SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG Mã đề thi : 132 ĐỀ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM - 2016 MÔN : HOÁ HỌC Thời gian làm bài : 90 phút Câu 1. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là? A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon – 6,6. D. tơ visco. Câu 2. Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, , Cl-, . Chất làm mềm mẫu nước cứng trên là ? A. NaHCO3. B. Na3PO4. C. HCl. D. BaCl2. Câu 3. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là ? A. Phenylamin, amoniac, etylamin. B. Etylamin, amoniac, phenylamin. C. Etylamin, phenylamin, amoniac. D. Phenylamin, etylamin, amoniac. Câu 4. Cho các phát biểu sau : (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 5. Cho m gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là ? A. 11,2. B. 16,8. C. 8,4. D. 5,6. Câu 6. Cho các cặp phản ứng sau : 1. H2S + Cl2 + H2O → 2. SO2 + H2S → 3. SO2 + Br2 + H2O → 4. S + H2SO4 đặc, nóng → 5. S + F2 → 6. SO2 + O2 → Tổng số phản ứng tạo ra sản phẩm chứa lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7. Cho các chất sau đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là ? A. CH3OH B. CH3CH2OH C. CH3CH2COOH. D. CH3COOH. Câu 8. Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân, M là ? A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Na. Câu 9. Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là ? A. C2H3COOCH3. B. CH3COOC2H3. C. HCOOC3H5. D. CH3COOC2H5. Định hướng tư duy giải Câu 10. Trong quá trình điều chế các chất khí sau trong phòng thí nghiệm: H2, Cl2, SO2, HCl, NH3, NO2, O2. Số chất khí có thể thu được bằng phương pháp dời chỗ nước (đẩy nước) là? A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Định hướng tư duy giải Các chất khí thỏa mãn là: H2, O2 Câu 11. Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau : - Phần 1: cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2. - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2. - Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2 (các khí đo ở đktc). Giá trị của V là ? A. 7,84. B. 13,44. C. 10,08. D. 12,32. Định hướng tư duy giải Ta có: Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của Al và Cr ? A. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol. B. Nhôm và crom đều bền trong không khí và nước. C. Nhôm và crom đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. D. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom. Câu 13. Đốt 13,0 gam Zn trong bình chứa 0,15 mol khí Cl2, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được lượng kết tủa là ? A. 46,30 gam. B. 57,10. C. 53,85 gam. D. 43,05 gam. Định hướng tư duy giải Ta có: Câu 14. Đun 6,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc) thu được 4,4 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa là ? A. 36,67%. B. 20,75%. C. 25,00%. D. 50,00%. Câu 15. Ancol etylic tác dụng với CuO ở nhiệt độ thích hợp, sinh ra chất nào sau đây ? A. C2H4. B. HCHO. C. CH3CHO. D. HCOOH. Câu 16. Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y- và giá trị của m là ? A. OH- và 30,3. B. NO3- và 23,1. C. NO3- và 42,9. D. OH- và 20,3. Câu 17. Cho m gam glucozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozo rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là ? A. 80 g. B. 40 g. C. 20 g. D. 60 g. Câu 18. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Vôi sống (CaO). B. Đá vôi (CaCO3). C. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). Câu 19. Số đồng phân chứa vòng bezen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 20. Cho các thí nghiệm sau : (1) Đun nóng nước cứng tạm thời. (2) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư. (3) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (5) Cho khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3. Số thí nghiệm thu được kết tủa là? A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 21. Chất có thể dùng làm khô NH3 là? A. H2SO4 đặc. B. P2O5. C. CaO. D. CuSO4 khan. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Ở nhiệt độ thường, các amino aixt đều là những chất lỏng. B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β – amino axit. C. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. D. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. Câu 23. Cho cấu hình electron của các hạt vi mô sau : X : [Ne] 3s2 3p1 Y2+ : 1s2 2s2 2p6. Z : [Ar] 3d5 4s2 M2- : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 T2+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Trong các nguyên tố X, Y, Z, M, T những nguyên tố nào thuộc chu kì 3? A. X, Y, M. B. X, Y, M, T. C. X, M, T. D. X, T. Câu 24. Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là ? A. 200. B. 400. C. 300. D. 100. Câu 25. Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Câu 26. Có bao nhiêu aminoaxit là đồng phân có cùng công thức phân tử C4H9NO2 ? A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 27. Chất nào sau đây thuộc loại ancol bậc 1 ? A. (CH3)3COH. B. CH3CH(OH)CH2CH3. C. CH3CH(OH)CH3. D. CH3CH2OH. Câu 28. Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ nito và hidro bằng phương pháp tổng hợp theo phương trình hóa học : N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ∆H < 0. Để cân bằng hóa học trên chuyển dịch theo chiều thuận ta phải ? A. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất. B. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất. C. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất. D. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất. Câu 29. Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là ? A. Zn2+, Cu2+, Ag+. B. Cr2+, Cu2+, Ag+. C. Cr2+, Au3+, Fe3+. D. Fe3+, Cu2+, Ag+. Câu 30. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Mg, Al trong công nghiệp là ? A. thủy luyện. B. điện phân nóng chảy. C. điện phân dung dịch. D. nhiệt luyện. Câu 31. Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,70. B. 0,50. C. 0,65. D. 0,55. Câu 32. Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là: A. MgO, Na, Ba. B. Zn, Ni, Sn. C. Zn, Cu, Fe. D. CuO, Al, Mg. Câu 33. Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,1. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,2. @ Ta có: nH2 pư = nX – nY = (0,1 + 0,2 + 0,3) – = 0,2 mol. Bảo toàn mol π: n π trong X = nH2 pư + nBr2 pư 0,1.2 (C2H2) + 0,2.1 (C2H4) = 0,2 + nBr2 pư nBr2 pư = 0,2. Chọn D. Câu 34. Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là ? A. 29,87. B. 24,03. C. 32,15. D. 34,68. Định hướng tư duy giải Có khí H2 → Dung dịch không còn NO3-. Ta có: Câu 35. Nung nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe với 4 gam bột S trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, Fe và S dư. Cho X tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được V lít khí (đktc). Giá trị của V là ? A. 8,96. B. 11,65. C. 3,36. D. 11,76. Định hướng tư duy giải Ta có: Câu 36. Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho NH4Cl tác dụng với NaOH. (b) Cho NH3 tác dụng với O2 dư ở nhiệt độ cao. (c) Nhiệt phân Cu(NO3)2. (d) Cho HCl tác dụng với dung dịch KMnO4. (e) Sục khí CO2 qua nước vôi trong dư. (f) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ. (g) Dẫn khí CO dư qua bột MgO nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được đơn chất là ? A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Định hướng tư duy giải Các thí nghiệm thỏa mãn là: (b), (c), (d), (f). Câu 37. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là: A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. B. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag. C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. D. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu. Câu 38. Hỗn hợp X gồm ba chất hữu cơ mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức – OH, -CHO, - COOH. Chia 0,3 mol X thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Phần hai tác dụng với Na dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Đun nóng phần ba với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được được 21,6 gam Ag. Phần trăm số mol của chất có phân tử khối nhỏ nhất trong X là ? A. 20%. B. 40,00%. C. 35,29%. D. 30%. Định hướng tư duy giải + Mỗi phần có 0,1 mol và → Các chất chỉ có 1 nguyên tử cacbon. Câu 39. Từ 5 kg gạo nếp (có 81% tinh bột) khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 920 ? Biết hiệu suất toàn bộ quá trình lên men đạt 80% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml A. 2,000 lít. B. 2,500 lít. C. 2,208 lít. D. 2,116 lít. Định hướng tư duy giải Ta có: Câu 40. Trung hòa 10,4 gam axit cacboxylic X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,8 gam muối. Công thức của X là A. C3H7COOH. B. HOOC-CH2-COOH. C. HOOC-COOH. D. C2H5COOH. @ mMuối – mAxit = 22.x.nAxit 22.x.nX = 14,8 – 10,4 = 4,4 x.nX = 0,2 (x là số mol chức axit) + x = 1: nX = 0,2 M = 10,4/0,2 = 52 (loại) + x = 2: nX = 0,1 M = 10,4/0,1 = 104 X: HOOC-CH2-COOH. Chọn B. Câu 41: Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 20%. @ Vậy: Câu 42. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là: A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. B. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic. C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ. Câu 43. Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là A. 2,33 gam. B. 0,98 gam. C. 3,31 gam. D. 1,71 gam. @ Sơ đồ: 0,01 0,01 0,01 0,01 mol. Vậy m = 0,01.233 + 0,01.98 = 3,31 gam. Câu 44. Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là A. 16,4 gam. B. 14,2 gam. C. 12,0 gam. D. 11,1 gam. @ Sơ đồ: nNaOH : nH3PO4 = 0,2:0,1 = 2:1 Phản ứng chỉ tạo muối Na2HPO4. Ta có nNa2HPO4 = nP = 0,1 mol. Vậy khối lượng muối = 0,1.142 = 14,2 gam. Câu 45. Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC: N2O5 → N2O4 + O2. Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo N2O5 là A. 2,72.10−3 mol/(l.s). B. 1,36.10−3 mol/(l.s). C. 6,80.10−4 mol/(l.s). D. 6,80.10−3 mol/(l.s). @ v = 1,36.10−3 mol/(l.s) Câu 46. Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là A. 4. B. 5. C. 6. D. 2. Câu 47. Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là A. 20,16 gam. B. 19,76 gam. C. 19,20 gam. D. 22,56 gam. @ Ta có: nH+ = 0,2(0,6 + 2.0,5) = 0,32 mol; nNO3– = 0,2.0,6 = 0,12 mol; nCu = 7,68/64 = 0,12 mol. Khi đó: Cu Cu2+ + 2e; 4H+ + NO3– + 3e NO + 2H2O (1) 0,12 0,24 0,32 0,12 0,24 (mol) Theo (1) thì Cu và H+ hết, dư dung dịch: Cu2+ (0,12 mol); SO42– (0,1 mol); NO3– (0,12 – 0,32/4 = 0,04 mol) Vậy khối lượng muối: 0,12.64 + 0,1.96 + 0,04.62 = 19,76 gam. Câu 48. X là đipeptit Val – Ala, Y là tripeptit Gly – Ala – Glu. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 3 : 2 với dung dịch KOH vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 17,72 gam muối. Giá trị của m gần nhất với ? A. 12,0 gam. B. 11,1 gam. C. 11,6 gam. D. 11,8 gam. Phân tích hướng giải Ta có: Câu 49. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propandial, axetandehit, etandial và andehit acrylic cần 0,975 mol O2 và thu được 0,9 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam Ag ? A. 54,0 gam. B. 108,0 gam. C. 216,0 gam. D. 97,2 gam. Phân tích hướng giải Câu 50. Cho X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là A. 73,4. B. 77,6. C. 83,2. D. 87,4. @X: Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val (a mol) → 2Ala (2a mol) + 2Gly (2a mol) + 2Val Y: Gly–Ala–Gly–Glu (b mol) → Ala (b mol) + 2Gly (2b mol) + Glu Ta có: Vậy m = 0,12.(89.2 + 75.2 + 117.2 – 5.18) + 0,08.(75.2 + 89 + 147 – 3.18) = 83,2
Tài liệu đính kèm: