ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2015 MÔN HÓA HỌC (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 136 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho biết nguyên tử khối của H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108 và Ba = 137. Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành thí nghiệm của kim loại Cu với dung dịch HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất để khí tạo thành khi thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường ít nhất là A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước. B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn. C. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2. D. nút ống nghiệm bằng bông khô. Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X ở trạng thái cơ bản có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và có 6 electron ở lớp ngoài cùng. X là nguyên tố A. B. C. D. Câu 3: Hợp chất hữu cơ X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. X là A. CH3COOCH=CH-CH3. B. CH3COOCH=CH2. C. HCOOCH3. D. HCOOCH=CH2. Câu 4: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N). Đun nóng X trong dung dịch NaOH dư thu được 9,7 gam muối của một α-amino axit và một ancol Y. Tách lấy ancol, sau đó cho qua CuO dư nung nóng thấy khối lượng chất rắn giảm 1,6 gam. Sản phẩm hơi thu được cho tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thì thu được 43,2 gam Ag. Công thức của X là A. CH3CH(NH2)COOC2H5. B. H2NCH2COOC2H5. C. CH3CH(NH2)COOCH3. D. H2NCH2COOCH3. Câu 5: Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào dưới đây ? A. H2 (xt, t0). B. NaOH. C. HCl. D. AgNO3/NH3. Câu 6: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 4,8 gam. B. 4,32 gam. C. 4,64gam. D. 5,28 gam. Câu 7: Khi bị bỏng bởi axit sunfuric đặc nên rửa nhanh vết bỏng bằng dung dịch nào sau đây là tốt nhất? A. Dung dịch nabica (NaHCO3). B. Nước vôi trong. C. Giấm ăn. D. Nước muối. Câu 8: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng để lấy khí H2 khử oxit của kim loại Y (các phản ứng đều xảy ra). Hai kim loại X và Y lần lượt là: A. Zn và Ca. B. Mg và Al. C. Zn và Mg. D. Fe và Cu. Câu 9: Dùng phích đựng nước lâu ngày sẽ thấy hiện tượng là, xung quanh thành ruột phích có một lớp cặn bám vào. Hỏi dùng chất nào sau đây để làm sạch được chất cặn đó ? A. NaOH. B. NaCl. C. NH3. D. CH3COOH. Câu 10: Số mol H2SO4 trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) dùng trong phản ứng nào sau đây nhiều nhất, khi số mol chất khử trong mỗi phản ứng bằng nhau? A. Cu + H2SO4 → B. Fe + H2SO4→ C. HI + H2SO4 → I2 +... D. S + H2SO4 → Câu 11: Cho 7,84 lít khí NH3 phản ứng hết với dung dịch H3PO4 thu được dung dịch X. X phản ứng được với tối đa 420 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là A. 19,67g. B. 14,9g. C. 20,02g. D. 14,70g. Câu 12: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là: A. +2, +3, +6. B. +2, +4, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6. Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng: H2PO+ X → HPO+ Y. Hai chất X và Y lần lượt là: A. H+ và OH−. B. OH− và H2O. C. H+ và H2O. D. H2O và OH−. Câu 14: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (H = 80%) thì số gam este thu được là A. 17,92. B. 27,36. C. 22,8. D. 18,24. Câu 15: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2 là: A. Cl2, Al, CO2, NaHCO3. B. H2SO4 loãng, CO2, NaCl, CuSO4. C. K2CO3, HCl, NaOH, KHCO3. D. NH4Cl, MgCO3, SO2, P2O5. Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng: C3H7O2N + NaOH → (B) + CH3OH. CTCT của B là A. H2N-CH(CH3)COONa. B. CH3CH2CONH2. C. H2N-CH2-COONa. D. CH3COONH4. Câu 17: Về mùa đông, một số người quen dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm ở trong phòng kín. Kết quả là bị tử vong. Hỏi khí nào chủ yếu gây nên hiện tượng đó? A. SO2Cl2 và SO2. B. CO2. C. CO. D. Cl2. Câu 18: Amin dùng để điều chế nilon-6,6 có tên là A. benzylamin. B. hexylamin. C. phenylamin. D. hexametylenđiamin. Câu 19: Cho Al đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion kim loại bị khử lần lượt là: A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+. B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+. D. Ag+, Cu2+, Fe3+, Mg2+. Câu 20: Tiến hành thí nghiệm như hình vẻ sau: Chất rắn X là A. Na2CO3. B. NH4NO2. C. NaCl. D. NH4Cl. Câu 21: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với A. 2,60. B. 0,76. C. 1,30. D. 0,50. Câu 22: Cho các thí nghiệm sau: (1) Sục khí O3 vào dung dịch KI + hồ tinh bột; (2) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch KI + hồ tinh bột; (3) Cho dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột; (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch KI + hồ tinh bột. Số thí nghiệm làm dung dịch xuất hiện màu xanh là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 14,5g hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là A. 38,5 gam. B. 83,5 gam. C. 35,8 gam. D. 53,8 gam. Câu 24: Cho phản ứng: FeS2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Tỉ lệ số phân tử FeS2 và SO2 (hình thành do sự khử S+6 của H2SO4) ở phương trình hoá học của phản ứng trên là A. 2 : 11. B. 2 : 3. C. 2 : 15. D. 1 : 7. Câu 25: Cho hỗn hợp gồm FeS2 và FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 khí P (màu nâu đỏ) và Q (không màu). Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Các chất P, Q, Z lần lượt là: A. CO2, NO2, BaSO4. B. NO2, CO2, BaSO4. C. CO2, NO, BaSO3. D. NO2, NO, BaSO4. Câu 26: Cho ba phương trình ion: 1) Cu2+ + Fe ® Cu + Fe2+. 2) Cu + 2Fe3+ ® Cu2+ + 2Fe2+. 3) Fe2+ + Mg ® Fe + Mg2+. Nhận xét đúng là: A. Tính oxi hoá: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+. B. Tính khử: Mg > Fe > Fe2+ > Cu. C. Tính khử: Mg > Fe2+ > Cu > Fe. D. Tính oxi hoá: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+. Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ enzim xenlulaza. B. Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim. C. Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ thể hiện tính oxi hóa. D. Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Câu 28: Thí nghiệm nào xảy ra phản ứng hoá học và sinh ra chất khí? A. Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH. B. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2. C. Cho CuS vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Cho kim loại Fe vào H2SO4 đặc nguội. Câu 29: Số hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng được với NaOH là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 30: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là: A. Si(OH)4, Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2. B. Si(OH)4, Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. C. Mg(OH)2, NaOH, Si(OH)4, Al(OH)3. D. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Si(OH)4. Câu 31: Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là A. m = 2n. B. m = 2n + 1. C. m = 2n – 2. D. m = 2n + 2. Câu 32: Cho biến hoá sau: Xenlulozơ → A → B → C → Cao su buna. Các chất A, B, C lần lượt là: A. Glucozơ, C2H5OH, CH2=CH−CH=CH2. B. Glucozơ, CH3COOH, HCOOH. C. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO. D. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH. Câu 33: Oxi hoá 0,1 mol ancol etylic với hiệu suất phản ứng là H%, thu được m gam hỗn hợp Y gồm axetanđehit, nước và ancol etylic (dư). Cho Na (dư) vào m gam hỗn hợp Y thu được V lít khí (đktc). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi H tăng thì giá trị của V tăng. B. giá trị của V là 1,12. C. H = 100%. D. số mol Na phản ứng là 0,2 mol. Câu 34: Cho m gam hỗn hợp M gồm 2 axit X, Y (Y nhiều hơn X 1 nhóm COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được (m + 8,8)g muối. Nếu cho toàn bộ lượng M trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau phản ứng thu được 43,2 g Ag và 13,8 g muối amoni của axit hữu cơ. Công thức của Y và giá trị m lần lượt là: A. HOOCCH2COOH và 19,6. B. HOOC-CH2-COOH và 30. C. HOOC-COOH và 18,2. D. HOOC-COOH và 27,2. Câu 35: Trong công nghiệp người ta điều chế H3PO4 bằng phản ứng giữa A. P và dung dịch HNO3 đặc, nóng. B. Ca(H2PO4)2 và dung dịch H2SO4 đặc. C. Ca3(PO4)2 và dung dịch H2SO4 đặc. D. Ca3(PO4)2 và dung dịch H2SO4 loãng. Câu 36: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỷ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 43,2g. B. 5,4g. C. 7,8g. D. 10,8g. Câu 37: Hoà tan hoàn toàn một lượng Fe trong 500 ml dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa 2 chất tan. Cho dung dịch X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được 144,5g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là A. 1,6M. B. 1,2M. C. 0,8M. D. 0,6M. Câu 38: Dung dịch A chứa a mol ZnSO4; dung dịch B chứa b mol AlCl3; dung dịch C chứa c mol NaOH. Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch A; Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch B. Lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm biến đổi theo đồ thị sau đây: Tổng khối lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm khi dùng x mol NaOH gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 9. B. 8. C. 8,5. D. 9,5. Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 0,805 mol O2, sinh ra 0,57 mol CO2 và 0,53 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 8,34 gam. B. 11,50 gam. C. 9,14 gam. D. 10,14 gam. Câu 40: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và OH− của H2O) và 16,8 lít hỗn hợp T (đktc) gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối và 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 39,385. B. 37,950. C. 39,835. D. 39,705. Câu 41: Cho các nhận định sau: 1) Kim loại nhôm có tính lưỡng tính vì Al tan được trong các dung dịch axit mạnh và kiềm; 2) Al2O3 là oxit lưỡng tính; 3) Kim loại nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường; 4) Corinđon là tinh thể Al2O3 trong suốt, không màu. Số nhận định sai là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 42: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X, khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thành sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là A. 0,2. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,4. Câu 43: Thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng hoá học? A. Cho nước brom vào axit fomic. B. Cho dung dịch axit axetic vào đồng (II) hiđroxit. C. Cho axit axetic vào phenol (C6H5OH). D. Cho axit axetic vào dung dịch natri phenolat. Câu 44: Đốt cháy este 2 chức mạch hở X được tạo từ axit cacboxylic no, đa chức, phân tử X không có quá 5 liên kết) thu được tổng thể tích CO2 và H2O gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng. Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của m là A. 24,1 B. 24,8. C. 28,0. D. 26,2. Câu 45: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức Y, một ancol đơn chức Z, một este tạo ra từ Y và Z. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam X thì thu được 0,31 mol CO2 và 0,28 mol H2O. Còn khi cho 6,2 gam X phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 0,04 mol Z. % số mol của axit Y trong hỗn hợp X là A. 36,72%. B. 42,86%. C. 57,14%. D. 32,15%. Câu 46: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit propionic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,68 lít CO2 (đktc) và 5,63 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X , rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng phần dung dịch giảm bớt 15,795 gam. % Khối lượng của axit oxalic có trong X là: A. 22,61%. B. 33,92%. C. 45,23%. D. 39,575%. Câu 47: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 82. B. 84. C. 80. D. 86. Câu 48: Cho sơ đồ chuyển hoá: X + H2ancol X1 X + O2axit hữu cơ X2 X1 + X2C6H10O2 + H2O CTCT của X là A. CH3CH2CHO. B. CH3-CHO. C. CH2=C(CH3)-CHO. D. CH2=CH-CHO. Câu 49: Gốc C6H5-CH2- có tên gọi là A. anlyl. B. Phenyl. C. benzyl. D. Vinyl. Câu 50: Cho sơ đồ phản ứng: Số công thức cấu tạo của X phù hợp sơ đồ trên là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: