Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn: Hóa học - Trường THPT Lê Xoay

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn: Hóa học - Trường THPT Lê Xoay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn: Hóa học - Trường THPT Lê Xoay
TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
Năm học 2015-2016
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016
MÔN: HÓA HỌC-Lần 1
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Họ và tên thí sinh:
SBD:..
Mã đề thi 132
* Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng tuần hoàn)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, Li=7, C=12, N=14, O=16, F=19, Na=23, Fe=56, Al=27, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Pb=207, I=127, Cl=35,5, Br=80, K=39, Mg=24, Ca=40, Be=9, Sr=88, Ba=137, S=32, P=31, Mn=55, Cr=52, Ni=59.
Câu 1: Amino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên của X là
A. valin.	B. lysin.	C. glyxin.	D. alanin.
Câu 2: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. 
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. 
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. 
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu không đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 3: Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được các sản phẩm đều có phản ứng tráng gương?
A. HCOOCH3.	B. HCOOCH=C(CH3)2
C. HCOOCH=CH-CH3.	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 4: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Vinyl axetat.	B. Propyl axetat	C. Etyl axetat.	D. Phenyl axetat.
Câu 5: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?
A. Glucozơ	B. Mantozơ	C. Saccarozơ	D. Fructozơ
Câu 6: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit ?
A. CH3-COO-C(CH3)=CH2.	B. CH3-COO-CH=CH-CH3.
C. CH3-COO-CH2-CH=CH2.	D. CH2=CH-COO-CH2-CH3.
Câu 7: Cho 20 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức) có tỉ khối hơi so với O2 bằng 3,125, tác dụng với 0,3 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. CTCT của X có thể là:
A. C2H5COOCH=CH2.	B. CH2=CHCOOC2H5
C. CH3COOCH=CH2	D. CH3COOCH=CHCH3
Câu 8: Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, làm khô dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn là
A. 6,40 gam	B. 3,28 gam	C. 4,88 gam	D. 5,60 gam
Câu 9: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,03 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 80%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là?
A. 0,172 mol	B. 0,170 mol	C. 0,160 mol	D. 0,168 mol
Câu 10: Cho các chất sau: (1) etin; (2) but-2-in; (3) 3-metyl but-1-in, (4) buta-1,3- đien. Số chất vừa làm mất màu dung dịch Br2, vừa tạo kết tủa trong dung dịch AgNO3/NH3 là
A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
Câu 11: Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra hai muối?
A. Benzyl axetat.	B. etyl fomat.	C. Đimetyl oxalat.	D. Phenyl axetat.
Câu 12: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3OH và NH3.	B. C2H5OH và N2.	C. CH3OH và CH3NH2.	D. CH3NH2 và NH3.
Câu 13: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
A. bông khô.	B. bông có tẩm nước.
C. bông có tẩm giấm ăn.	D. bông có tẩm nước vôi.
Câu 14: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu ?
A. alanin.	B. axit axetic.	C. glyxin.	D. metylamin.
Câu 15: Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 50 gam X trong 500 ml dung dịch KOH 3M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 111 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là
A. etyl acrylat	B. metyl metacrylat.	C. anlyl axetat.	D. vinyl propionat.
Câu 16: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là
A. ancol benzylic.	B. axit acrylic.	C. anilin.	D. vinyl axetat
Câu 17: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc là
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
Câu 19: Phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất khử?
A. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O	B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
C. Fe3O4 + 8HCl →FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O	D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 20: Trước kia, “phẩm đỏ” dùng để nhuộm áo choàng cho các Hồng Y giáo chủ được tách chiết từ 1 loài ốc biển. Đó là một hợp chất có thành phần nguyên tố như sau: C: 45,7%; H: 1,90%; O: 7,60%; N: 6,70%; còn lại là brom. Công thức đơn giản nhất của “phẩm đỏ” là
A. C8H8ONBr.	B. C8H4O2NBr	C. C4H8ONBr.	D. C8H4ONBr.
Câu 21: X là một α-amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y, sau phản ứng đem cô cạn thu được 7,895 gam chất rắn. X là
A. glyxin.	B. alanin.	C. valin.	D. lysin.
Câu 22: Cho 23,4 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 13,8 gam Na thu được 36,75 gam chất rắn. Nếu cho 20,8 gam X tách nước tạo ete (với hiệu suất 100%) thì khối lượng ete thu được là
A. 17,2 gam.	B. 19,35 gam.	C. 12,90 gam.	D. 13,6 gam.
Câu 23: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?
A. nhiệt độ.	B. nồng độ.	C. diện tích bề mặt.	D. áp suất
Câu 24: Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 25: Thuỷ phân 11,18 gam este X đơn chức, mạch hở (có xúc tác axit) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z. Cho Y, Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC3H7	B. HCOOCH=CH2	C. HCOOCH=CHCH3	D. HCOOCH2CH=CH2
Câu 26: Hỗn hợp X gồm axit axetic, etyl axetat và metyl axetat. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc), sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng 40,3 gam. Giá trị của V là
A. 19,04.	B. 19,60.	C. 17,36.	D. 15,12.
Câu 27: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2, chứa vòng benzen, phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Biết a mol X tác dụng hết với Na, sinh ra a mol H2. Công thức của X là
A. CH3-O-C6H4-OH.	B. HO-C6H4-CH2OH.	C. HO-CH2-O-C6H5.	D. C6H3(OH)2CH3.
Câu 28: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất:
A. CH3COOC3H7	B. CH3COOC2H5	C. C2H5COOCH3	D. C3H7COOCH3
Câu 29: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?
A. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
B. Thực hiện phản ứng tráng bạc.
C. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.
D. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.
Câu 30: Đốt cháy hoàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5	B. CH3COOCH3	C. HCOOCH=CH2	D. CH3COOCH=CH2
Câu 31: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 80% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 3 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
A. 4,40 tấn.	B. 3,67 tấn.	C. 2,97 tấn.	D. 2,20 tấn.
Câu 32: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Alanin.	B. Axit axetic.	C. Anilin.	D. Phenol.
Câu 33: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,82.	B. 3,94.	C. 19,70.	D. 9,85.
Câu 34: Hỗn hợp Y gồm hai hợp chất hữu cơ phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch Z và 0,03 mol hơi ancol T. Nếu đốt cháy hết hỗn hợp Y trên rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch vôi trong (dư) thì khối lượng bình tăng 13,64 gam. Hai chất trong Y là
A. C2H5COOH, C2H5COOCH3.	B. HCOOH, HCOOC3H7.
C. HCOOH, HCOOC2H5.	D. CH3COOH, CH3COOC2H5.
Câu 35: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện?
A. NaCl nóng chảy.	B. dung dịch CH3COOH.
C. KCl rắn, khan.	D. Dung dịch MgCl2
Câu 36: Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và etanol. Chất X là
A. ClCH2COOC2H5.	B. CH3COOCH2CH2Cl.
C. CH3COOCH(Cl)CH3.	D. CH3COOCH2CH3.
Câu 37: Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
B. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
C. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
D. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
Câu 38: Hợp chất X có công thức cấu tạo là HCOOCH=CH2. Tên gọi của X là
A. vinyl fomat.	B. etyl axetat.	C. vinyl axetat.	D. metyl fomat.
Câu 39: Cấu hình nguyên tử của nguyên tố M là: 1s22s22p63s23p1. Số hạt mang điện trong hạt nhân của M3+ là
A. 16.	B. 13.	C. 10.	D. 23
Câu 40: Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozo?
A. Thuốc tăng lực trong y tế	B. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong
C. Tráng gương, tráng ruột phích	D. Sản xuất rượu etylic
Câu 41: Hỗn hợp X gồm 2 este. Nếu đun nóng 15,7g hỗn hợp X với dung dịch NaOH dư thì thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức bậc 1 kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 15,7 gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 21,84 lit O2 (đktc) và thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Xác định công thức của 2 este:
A. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7	B. C2H3COOC2H5 và C2H3COOC3H7
C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5	D. C2H5COOC2H5 và C2H5COOC3H7
Câu 42: Z là este tạo bởi ancol metylic và axit cacboxylic Y đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,6 mol Z trong 300 ml dung dịch KOH 2,5M đun nóng, được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn khan F. Đốt cháy hoàn toàn F bằng oxi dư, thu được 45,36 lít khí CO2 (đktc), 28,35 gam H2O và m gam K2CO3. Công thức cấu tạo của Y và giá trị của m là:
A. CH2=C(CH3)COOH ; m = 41,40g.	B. CH3CH(CH3)COOH ; m = 41,40g
C. CH3CH(CH3)COOH ; m = 51,75g	D. CH2=C(CH3)COOH ; m = 51,75g.
Câu 43: X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là
A. 8,8.	B. 4,6.	C. 7,4.	D. 6,0.
Câu 44: Hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H2 (đktc) và còn m1 gam chất rắn không tan. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Cho m1 gam chất rắn không tan tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,32V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12%	B. 13%	C. 9,5%	D. 11%
Câu 45: Hỗn hợp X có thể tích 16,8 lit (đktc) vinylaxetilen và H2, tỉ khối của X đối với H2 bằng 6 . Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn 0,6 mol hỗn hợp Y qua dung dịch Brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 32 gam	B. 24 gam	C. 48 gam	D. 20 gam
Câu 46: Cho 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 200 ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 97,95	B. 59,75.	C. 55,75.	D. 55,35
Câu 47: Hỗn hợp M gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Z. Đốt cháy hết toàn bộ Z thu được 2,688 lít CO2 và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,56.	B. 3,4.	C. 5,84	D. 5,62
Câu 48: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (đktc) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với:
A. 37	B. 40	C. 38,5	D. 41
Câu 49: Hỗn hợp X gồm H2 và 2 anđehit (no, đơn chức, mạch hở, M<88). Tỉ khối của X so với Heli là 5,1534. Đun nóng hỗn hợp X (có xúc tác thích hợp) đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với Heli là 10,3068. Nếu cho 0,88 mol X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là
A. 186,2.	B. 174,42.	C. 158,76	D. 127,44.
Câu 50: Hợp chất X có CTPT là C2H10N2O3. Nếu cho 16,5 gam X phản ứng với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được 2 khí đều làm quỳ tím hóa xanh và dung dịch Y. Cô cạn Y thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 23,9 gam.	B. 31,9 gam.	C. 52,6 gam	D. 20,7 gam.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_THPTQG_2016.doc