Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học 12 - Năm học 2019-2020

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn Hóa học 12 - Năm học 2019-2020
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI LẦN 3
KỲ THI THPT QUỐC GIA – NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Hóa học - Lớp 12 THPT
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề).
Đề 30
Câu 1. Trong phân tử chất nào sau đây chỉ có liên kết đơn? 
A. C2H2.	B. C2H4.	C. CH4.	D.C6H6 (benzen).
Câu 2. Khí X là khí gây mưa axit và được sinh ra trong quá trình đốt cháy quặng pirit. Khí X là
A. SO2.	B. N2.	C. CO2.	D. O2.
Câu 3. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Mg.	B. Zn.	C. Cu.	D. K.
Câu 4. Thành phần chính của quặng hematit đỏ là
A. FeCO3.	B. Fe3O4.	C. FeS2.	D. Fe2O3.
Câu 5. Chất có cùng công thức phân tử với glucozơ là
A. fructozơ.	B. xenlulozơ.	C. saccarozơ.	D. tinh bột.
Câu 6. Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?
A. Valin.	B. Glyxin. 	C. Metylamin.	D. Anilin.
Câu 7. Phân tử khối của alanin là
A. 93.	B. 75. 	C. 89.	D. 117. 
Câu 8. Trùng hợp chất nào dưới đây thu được polietilen?
A. CH3-CH3.	B. CH2=CH2.	C. CH≡CH.	D. CH2=CH-CH3.
Câu 9. Chất béo là trieste của axit béo với
A. etylen glicol.	B. etanol. 	C. glixerol.	D. phenol.
Câu 10. Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Al3+.	B. Fe2+. 	C. Ag+.	D. Na+.
Câu 11. Trong phèn chua có chứa loại muối nhôm nào sau đây?
A. AlBr3.	B. Al(NO3)3.	C. Al2(SO4)3.	D. AlCl3.
Câu 12.	Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3.	B. HNO3 đặc, nguội.	C. H2SO4 loãng.	D. HCl.
Câu 13.	Kim loại nào sau đây không khử được nước ở nhiệt độ thường?
A. Ba.	B. Be.	C. Ca.	D. K.
Câu 14.	Chất nào sau đây có màu nâu đỏ?
A. Fe.	B. Fe(OH)3.	C. Fe(OH)2.	D. FeO.
Câu 15.	Đun nóng 200 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của a là
A. 1,0.	B. 0,2.	C. 0,5.	D. 0,1.
Câu 16.	Sau khi kết thúc các phản ứng, thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III)?
A. Nung nóng hỗn hợp sắt bột và lưu huỳnh bột (không có không khí).
B. Cho bột sắt vào dung dịch AgNO3 dư.
C. Cho FeCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
D. Cho lượng dư bột sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
Câu 17.	Oxit nào sau đây bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao?
A. Fe2O3.	B. Na2O.	C. Al2O3.	D. MgO.
Câu 18.	Trong các dung dịch loãng sau đây, dung dịch có pH < 7 là
A. HCl.	B. NaCl.	C. KOH.	D. Ba(OH)2.
Câu 19.	Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tôn là sắt được tráng kẽm. 
B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
C. Có thể dùng thùng nhôm đựng axit sunfuric đặc, nguội.
D. Thủy ngân phản ứng với lưu huỳnh ở ngay nhiệt độ thường.
Câu 20.	Trong nước cứng tạm thời luôn chứa anion
A. HCO3-.	B. Cl-.	C. OH-.	D. SO42-.
Câu 21.	Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), poli(etylen terephtalat), poliacrilonitrin. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 22.	Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí O2 dư, thu được 10,2 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 2,70.	B. 4,80.	C. 5,40.	D. 1,35.
Câu 23.	Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch muối X thu được kết tủa trắng. Muối X là
A. FeCl3. 	B. Mg(NO3)2.	C. CuSO4.	D. K2CO3.
Câu 24.	 Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch X, sau đó ngâm ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng vào cốc nước nóng (khoảng 70 - 80oC) trong vài phút. Trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là
A. ancol etylic.	B. glixerol.	C. axit axetic.	D. anđehit fomic.
Câu 25.	Metyl axetat có công thức cấu tạo là 
A. C2H5COOCH3.	B. HO-C2H4-CHO.	C. HCOOC2H5. 	D. CH3COOCH3.
Câu 26.	Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch lysin không làm chuyển màu quỳ tím.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. C2H5NH2 là amin bậc II.
D. Phân tử H2N–CH2–CO–NH–CH2–COOH là một đipeptit.
Câu 27.	Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Giả sử toàn bộ lượng kim loại Ag sinh ra đều bám hết vào lá kẽm. Khi phản ứng kết thúc, nhấc lá kẽm ra, làm khô, khối lượng lá kẽm tăng thêm 
A. 0,430 gam.	B. 1,080 gam.	C. 0,755 gam.	D. 0,215 gam.
Câu 28.	Cho 18,75 gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 32,75.	B. 37,50.	C. 24,25.	D. 28,25.
Câu 29.	Chất X được sử dụng để khử chua đất trồng, điều chế clorua vôi, làm vật liệu trong xây dựng, X còn có tên gọi là vôi tôi. Công thức hóa học của X là 
A. Ca(OH)2.	B. CaOCl2.	C. CaCO3.	D. CaSO4.
Câu 30.	Chất X có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Thủy phân chất X thu được chất Y có phản ứng tráng gương, có vị ngọt hơn đường mía. Tên gọi của X và Y lần lượt là:
A. xenlulozơ và glucozơ.	B. saccarozơ và fructozơ. 
C. tinh bột và fructozơ.	D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 31.	Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 450 ml dung dịch HCl 0,25M, thu được 2,016 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,030.	B. 0,150.	C. 0,225. 	D. 0,075.
Câu 32.	Đun nóng a gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối Y. Hiđro hóa hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,1 mol H2 chỉ thu được muối natri panmitat. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,645 mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 55,40.	B. 50,16.	C. 54,56.	D. 52,14.
Câu 33.	 Cho các phát biểu sau:
(a) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. 
(b) Trong ăn mòn điện hóa học, tại anot xảy ra quá trình oxi hóa kim loại.
(c) Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm thổ cao hơn các kim loại kiềm. 
(d) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(e) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng kết thúc thu được kết tủa.
(f) Trong xử lý nước cứng, có thể dùng các vật liệu polime có khả năng trao đổi cation. 
Số phát biểu đúng là 
A. 6.	B. 4.	C. 3. 	D. 5.
Câu 34.	 Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X (nung nóng) cần tối thiểu V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.	B. 2,24.	C. 4,48.	D. 6,72.
Câu 35.	 Cho các phát biểu sau:
(a) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên.
(b) Oxi hóa glucozơ bằng hiđro có Ni làm xúc tác thu được sobitol.
(c) Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
(d) Ứng với công thức phân tử C3H7NO2 có 2 α-amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau.
(e) Các este đơn chức đều phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1: 1.
(g) Có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt các dung dịch: glucozơ, etanol và lòng trắng trứng.
Số phát biểu sai là 
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 36.	 Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ 3 giọt anilin vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm, sau đó lấy giấy quỳ ra.
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 4: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 1, anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm.
(b) Kết thúc bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh do anilin có tính bazơ.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Kết thúc bước 4, trong ống nghiệm có anilin được tạo thành.
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 37.	 Cho 0,06 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được hỗn hợp Z gồm các chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được H2O; 0,144 mol CO2 và 0,036 mol K2CO3. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,840.	B. 6,624.	C. 5,472.	D. 5,040.
Câu 38.	 Cho các sơ đồ chuyển hóa theo đúng tỉ lệ mol:
Biết chất E là este mạch hở. Cho các phát biểu sau: 
(a) Chất E có đồng phân hình học.
(b) Trong thành phần phân tử của X1 chỉ có các nguyên tử của 3 nguyên tố. 
(c) Trong phân tử Y, số nguyên tử oxi gấp 2 lần số nguyên tử hiđro. 
(d) Có hai công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X3. 
(e) Chất Z có thể được tạo thành từ CH3OH chỉ bằng 1 phản ứng hóa học. 
Số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 39.	 Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ mạch hở X (CnH2n+1O2N) và este hai chức Y (CmH2m-2O4) cần vừa đủ 0,69 mol O2, thu được CO2, N2 và 0,564 mol H2O. Mặt khác, khi cho 0,12 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH đun nóng, kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm M và N là hai ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (biết phân tử khối và số mol của M đều nhỏ hơn N) và a gam hỗn hợp muối khan (có chứa muối của glyxin). Giá trị của a là
A. 15,096.	B. 11,032.	C. 14,088.	D. 10,896. 
Câu 40.	 Hỗn hợp E gồm: X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là hai este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 7,704 gam E cần vừa đủ 0,222 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 7,704 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 0,6M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 1,68 gam hỗn hợp ba ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 2,7 gam.	B. 2,6 gam.	C. 3,8 gam.	D. 3,9 gam.
Câu 1:	
Câu 2:	
Câu 3:	
Câu 4:	
Câu 5:	
Câu 6:	
Câu 7:	
Câu 8:	
Câu 9:	
Câu 10:	
Câu 11:	
Câu 12:	
Câu 13:	
Câu 14:	
Câu 15:	
Câu 16:	
Câu 17:	
Câu 18:	
Câu 19:	
Câu 20:	
Câu 21:	
Câu 22:	
Câu 23:	
Câu 24:	
Câu 25:	
Câu 26:	
Câu 27:	
Câu 28:	
Câu 29:	
Câu 30:	
Câu 31:	
Câu 32:	
Câu 33:	
Câu 34:	
Câu 35:	
Câu 36:	
Câu 37:	
Câu 38:	
Câu 39:	
Câu 40:	
-
-------------------- HẾT --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_3_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_2019_2.doc