Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn: Hóa học - Trường THPT chuyên Tuyên Quang

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1164Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn: Hóa học - Trường THPT chuyên Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn: Hóa học - Trường THPT chuyên Tuyên Quang
SỞ GD& ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
-----------------
(Đề thi có 04 trang)
ĐỀ THI THỬ LẦN 2 
KỲ THI QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
 MÔN: HÓA HỌC
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề).
Mã đề: 132
Họ và tên thí sinh:....................................................................................SBD.......................
Chọn câu trả lời đúng và tô vào Phiếu TLTN
- Cho nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; 
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137
- Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn
Câu 1: Để nhận biết các dung dịch muối (đựng riêng biệt trong các ống nghiệm): Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NH4NO3, MgCl2 có thể dùng dung dịch
A. NaOH.	B. Ba(OH)2.	C. BaCl2.	D. AgNO3.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 8,9 gam tristearin bằng dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,18.	B. 3,04.	C. 9,12.	D. 3,06.
Câu 3: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s²2s²2p63s²3p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIA.	B. chu kì 3, nhóm VIB.
C. chu kì 4, nhóm IIA.	D. chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 4: Cho tripeptit Gly –Ala – Val phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu vàng.	B. màu tím.	C. màu da cam.	D. màu xanh lam thẫm.
Câu 5: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, Ca(HCO3)2, CrCl3, AlCl3, MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 6: X là amino axit no, mạch hở, đơn chức amin, đơn chức axit. Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là
A. Glyxin.	B. Valin.	C. Alanin.	D. Lysin.
Câu 7: Hấp thụ hết 0,2 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,025 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,475.	B. 19,700.	C. 9,850.	D. 4,925.
Câu 8: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân ?
A. Glucozơ.	B. Peptit.	C. Chất béo.	D. Xenlulôzơ.
Câu 9: Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, phenol, benzen, pentan, axit acrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 10: Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là
A.  CO và CH4	B.  CO và CO2	C.  CH4 và NH3	D.  SO2 và NO2
Câu 11: Thành phần chính của phân supe photphat kép là
A. KCl.	B. (NH4)2HPO4.	C. Ca(H2PO4)2.	D. (NH2)2CO.
Câu 12: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Mg, Zn, Cu	B. Fe, Cu, Ag	C. Al, Fe, Cr	D. Ba, Ag, Au
Câu 13: Khối lượng Ag sinh ra khi cho 1,5 gam andehit fomic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 43,2 gam.	B. 10,8 gam.	C. 21,6 gam.	D. 16,2 gam.
Câu 14: Cho các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Clo có bán kính nguyên tử lớn hơn Flo
B. Brom có độ âm điện lớn hơn iot
C. Trong dãy HX (X là halogen), tính axit giảm dần từ HF đến HI
D. Trong dãy HX (X là halogen), tính khử tăng dần từ HF đến HI
Câu 16: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được bao nhiêu lít khí ở đktc ?
A. 5,6 lit.	B. 4,48 lit.	C. 2,24 lit.	D. 3,36 lit.
Câu 17: Trong số các loại polime sau: tơ nilon - 7; tơ nilon – 6,6; tơ nilon - 6; tơ tằm, tơ visco; tơ lapsan. Tổng số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 18: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A.  etyl axetat.	B.  metyl fomat.	C.  etyl fomat.	D.  metyl axetat.
Câu 19: Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,832 gam chất rắn khan. Công thức của X là
A. CH2=CH-COOH.	B. CH3-CH2-COOH.	C. CHºC-COOH.	D. CH3-COOH.
Câu 20: Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol là: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2, (4) NH3. Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH giảm dần là 
A. (3) >(4)>(1)>(2).	B. (3)>(4)>(2)>(1).	C. (2)>(1)>(3)>(4).	D. (4)>(3)>(1)>(2).
Câu 21: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại nào sau đây?
A. Cu.	B. Zn.	C. Pb.	D. Ag.
Câu 22: Cho 0,02 mol Fe vào 100 ml dung dịch AgNO3 1 M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là
A. 2,16 gam.	B. 6,48 gam.	C. 10,80 gam.	D. 4,32 gam.
Câu 23: Cho phản ứng : FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O
Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng là
A. 1 : 3.	B. 1 : 9.	C. 1 : 10.	D. 1 : 2.
Câu 24: Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó?
A. Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch KOH vào.
B. Cr(OH)2 vừa tan trong dung dịch KOH, vừa tan trong dung dịch HCl.
C. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
D. Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+.
Câu 25: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. CH3COOCH3.	B. CH3NH2.	C. CH3COOH.	D. NH3.
Câu 26: Quan sát sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ:
Hiện tượng quan sát được ở bình tam giác chứa dung dịch nước Br2 là
A. Dung dịch Br2 không bị nhạt màu.
B. Có kết tủa xuất hiện.
C. Vừa có kết tủa, vừa làm nhạt màu dung dịch Br2.
D. Dung dịch Br2 bị nhạt màu.
Câu 27: Alanin và anilin đều tác dụng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch brom.	B. Dung dịch NaHCO3.
C. Dung dịch HCl.	D. Dung dịchNaOH.
Câu 28: Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac 
 N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)
 Khi tăng nồng độ của nitơ lên 2 lần, nồng độ của hiđro không đổi thì tốc độ phản ứng thuận
A. tăng lên 6 lần.	B. giảm đi 2 lần.	C. tăng lên 2 lần.	D. tăng lên 8 lần.
Câu 29: Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là
A. Cu, K, Fe.	B. K, Cu, Fe.	C. Fe, Cu, K.	D. K, Fe, Cu.
Câu 30: Cho 5,9 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 9,55 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3.	B. 4.	C. 8.	D. 2.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Tính bazơ của các chất: NaOH, C2H5NH2, CH3-NH2, NH3 giảm dần từ trái sang phải.
B. Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường
C. Glucozơ, metyl fomat, fructozơ, fomanđehit là những cacbohidrat có phản ứng tráng bạc.
D. Nhóm các chất: Val, Glu, Lys đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.
Câu 32: Cho các dung dịch: K2CO3, C6H5ONa, KHSO4, Na2CO3, Al(NO3)3, NH4NO3, CH3COONa, CH3NH2, lysin, glyxin. Số dung dịch có pH > 7 là
A. 7	B. 8	C. 9	D. 6
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp, cho sản phẩm cháy qua bình chứa nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 10,48 gam và có 14 gam kết tủa. Nếu oxi hóa hết a gam X bằng CuO dư, lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư, đun nóng được m gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 41,04.	B. 21,60.	C. 34,56.	D. 27,00.
Câu 34: Nhận xét nào không đúng về nước cứng?
A. Dùng Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời và vĩnh cửu của nước cứng.
B. Nước cứng có thể tạo cặn đáy ấm đun nước, nồi hơi.
C. Nước cứng tạm thời chứa các anion: SO42- và Cl-.
D. Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng.
Câu 35: Có các kết luận sau:
(a) Từ glyxin, alanin và valin sẽ tạo ra được 6 tripeptit chứa đồng thời glyxin, alanin và valin.
(b) C8H10O có 4 ancol thơm khi bị oxi hóa bởi CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(c) C4H8 có 4 đồng phân mạch hở làm mất màu dung dịch brom.
(d) C4H11N có 4 đồng phân khi tác dụng với HCl tạo ra muối dạng RNH3Cl. 
Số kết luận đúng là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 36: Cho 2,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg phản ứng hết với O2 dư thu được 4,14 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Cho Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 0,3M. Giá trị của V là
A. 0,30.	B. 0,15.	C. 0,60.	D. 0,12.
Câu 37: Peptit X có phân tử khối nhỏ hơn 300u. Trong X có 43,64% C; 6,18% H; 34,91% O và 15,27% N. Thủy phân hoàn toàn 4,125 gam X trong dung dịch axit vô cơ thu được 4,665 gam hỗn hợp các amino axit trong đó có amino axit Y trong y học được sử dụng để hỗ trợ chức năng thần kinh, muối mononatri của Y dùng làm bột ngọt (mì chính)Phát biểu nào sau đây không đúng về X?
A. Tổng số nguyên tử C và N bằng 13.	B. 1 mol X tác dụng vừa đủ với 4 mol NaOH.
C. Có 2 gốc Gly.	D. Có 6 công thức cấu tạo thỏa mãn.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm CH2=CH-CHO, HCHO, C2H5CHO và OHC-CHO phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,88 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,28 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Giá trị có thể có của m là
A. 7,32	B. 7,64	C. 6,36	D. 6,68.
Câu 39: Đốt cháy hỗn hợp X gồm etylen glycol, metan, ancol etylic và một axit no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol etylen glycol bằng số mol metan) cần vừa đủ 0,7625 mol O2 thu được 0,775 mol CO2. Nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 31,2	B. 28,0	C. 30,0	D. 36,8
Câu 40: Cho x gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C2H8O3N2 và C4H12O4N2 đều no mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,84 lít hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ đều làm xanh quỳ tím ẩm có tỉ khối so với H2 bằng 18,5 và dung dịch Z có chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 29,35.	B. 25,65.	C. 19,45.	D. 26,15.
Câu 41: Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X lần lượt phản ứng với các chất sau: KMnO4, Cl2, NaOH, Cu(NO3)2, Cu, Na2CO3, NaNO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 4.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
Câu 42: Hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic no, mạch hở X, Y, Z (MX < MY <MZ) và một ancol no, mạch hở đa chức T (phân tử không có quá 4 nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn m gam A thì tạo ra hỗn hợp CO2 và 1,62 gam H2O. Tiến hành este hóa hoàn toàn hỗn hợp A trong điều kiện thích hợp thì hỗn hợp sau phản ứng chỉ thu được 1 este E đa chức và H2O. Để đốt cháy hoàn toàn lượng E sinh ra cần 1,68 lít O2 (ở đktc) thu được hỗn hợp CO2 và H2O thỏa mãn . Thành phần % về khối lượng của Z trong hỗn hợp A là
A. 28,30	B. 14,47	C. 22,96	D. 18,87
Câu 43: Hỗn hợp X gồm etilen, metan, propin, vinyl axetilen có tỉ khối so với H2 là 17,6. Đốt cháy hoàn toàn 7,04 gam hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là:
A. 30,08	B. 33,68	C. 24,80	D. 33,60
Câu 44: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp bột X (gồm Al và một oxit sắt) sau phản ứng thu được 16,38 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong thu được phần không tan Z và 3,36 lít khí (đktc). Cho Z tan hoàn toàn trong 40,5 gam dung dịch H2SO4 98% (nóng, vừa đủ). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al ban đầu và công thức oxit sắt là
A. 6,12 gam và Fe2O3.	B. 5,94 gam và Fe2O3.	C. 6,12 gam và Fe3O4.	D. 5,94 gam và Fe3O4.
Câu 45: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm NaNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch X chỉ chứa 16,66 gam muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm NO, NO2, H2 (không còn sản phẩm khử nào khác và trong Y, khí H2 chiếm 14,29% về số mol). Cho một lượng NaOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 5,44 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X là
A. 4,39%.	B. 4,48%.	C. 4,75%.	D. 4,90%.
Câu 46: Cho 6,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl và KNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa m gam muối và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 14,125. Giá trị của m là
A. 18,300.	B. 33,845.	C. 18,035.	D. 34,380.
Câu 47: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
(e) Cho khí H2S vào dung dịch FeCl3 dư
Sau phản ứng, số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa hai muối là
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 48: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp X gồm x mol H2SO4 và y mol Al2(SO4)3 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau
0,2
 0
số mol Al(OH)3
0,4
1,0
1,4
số mol NaOH
Nếu cho dung dịch chứa 0,5 mol Ba(OH)2 vào dung dịch X, phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m gần giá trị nào nhất?
A. 140.	B. 132.	C. 175.	D. 116.
Câu 49: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng là 2: 5) bằng dòng điện một chiều có cường độ 1,93A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 32,45 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho bột nhôm dư vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát ra hết khỏi dung dịch. Giá trị của t là
A. 7,02	B. 9,72	C. 6,94	D. 5,45
Câu 50: Cho các phát biểu sau:
	(a) Andehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
	(b) Gly – Ala có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.
	(c) Amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1.
	(d) Phenol có tính axit nên dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
	(e) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren. 
	(f) Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen.
	(g) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
	(h) Để khử mùi tanh của cá, người ta có thể dùng dung dịch giấm ăn.
Số phát biểu đúng là:
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_thu_tq_lan_2.doc