mỗi axit chứa không quá 2 nhóm –COOH). Biết 0,175 mol X nặng 16 gam tác dụng vừa đủ với Na2CO3 thu được 22,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn 32 gam X thu được 0,95 mol CO2. Công thức cấu tạo của 2 axit là A. HOOC-COOH; HCOOH. B. HOOC-CH2-COOH; CH3COOH. C. HOOC-COOH; CH3COOH. D. HOOC-CH2-COOH; C2H5COOH. 50. Cho a gam hỗn hợp (K, Ba) vào nước dư thu được dung dịch A và 5,6 lít H2 (đktc). Cho 300ml dung dịch HCl 1M vào A thu được dung dịch B. Sục từ từ 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch B thu được hỗn hợp C. Cô cạn hỗn hợp C thu được chất rắn rồi nung tới khối lượng không đổi còn lại 37,275 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất với a là A. 23,7. B. 23,9. C. 25,1. D. 12,8. ------------------------------------------ HÕt ----------------------------------------------- Đáp án Code 635 1 C 11 C 21 A 31 B 41 C 2 D 12 D 22 A 32 D 42 C 3 D 13 C 23 D 33 D 43 B 4 C 14 B 24 A 34 D 44 A 5 B 15 B 25 A 35 D 45 D 6 B 16 D 26 C 36 A 46 D 7 A 17 A 27 B 37 A 47 C 8 B 18 C 28 A 38 B 48 D 9 D 19 C 29 A 39 A 49 B 10 C 20 D 30 A 40 D 50 B
Tài liệu đính kèm: